• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc

Chị Lan

New member
Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc

Trần Thị Huyền​


Học thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tầm vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này.

Việc sử dụng phạm trù âm dương ngũ hành đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy khoa học phương Đông nhằm đưa con người thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Chính vì thế, sự tìm hiểu học thuyết âm dương ngũ hành là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của triết học phương Đông.

Lý luận về âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách "Quốc ngữ". Tài liệu này mô tả âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ biến trong vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược... Hai thế lực âm và dương tác động lẫn nhau tạo nên tất cả vũ trụ. Sách "Quốc ngữ" nói rằng "khí của trời đất thì không sai thứ tự, nếu mà sai thứ tự thì dân sẽ loạn, dương mà bị đè bên dưới không lên được, âm mà bị bức bách không bốc lên được thì có động đất".

Lão Tử (khoảng thế kỷ V - VI trước CN) cũng đề cập đến khái niệm âm dương. Ông nói: “Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng âm và bồng dương”, ông không những chỉ tìm hiểu quy luật biến hoá âm dương của trời đất mà còn muốn khẳng định trong mỗi sự vật đều chứa đựng thuộc tính mâu thuẫn, đó là âm dương.

Học thuyết âm dương được thể hiện sâu sắc nhất trong "Kinh Dịch". Tương truyền, Phục Hy (2852 trước CN) nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con long mã trên sông Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (-) tức "vạch lề" để làm phù hiệu cho khí dương và một nét đứt (--) là vạch chẵn để làm phù hiệu cho khí âm. Hai vạch (-), (--) là hai phù hiệu cổ xưa nhất của người Trung Quốc, nó bao trùm mọi nguyên lý của vũ trụ, không vật gì không được tạo thành bởi âm dương, không vật gì không được chuyển hóa bởi âm dương biến đổi cho nhau. Các học giả từ thời thượng cổ đã nhận thấy những quy luật vận động của tự nhiên bằng trực quan, cảm tính của mình và ký thác những nhận thức vào hai vạch (--) (-) và tạo nên sức sống cho hai vạch đó. Dịch quan niệm vũ trụ, vạn vật luôn vận động và biến hóa không ngừng, do sự giao cảm của âm dương mà ra, đồng thời coi âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng cùng tồn tại trong một thể thống nhất trong mọi sự vật từ vi mô đến vĩ mô, từ một sự vật cụ thể đến toàn thể vũ trụ.

Theo lý thuyết trong "Kinh Dịch" thì bản nguyên của vũ trụ là thái cực, thái cực là nguyên nhân đầu tiên, là lý của muôn vật: "Dịch có thái cực sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra bốn tượng, bốn tượng sinh ra tám quẻ". Như vậy, tác giả của “Kinh Dịch" đã quan niệm vũ trụ, vạn vật đều có bản thể động. Trong thái cực, thiếu dương vận động đến thái dương thì trong lòng thái dương lại nảy sinh thiếu âm, thiếu âm vận động đến thái âm thì trong lòng thái âm lại nảy sinh thiếu dương. Cứ như thế, âm dương biến hoá liên tục, tạo thành vòng biến hóa không bao giờ ngừng nghỉ. Vì thế, các nhà làm Dịch mới gọi tác phẩm của mình là "Kinh Dịch”. Ở "Kinh Dịch", âm dương được quan nệm là những mặt, những hiện tượng đối lập. Như trong tự nhiên: sáng - tối, trời - đất, đông - tây, trong xã hội: quân tử - tiểu nhân, chồng - vợ, vua - tôi... Qua các hiện tượng tự nhiên, xã hội, các tác giả trong "Kinh Dịch" đã bước đầu phát hiện được những mặt đối lập tồn tại trong các hiện tượng đó và khẳng định vật nào cũng ôm chứa âm dương trong nó: "vật vật hữu nhất thái cực" (vạn vật, vật nào cũng có một thái cực, thái cực là ầm dương). Nhìn chung, toàn bộ “Kinh dịch” đều lấy âm dương làm nền tảng cho học thuyết của mình.

Vấn đề âm dương trong trời đất, trong vạn vật liên quan tới sự sống con người được bàn nhiều nhất trong nội dung trao đổi y học, y thuật giữa Hoàng đế và Kỳ Bá qua tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Tác phẩm này lấy âm dương để xem xét nguồn gốc của các tật bệnh. "Âm dương, đó là cái đạo của trời đất, kỷ cương của vạn vật, cha mẹ của sự biến hóa, gốc ngọn của sự sinh sát, phủ tạng của thần minh, trị bệnh phải cần ở gốc, cho nên tích luỹ dương làm trời, tích lũy âm làm đất, âm tĩnh đương động, dương sinh âm trưởng, dương sát âm tàng, dương hóa khí, âm tàng hình".

Tác phẩm này còn bàn đến tính phổ biến của khái niệm âm dương. Theo tác phẩm thì trời thuộc dương, đất thuộc âm, mặt trời thuộc dương, mặt trăng thuộc âm. Âm dương là khái niệm phổ biến của trời đất. Mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều có thể lấy âm dương làm đại biểu. Thông qua quy luật biến đổi âm dương trong tự nhiên mà cố thể suy diễn, phân tích luật âm dương trong cơ thể con người.

Từ những quan niệm trên về âm dương, người xưa đã khái quát thành quy luật để khẳng định tính phổ biến của học thuyết này: Trước hết, âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng lại thống nhất với nhau, cùng tồn tại phổ biến trong các sự vật, hiện tượng của giới tự nhiên. Âm dương đối lập, mâu thuẫn nhau trên nhiều phương diện. Về tính chất: dương thì cứng, nóng, âm thì mềm, lạnh. Về đường đi lối về: dương là thăng (đi lên), âm là giáng (đi xuống), "cái này đi ra thì cái kia đi vào, cái này dịch sang bên trái, thì cái kia dịch sang bên phải".

Âm dương còn đối lập nhau cả ở phương vị nữa. Theo "Nội kinh", khí dương lấy phía Nam làm phương vị, lấy phía Bắc làm nơi tàng thế. Khí âm lấy phía Bắc làm phương vị, lấy phía Nam làm nơi tiềm phục. Nếu suy rộng hơn nữa thì phàm những thuộc tính tương đổi như hoạt động với trầm tĩnh, sáng sủa với đen tối, đông - tây, trong xã hội : quân tử - tiểu nhân, hưng phấn với ức chế, vô hình với hữu hình... chồng - vợ, vua - tôi... Qua các hiện tượng tự không một cái gì không phải là quan hệ đối nhiên, xã hội, các tác giả trong "Kinh Dịch" đã lập của âm dương. Do đó, âm dương tuy là bước đầu phát hiện được những mặt đối lập khái niệm trừu tượng nhưng nó có sẵn cơ sở tồn tại trong các hiện tượng đó và khẳng định vật chất, nó có thể bao quát và phổ cập tất cả vật nào cũng ôm chứa âm dương trong nó: các thuộc tính đối lập của mọi sự vật, âm "vật vật hữu nhất thái cực" (vạn vật, vật nào dương tuỳ đối lập, mâu thuẫn nhau, song cũng có một thái cực, thái cực là âm dương), không tách biệt nhau mà xâm nhập vào nhau, không phải là tuyệt đối mà là tương đối, không phải là đại biểu cố định cho một số sự vật nào đó mà là đại biểu cho sự chuyển biến, đối lập của tất cả các sự vật. Song âm dương không phải là hai mặt tách rời nhau và chỉ có đấu tranh với nhau mà còn thống nhất với nhau, nương tựa vào nhau để tồn tại, "âm là cái dương vẫn tìm, mềm là cái dương vẫn lấn".

Trong vũ trụ, cái gì cũng thế, "cô dương thì bất sinh, cô âm thì bất trường". Nếu chỉ một mình dương hay một mình âm thì không thể sinh thành, biến hóa được. Nếu một mặt mất đi thì mặt kia cũng mất theo, "dương cô thì âm tuyệt", âm dương phải lấy nhau để làm tiền đề tồn tại cho mình. Ngay cả cái gọi là âm dương cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, vì trong dương bao giờ cũng có âm, trong âm bao giờ cũng có dương. Khi dương phát triển đến thái dương thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu dương rồi, khi âm phát triển đến thái âm thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu âm rồi. Sở dĩ gọi là âm vì trong nó phần âm lấn phần dương, sở dĩ gọi là dương vì trong nó phần dương lấn phần âm. Âm dương bao giờ cũng nương tựa vào nhau. Sách Lão Tử viết: "phúc là chỗ núp của họa, họa là chỗ dựa của phúc”.

Bên cạnh quy luật âm dương đối lập, thống nhất còn có quy luật tiêu trưởng và thăng bằng của âm dương nhằm nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương để duy trì tình trạng thăng bằng tương đối của sự vật. Nếu mặt này phát triển thái quá sẽ làm cho mặt khác suy kém và ngược lại. Từ đó làm cho hai mặt âm dương của sự vật biến động không ngừng. Sự thắng phục, tiêu trưởng của âm dương theo quy luật "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản". Sự vận động của hai mặt âm dương đến mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là "dương cực sinh âm, âm cực sinh dương". Sự tác động lẫn nhau giữa âm đương luôn nảy sinh hiện tượng bên này kém, bên kia hơn, bên này tiến, bên kia lùi. Đó chính là quá trình vãn động, biến hóa và phát triển của sự vật, đồng thời cũng là quá trình đấu tranh tiêu trưởng của âm dương.

Những quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động và phát triển của một dạng vật chất, âm dương tương tác với nhau gây nên mọi sự biến hóa của vũ trụ. Cốt lõi của sự tương tác đó là sự giao cảm âm dương. Điều kiện của sự giao cảm đó là sự vật phải trung và "hòa" với nhau. Âm dương giao hòa cảm ứng là vĩnh viễn, âm dương là hai mặt đối lập trong mọi sự vật, hiện tượng. Vì vậy, quy luật âm dương cũng là quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển không ngừng của mọi sự vật khách quan.

Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương, thì ý tưởng tìm hiểu bàn thể thế giới, bản thể các hiện tượng trong vũ trụ đã giúp cho họ hình thành thuyết ngũ hành. Thuyết ngũ hành có thể hiểu đó là thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới của vũ trụ, nó cụ thể hóa và bổ sung cho thuyết âm dương thêm hoàn bị.

Sự đề cập đầu tiên về ngũ hành được thấy trong tác phẩm "Kinh thư" ở chương "Hồng phạm" qua lời "Cổ Tử cáo với Vua Vũ nhà Chu". Trong Cửu trù "Hồng Phạm" thì ngũ hành về mặt tự nhiên được hình thành bằng những tên của năm loại vật chất cụ thể (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và kèm theo tính chất của các loại vật chất đó, năm loại vật chất này không thể thiếu được đối với đời sống con người. Đứng về mặt thiên thời, "Hồng phạm" cho rằng có cái gọi là ngữ "kỷ" (một là năm, hai là tháng, ba là ngày, bốn là các vì sao, năm là lịch số). Về hiện tượng xã hội và hiện tượng tinh thần của con người, "Hồng phạm" đề xuất "ngũ sự" và "ngũ phúc". Ngũ sự như: một là tướng mạo, hai là lời nói, ba là trông, bốn là nghe, năm là suy nghĩ. Ngũ phúc như: một là thọ, hai là phúc, ba là thông minh, bốn là hiếu đức, năm là khảo trung mệnh. Qua đó nhận thấy "Hồng phạm" dùng ngũ hành để liên hệ hiện tượng tự nhiên với hiện tượng xã hội, nhằm thuyết minh thế giới là một chỉnh thể thống nhất, có trật tự. Trong tư tưởng đó có chứa đựng nhân tố duy vật, khẳng định ngũ hành là cơ sở của thế giới, tính chất của sự vật đều thể hiện tính năng của năm loại vật chất: thủy, hỏa, kim, mộc, thổ. "Hồng phạm" đã ảnh hưởng rất lớn đến triết học của thời đại phong bến sau này. Các nhà duy vật và duy tâm từ những lập trường và giác độ khác nhau mà rút ra từ "Hồng phạm" những tư tưởng phù hợp với mình. Chính "Hồng phạm" và "Kinh dịch" đã tạo nên cái nền của vu trụ luận.

Trong thiên "Thập nhi kỉ" sách “Lã Thị Xuân Thu" phần nói về mối quan hệ giữa ngũ hành với giới tự nhiên có rõ nét hơn. "Nguyệt lệnh" dùng thuộc tính vốn có của năm loại vật chất và tác dụng (tương sinh) lẫn nhau giữa chúng để thuyết minh cho sự biến hóa của thời tiết bốn mùa. Sự thuyết minh này tuy có tính chất khiên cưỡng nhưng là một quan điểm duy vật. Còn về mặt xã hội thì "Nguyệt lệnh" cũng giống như "Hồng phạm", ý đồ chính trị đã được nâng lên đến mức thể chế hành động của ông vua theo ngũ hành. Người ta lấy sự chặt chẽ của trật tự ngũ hành và quan hệ sinh khắc của nó để làm mực thước cai trị xã hội.

Trâu Diễn là một lãnh tụ quan trọng của các nhà ngũ hành thời Chiến quốc. Khi đưa thuyết ngũ hành vào lịch sử ông đã dùng trật tự của ngũ hành để gán ghép cho trật tự của các triều đại vua. Ý tưởng của ông đã thành một nếp khẳng định trong ý thức hệ của giai cấp phong kiến, đến nỗi gây ra cuộc tranh luận về việc chọn tên "hành" cho triều đại nhà Hán (một triều đại mà học thuyết âm dương ngũ hành rất thịnh và được đem ứng dựng vào tất cả các công việc hàng ngày, vào mọi mặt của đời sống xã hội). Lý luận của Trâu Diễn được các danh gia đương thời hấp thụ và quán triệt vào các lĩnh vực của hình thái ý thức xã hội.

Học thuyết ngũ hành của Đổng Trọng Thư một nho si uyên bác đời Hán có nhiều điểm khác với tư tưởng của Cơ Tử vả Trâu Diễn. Đi sáu vào hình thái của quy luật ngũ hành, Đổng Trọng Thư cho rằng: trật tự của ngũ hành bất đầu từ mộc qua hỏa, thổ, kim thủy. Khi phân tích quy luật sinh khắc của ngũ hành, ông đã dựa hẳn vào sự diễn biến của khí hậu bốn mùa. Theo ông, sở dĩ có sự vận chuyển bốn mùa là do khí âm, dương biến đổi.

Trong "Kinh Dịch", khi nói về ngũ hành, các nhà toán học và dịch học đã lý giải nó trên hai hình Hà đồ và Lạc thư. Theo "Kinh Dịch” thì trời lấy số 1 mà sinh thành thủ, đất lấy số 6 mà làm cho thành, đất lấy số 2 mà sinh hành hỏa, trời lấy số 7 mà làm cho thành, trời lấy số 3 mà sinh hành mộc, đất lấy số 8 mà làm cho thành, đất lấy số 4 mà sinh hành kim, trời lấy số 9 mà làm cho thành.

Quan điểm ngũ hành và sự ứng dụng của nó đối với đời sống con người được bàn nhiều nhất trong tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Những lời bản trong bộ sách này đã khẳng định học thuyết ngũ hành có vai trò hết sức quan trọng đối với y học cổ truyền Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa các hành trong ngũ hành được thực hiện qua các quy luật của ngũ hành.

Ngũ hành tương sinh: sinh có nghĩa là tương tác, nuôi dưỡng, giúp đỡ. Giữa các hành trong ngũ hành đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát sinh và phát triển. Đó gọi là ngũ hành tương sinh. Quan hệ tương sinh của ngũ hành là mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc.

Ngoài quy luật tương sinh còn có quy luật tương khắc. "Khắc" có nghĩa là chế ước, ngăn trở, loại trừ. Thứ tự của ngũ hành tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hoả khắc kim, kim khắc mộc.

Trong ngũ hành tương sinh đồng thời cũng cổ ngũ hành tương khắc, trong tương khắc cũng ngụ có tương sinh. Đó là quy luật chung về sự vận động, biến hóa của giới tự nhiên. Nếu chỉ có tương sinh mà không có tương khắc thì không thể giữ gìn được thăng bằng, có tương khắc mà không có tương sinh thì vạn vạt không thể có sự sinh hóa. Vi vậy, tương sinh, tương khắc là hai điều kiện không thể thiểu được để duy trì thăng bằng tương đối của hết thảy mọi sự vật.
Quy luật tương sinh tương khắc là chỉ vào quan hệ của ngũ hành dưới trạng thái bình thường. Còn nếu giữa ngữ hành với nhau mà sinh ra thiên thịnh hoặc thiên suy, không thể giữ gìn được thăng bằng, cân đối mà xảy ra trạng thái trái thường thì gọi là "tương thừa", "tương vũ".

Hai học thuyết âm dương ngũ hành được hết hợp làm một từ rất sớm. Nhân vật nổi tiếng nhất trong việc kết hợp hai học thuyết trên là Trâu Diễn. Ông đã dùng hệ thống lý luận âm dương ngũ hành "tương khắc, tương sinh" để giải thích mọi vật trong trời đất và giữa nhân gian. Trâu Diễn là người đầu tiên vận dụng thuyết âm dương ngũ hành vào giải thích các hiện tượng xã hội nói chung.

Cuối thời Chiến Quốc, đầu thời Tần Hán có hai xu hướng khác nhau bàn về sự kết hợp giữa thuyết âm dương và thuyết ngũ hành.

Hướng thứ nhất: Đổng Trọng Thư kết hợp âm dương ngũ hành để giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người. Theo ông, giữa con người và tự nhiên có một mối quan hệ thần bí. Khi giải đáp về khởi nguồn, kết cấu của vũ trụ, ông đã sáng tạo ra một vị thần có nhân cách đứng trên cả vũ trụ, có ý thức và đạo đức đó là trời. Theo ông, trong vũ trụ con người là sự sáng tạo đặc biệt của trò vượt lên vạn vật, tương hợp với trời, trời có bốn mùa, con người có tứ chi. Từ thuyết "thiên nhân hợp nhất", ông đã dẫn dắt ra mệnh đề "thiên nhân cảm ứng", cho rằng thiên tai là do trời cảnh cáo loài người. Ông còn lợi dụng quan điểm định mệnh trong học thuyết âm dương ngũ hành để nói rằng "dương thiên, âm ác". Tuy Đổng Trọng Thư đưa ra phạm trù "khí", "âm dương", "ngũ hành" để giải thích quy luật biến hóa của thế giới, song ông lại cho rằng những thử khí ấy bi ý chí của thượng đế chi phối. Triết học của ông có màu sắc mục đích luận rõ nét. Bên cạnh đó ông còn nói trời không đổi, đạo cũng không đổi để phủ nhận sự phát triển và biến hóa của thế giới khách quan.

Hướng thứ hai: Tác phẩm "Hoàng Đế Nội kinh" đã sử dụng triết học âm dương ngũ hành làm hệ thống lý luận của y học. Tác phẩm này đã dùng học thuyết trên để giải thích mối quan hệ giữa con người với trời đất: coi con người và hoàn cảnh là một khối thống nhất, con người chẳng qua là cơ năng của trời và đất thu nhỏ lại, con người không thể tách rời giới tụ nhiên mà sinh sống được, con người với giới tự nhiên là tương ứng. Tự nhiên có âm dương ngũ hành thì con người có "thủy hỏa" ngũ tạng. Nội kinh viết: "âm dương là quy luật của trời đất tuy không thấy được nhưng chúng ta có thể hiểu được nó thông qua sự biểu hiện của thủy hỏa khí huyết, trong đó hỏa khí thuộc dương, thủy huyết thuộc âm". Tác phẩm này còn dùng các quy luật âm dương ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa các phú tạng trong cơ thể. Tác phẩm đã vãn dụng sự kết hợp giữa học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hãnh để giải thích các hiện tượng tự nhiên cũng như các biểu hiện trong cơ thể con người và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Đây là một quan điểm hoàn chỉnh và là một điển hình của phép biện chứng thô sơ.

Học thuyết âm dương đã nói rõ sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan với hai mặt đối lập thống nhất đó là âm dương. Âm dương là quy luật chung của vũ trụ, là kỉ cương của vạn vật, là khởi đầu của sự sinh trưởng, biến hóa. Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức tạp của vật chất. Khi đó nó phải dùng thuyết ngũ hành để giải thích. Vì vậy có kết hợp học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý.

Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời. Muốn nhìn nhận con người một cách chỉnh thể, đòi hỏi phải vận dụng kết hợp cả hai học thuyết âm dương và ngũ hành. Vì học thuyết âm dương mang tính tổng hợp có thể nói lên được tính đối lập thống nhất, tính thiên lệch và cân bằng của các bộ phận trong cơ thể con người, còn học thuyết ngũ hành nói lên mối quan hệ phức tạp, nhiều vẻ giữa các yếu tố, các bộ phận của cơ thể con người và giữa con người với tự nhiên. Có thể khẳng định, trên cơ bản, âm dương ngũ hành là một khâu hoàn chỉnh, giữa âm dương và ngũ hành có mối quan hệ không thể tách rời.

Âm dương ngũ hành là những phạm trù cơ bản trong tư tưởng của người Trung Quốc cổ đại. Đó cũng là những khái niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa để giải thích sụ sinh thành, biến hóa của vũ trụ. Đến thời Chiến quốc, học thuyết âm dương ngũ hành đã phát triển đến một trình độ khá cao và trở thành phổ biến trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Song học thuyết âm dương ngũ hành cũng như các học thuyết triết học Trung Quốc cổ đại là thế giới quan của người Trung Hoa ở vào một thời kỳ lịch sử đã lùi vào dĩ vãng, lúc đó lực lượng sản xuất và khoa học còn ở trình độ thấp, cho nên không khỏi có những hạn chế do những điều kiện lịch sử đương thời quy định Đặc biệt, sự phát triển của nó chưa gắn với những thành tựu của khoa học tự nhiên cận hiện đại, nó còn mang dấu ấn của tính trực giác và tính kinh nghiệm. Song học thuyết đó đã trang bị cho con người tư tưởng duy vật khá sâu sắc và độc đáo nên đã trở thành lý luận cho một số ngành khoa học cụ thể.

Nguồn: Tạp chí Triết học
 

Xuất phát từ sự kế thừa các quan niệm cổ điển và phát triển lên thì quan điểm hiện đại về thuyết Âm Dương ngũ hành ngày nay có nhiều điểm khác hơn.Thay đổi là cần thiết bởi học thuyết cổ điển có nhiều điểm cần bổ sung phát triển vì có một số điểm quá khó hiểu,thần bí hóa xa rời thực tiễn và không còn phù hợp với thời nay.
Thứ nhất Âm là mặt có tính quyết định,là động lực phát sinh,đóng vai trò tiên quyết tới sự tồn tại và phát triển của sự vật,không có Âm thì Dương không tồn tại:Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng,lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất...nói như Lão tử thì không có cái nền tảng bên dưới thì bên trên ngồi ở đâu,dưới mà sụp thì trên cũng đổ,dân là gốc quan là ngọn,không có dân là gốc thì ngọn sao sống nổi.Trong nguyên tử thì sự biến đổi về hạt electron mang điện tích âm sẽ làm biến đổi cả nguyên tử...
Dương là mặt có tính thứ hai,có vai trò kích thích hỗ trợ cho phát triển,không có dương thì Âm không phát triển như thế mới nói Âm Dương là phạm trù triết học chỉ sự tồn tại và phát triển.
"Âm cực thì Dương sinh " là quy luật đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phá vỡ trạng thái khuôn khổ cũ,tạo ra cái mới.Sự phát triển của mặt này dẫn tới cực điểm sẽ dẫn tới chuyển hóa về mặt kia,nó chính là quy luật Tương sinh.
Âm là mặt có tính quyết định nên Dương luôn phải có xu hướng cân bằng phù hợp Âm sao cho có trạng thái Âm Dương hài hòa,ngày nay ta gọi trạng thái hài hòa này là tạm thời đứng im,hay là tĩnh tương đối.Dương luôn phải có xu hướng phù hợp với Âm chính là quy luật Tương khắc,Dương phải phù hợp với Âm thì tác động tích cực nhất để Âm phát triển.
Dương không cân bằng với Âm thì Âm đẩy Dương lên cho phù hợp ,dương đi trước Âm thì Âm kéo lại cho hài hòa.
Dương không phù hợp Âm có hai dạng là,Dương kìm hãm ,tụt hậu hơn Âm sẽ làm phát triển trì trệ dẫn tới mâu thuẫn,Âm đẩy lui dương cũ,thay thế bằng Dương mới phù hợp hơn.Dương thịnh âm tàn là quy luật dương đi trước Âm ,đốt cháy bỏ qua giai đoạn hay phát triển không cần tới kế thừa cái cũ sẽ dẫn tới phá hủy đánh sập Âm ,làm sự phát triển bị tuột dốc đi xuống.
Không Âm không Dương hay Vô cực (trạng thái không phân hóa,hợp nhất làm một,Tĩnh tuyệt đối...) là nguyên thủy của vạn vật,tất cả xuất phát từ đó và tới lúc cao nhất nào đó lại quay về với nguyên bản của mình.
Sự chuyển hóa Âm Dương cũng chính là sự tự phủ định lẫn nhau,phủ định theo chu kì biến thành cái đối lập rồi lại trở về như cũ nhưng trên cở sở cao hơn về chất:Âm-dương-âm-dương-âm....

Thuyết Ngũ Hành là sự mở rộng của Thuyết Âm dương,nghĩa là trong các mắt xích cấu thành sự vật ,hay các giai đoạn trong một quá trình thì vẫn có mắt xích đóng vai trò tiên quyết.
Diễn đạt quá trình nhận thức :Hoạt động thực tiễn - Trực quan sinh động -cảm giác-ý thức-tình cảm niềm tin-hoạt động thực tiễn-...trong đó hoạt động thực tiễn là mắt xích đóng vai trò tiên quyết động lực cho phát triển.
Trước kia ta quan niệm Ngũ Hành chỉ gồm 5 yếu tố nhưng ngày nay không bó buộc như thế nữa ,mà khi biểu diễn sự vật hiện tượng theo Ngũ Hành tạm gọi là thể thống nhất có rất nhiều mắt xích:
thu nhập thấp -tích lũy tiết kiẹm thấp-tái sản xuất quy mô hẹp-đầu tư sản xuất thấp-năng suất thấp-thu nhập thấp=tích lũy tiết kiệm thấp-...
người ta gọi đây là cái vòng luẩn quẩn của các nước nghèo.Muốn đột phá phải cần có sự tác động từ các nước bên ngoài thêm vào nhiều mắt xích mới để phá vỡ thể thống nhất cũ tạo ra thể thống nhất mới lớn hơn về chất :
Nhà đầu tư nước ngoài hỗ trợ-đầu tư sản xuất cao -năng suất cao-cải thiện thu nhập-tích lũy tiết kiệm nhiều -tái sản xuất mở rộng-đầu tư lớn năng suất cao-thu nhập cao...
Từ các mối liên hệ với các sự vật bên ngoài mà hình thành sự vật,trong mỗi quan hệ cụ thể sự vật lại có một thuộc tính cụ thể,tất cả các thuộc tính là các mắt xích các yếu tố cấu thành chất của sự vật nên mới có phát biểu "sự vật hiện tượng là thể thống nhất của các mối quan hệ cụ thể".
Khi ở trong câu lạc bộ võ thuật thì bạn là một võ sinh,về nhà bạn là người mẹ,đến cơ quan làm việc thì bạn là trưởng phòng tổ chức,vào hội phụ nữ thì bạn là thành viên...tất cả các mặt đó liên kết lại thành một thể thống nhất tạo ra con người bạn, nhưng dù sao vẫn phải có một mối quan hệ cơ bản và sẽ tạo ra một thuộc tính cơ bản trong con người bạn ví dụ với bạn gia đình là quan trọng thì yếu tố làm mẹ sẽ là thuộc tính cơ bản của bạn.Mối liên hệ bên ngoài quyết định tới các mối liên hệ bên trong vì thế trong từng quan hệ cụ thể mà yếu tố đóng vai trò quyết định đến tính chất sự vật có thể thay đổi tính tiên quyết cho nhau.

Tuy nhiên theo tính toàn đồ con người là một thế giới thu nhỏ,thế giới bên ngoài có gì thì trong con người có đó vì thế giới bên ngoài phản ánh vào con người sẽ tạo ra thế giới bên trong.Thế giới bên ngoài có tự nhiên và xã hội thì trong con người cũng có mặt tự nhiên lẫn mặt xã hội,có thể xác và tư duy.
Thế giới có các hiện tượng khách quan có thể nhìn thấy hay cảm nhận bằng các cơ quan khác và cũng có những quy luật khách quan trừu tượng(quy luật tự nhiên xã hội,không gian thời gian) chỉ hiểu được trong tư duy tất cả phản ánh vào con người thành cảm giác với ý thức nhưng đó vẫn chỉ là cái vỏ bọc,cái con người thật chính là chân ngã nguyên bản,cái tôi đích thực luôn tìm cách vượt lên trên để kiểm soát và tự làm chủ thậm chí là giải thoát ra khỏi cái thế giới bên trong đó.

Khi vận dụng quan điểm mới này đã có nhiều người công nhận là đúng đắn và có ưu nhiều ưu thế bởi nó được cụ thể hóa nên sát thực hơn,rất đơn giản hiệu quả,dễ vận dụng cho nhiều trường hợp tình huống cụ thể.
 
Đúng là mọi sự vật hiện tượng đều bao gồm trrong lòng nó nhiều yếu tố,tất cả như các mắt xích liên kết với nhau nhưng luôn có một yếu tố đóng vai trò quyết định thật.
Tớ từ ngày tham gia diễn đàn này thì trong con người có thêm một yếu tố nữa đó là thành viên của diễn đàn kiến thức,nhưng thuộc tính này chưa phải là cơ bản trong con người tớ đâu,nhưng nó cũng vai trò hỗ trợ cho công việc chính của tớ rất nhiều.
 
Xuất phát từ sự kế thừa các quan niệm cổ điển và phát triển lên thì quan điểm hiện đại về thuyết Âm Dương ngũ hành ngày nay có nhiều điểm khác hơn.Thay đổi là cần thiết bởi học thuyết cổ điển có nhiều điểm cần bổ sung phát triển vì có một số điểm quá khó hiểu,thần bí hóa xa rời thực tiễn và không còn phù hợp với thời nay.
Thứ nhất Âm là mặt có tính quyết định,là động lực phát sinh,đóng vai trò tiên quyết tới sự tồn tại và phát triển của sự vật,không có Âm thì Dương không tồn tại:Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng,lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất...nói như Lão tử thì không có cái nền tảng bên dưới thì bên trên ngồi ở đâu,dưới mà sụp thì trên cũng đổ,dân là gốc quan là ngọn,không có dân là gốc thì ngọn sao sống nổi.Trong nguyên tử thì sự biến đổi về hạt electron mang điện tích âm sẽ làm biến đổi cả nguyên tử...
Dương là mặt có tính thứ hai,có vai trò kích thích hỗ trợ cho phát triển,không có dương thì Âm không phát triển như thế mới nói Âm Dương là phạm trù triết học chỉ sự tồn tại và phát triển.
"Âm cực thì Dương sinh " là quy luật đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phá vỡ trạng thái khuôn khổ cũ,tạo ra cái mới.Sự phát triển của mặt này dẫn tới cực điểm sẽ dẫn tới chuyển hóa về mặt kia,nó chính là quy luật Tương sinh.
Âm là mặt có tính quyết định nên Dương luôn phải có xu hướng cân bằng phù hợp Âm sao cho có trạng thái Âm Dương hài hòa,ngày nay ta gọi trạng thái hài hòa này là tạm thời đứng im,hay là tĩnh tương đối.Dương luôn phải có xu hướng phù hợp với Âm chính là quy luật Tương khắc,Dương phải phù hợp với Âm thì tác động tích cực nhất để Âm phát triển.
Dương không cân bằng với Âm thì Âm đẩy Dương lên cho phù hợp ,dương đi trước Âm thì Âm kéo lại cho hài hòa.
Dương không phù hợp Âm có hai dạng là,Dương kìm hãm ,tụt hậu hơn Âm sẽ làm phát triển trì trệ dẫn tới mâu thuẫn,Âm đẩy lui dương cũ,thay thế bằng Dương mới phù hợp hơn.Dương thịnh âm tàn là quy luật dương đi trước Âm ,đốt cháy bỏ qua giai đoạn hay phát triển không cần tới kế thừa cái cũ sẽ dẫn tới phá hủy đánh sập Âm ,làm sự phát triển bị tuột dốc đi xuống.
Không Âm không Dương hay Vô cực (trạng thái không phân hóa,hợp nhất làm một,Tĩnh tuyệt đối...) là nguyên thủy của vạn vật,tất cả xuất phát từ đó và tới lúc cao nhất nào đó lại quay về với nguyên bản của mình.
Sự chuyển hóa Âm Dương cũng chính là sự tự phủ định lẫn nhau,phủ định theo chu kì biến thành cái đối lập rồi lại trở về như cũ nhưng trên cở sở cao hơn về chất:Âm-dương-âm-dương-âm....

Thuyết Ngũ Hành là sự mở rộng của Thuyết Âm dương,nghĩa là trong các mắt xích cấu thành sự vật ,hay các giai đoạn trong một quá trình thì vẫn có mắt xích đóng vai trò tiên quyết.
Diễn đạt quá trình nhận thức :Hoạt động thực tiễn - Trực quan sinh động -cảm giác-ý thức-tình cảm niềm tin-hoạt động thực tiễn-...trong đó hoạt động thực tiễn là mắt xích đóng vai trò tiên quyết động lực cho phát triển.
Trước kia ta quan niệm Ngũ Hành chỉ gồm 5 yếu tố nhưng ngày nay không bó buộc như thế nữa ,mà khi biểu diễn sự vật hiện tượng theo Ngũ Hành tạm gọi là thể thống nhất có rất nhiều mắt xích:
thu nhập thấp -tích lũy tiết kiẹm thấp-tái sản xuất quy mô hẹp-đầu tư sản xuất thấp-năng suất thấp-thu nhập thấp=tích lũy tiết kiệm thấp-...
người ta gọi đây là cái vòng luẩn quẩn của các nước nghèo.Muốn đột phá phải cần có sự tác động từ các nước bên ngoài thêm vào nhiều mắt xích mới để phá vỡ thể thống nhất cũ tạo ra thể thống nhất mới lớn hơn về chất :
Nhà đầu tư nước ngoài hỗ trợ-đầu tư sản xuất cao -năng suất cao-cải thiện thu nhập-tích lũy tiết kiệm nhiều -tái sản xuất mở rộng-đầu tư lớn năng suất cao-thu nhập cao...
Từ các mối liên hệ với các sự vật bên ngoài mà hình thành sự vật,trong mỗi quan hệ cụ thể sự vật lại có một thuộc tính cụ thể,tất cả các thuộc tính là các mắt xích các yếu tố cấu thành chất của sự vật nên mới có phát biểu "sự vật hiện tượng là thể thống nhất của các mối quan hệ cụ thể".
Khi ở trong câu lạc bộ võ thuật thì bạn là một võ sinh,về nhà bạn là người mẹ,đến cơ quan làm việc thì bạn là trưởng phòng tổ chức,vào hội phụ nữ thì bạn là thành viên...tất cả các mặt đó liên kết lại thành một thể thống nhất tạo ra con người bạn, nhưng dù sao vẫn phải có một mối quan hệ cơ bản và sẽ tạo ra một thuộc tính cơ bản trong con người bạn ví dụ với bạn gia đình là quan trọng thì yếu tố làm mẹ sẽ là thuộc tính cơ bản của bạn.Mối liên hệ bên ngoài quyết định tới các mối liên hệ bên trong vì thế trong từng quan hệ cụ thể mà yếu tố đóng vai trò quyết định đến tính chất sự vật có thể thay đổi tính tiên quyết cho nhau.

Tuy nhiên theo tính toàn đồ con người là một thế giới thu nhỏ,thế giới bên ngoài có gì thì trong con người có đó vì thế giới bên ngoài phản ánh vào con người sẽ tạo ra thế giới bên trong.Thế giới bên ngoài có tự nhiên và xã hội thì trong con người cũng có mặt tự nhiên lẫn mặt xã hội,có thể xác và tư duy.
Thế giới có các hiện tượng khách quan có thể nhìn thấy hay cảm nhận bằng các cơ quan khác và cũng có những quy luật khách quan trừu tượng(quy luật tự nhiên xã hội,không gian thời gian) chỉ hiểu được trong tư duy tất cả phản ánh vào con người thành cảm giác với ý thức nhưng đó vẫn chỉ là cái vỏ bọc,cái con người thật chính là chân ngã nguyên bản,cái tôi đích thực luôn tìm cách vượt lên trên để kiểm soát và tự làm chủ thậm chí là giải thoát ra khỏi cái thế giới bên trong đó.

Khi vận dụng quan điểm mới này đã có nhiều người công nhận là đúng đắn và có ưu nhiều ưu thế bởi nó được cụ thể hóa nên sát thực hơn,rất đơn giản hiệu quả,dễ vận dụng cho nhiều trường hợp tình huống cụ thể.



Mình có đọc nhiều các sách triết học,logic học nhưng chưa thấy có sách nào đưa ra luận điểm trong các mối liên hệ giữa các mặt trong lòng sự vật luôn có mặt đóng vai trò tiên quyết."Âm cực dương sinh" ,"Dương thịnh âm suy",trong những tình huống cụ thể vai trò tiên quyết giữa các mặt tronmg lòng sự vật có thể hoán đổi cho nhau,dứt điểm mâu thuẫn,xóa bỏ phân hóa....
Quả thật khi vận dụng phép biện chứng mà không phân biệt được đâu là mặt có tính tiên quyết sẽ rất là nguy hại,khi đó sẽ tập trung phát triển lệch lạc và đổ vỡ như :tích lũy chưa đủ về lượng đã đốt cháy giai đoạn nhảy vọt về chất,hay như cho rằng lãnh đạo mới là người làm ra lịch sử,làm lên thành công mà quên vai trò tiên quyết,gốc rễ là quần chúng nhân dân...(truyện ngắn Đôi Mắt - Nam Cao)
Cái cốc trong quan hệ uống nước thì đáy cốc và khoảng trống là thuộc tính cơ bản quan trọng nhất,nhưng khi dùng đè chặn giấy tờ thì khối lượng lại là thuộc tính cơ bản...

Nếu Vô danh là tác giả của sáng kiến này,hoặc là ai đã truyền lại cho bạn thì nên ghi tên,nói rõ nguồn gốc của tài liệu này.
 
NHỮNG CÂU HỎI VỀ ÂM DƯƠNG
(19-1-2009)

Hỏi: - Khái niệm “Âm, Dương” của lý thuyết cổ truyền Trung Quốc, Hiểu như thế nào cho đúng Phật pháp?

Đáp: Muốn hiểu Phật giáo về lý thuyết “Âm Dương” tức là muốn hiểu “Văn Minh” Ấn Độ theo nền “Văn Minh” Trung Quốc.

Âm Dương chỉ là hai cực của nhân quả. Hai cực này hoạt động theo qui luật nhân quả tạo duyên hợp thành, mới có sinh ra vạn vật nên gọi là vạn vật sinh sôi, nảy nở. Cũng theo qui luật này hoạt động tạo ra duyên tan nên vạn vật phải chịu luật vô thường, biến đổi, tan rã và hoại diệt, nên gọi là vạn vật chết.

Nói lý thuyết ÂM, DƯƠNG là nói có vẻ văn học, chứ danh từ bình dân thì chỉ gọi là GIỐNG CÁI, GIỐNG ĐỰC mà thôi. Còn Phật giáo thì gọi là DUYÊN HỢP NHÂN QUẢ TỨ ĐẠI ÂM và DUYÊN HỢP NHÂN QUẢ TỨ ĐẠI DƯƠNG, chứ bản chất ÂM, DƯƠNG không có một nguyên tố đơn độc được, mà ÂM hay DƯƠNG là một hợp chất.

Ví dụ: người phụ nữ thuộc về ÂM nhưng muốn tạo thành thân người phụ nữ thì phải do TỨ ĐẠI ÂM hợp lại mà thành. Người nam thuộc về DƯƠNG nhưng muốn tạo thành thân người nam thì phải do TỨ ĐẠI DƯƠNG hợp lại mà thành.

Do ÂM, DƯƠNG mà có con đường sinh tử luân hồi, vì thế đạo Phật biết rất rõ nên quyết tâm tu tập làm chủ luật ÂM, DƯƠNG để diệt trừ con đường sinh tử luân hồi.

Người ta gọi KHÍ ÂM, KHÍ DƯƠNG nhưng KHÍ cũng là một hợp chất mới thành KHÍ

Văn minh Trung Quốc chỉ biết ÂM, DƯƠNG mà không biết ÂM, DƯƠNG là một hợp chất. Do không biết ÂM, DƯƠNG là một hợp chất, nên nền văn minh Trung Quốc không xác định đúng nghĩa và cũng chẳng biết ÂM DƯƠNG từ đâu sinh ra. Các nhà hiền triết Trung Quốc chỉ loanh quanh trong tưởng tri ÂM, DƯƠNG, NGŨ HÀNH nên xây dựng một nền văn hóa mang tính chất mê tín, mơ hồ, trừu tượng, ảo giác, dị đoan, lạc hậu v.v… Còn văn minh Ấn Độ do Phật giáo thì biết rất rõ ÂM, DƯƠNG từ NHÂN QUẢ sinh ra. Bởi NHÂN QUẢ là một qui luật điều hành tất cả vạn vật trong vũ trụ, cho nên thuyết ÂM, DƯƠNG cũng nằm trong qui luật của NHÂN QUẢ mà có.

ÂM, DƯƠNG theo văn minh Trung Quốc thì xây dựng nền văn hóa mê tín, lạc hậu, hoang đường.

ÂM, DƯƠNG theo văn minh Ấn Độ do Phật giáo thì xây dựng nền văn hóa đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.

Đấy là hai nền văn minh cũng lấy thuyết ÂM, DƯƠNG nhưng vì sự hiểu biết khác nhau nên xây dựng hai nền văn hóa cũng khác nhau.

Một bên là nền văn hóa Phật giáo Ấn Độ dạy con người đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình khổ người và tất cả chúng sinh, nên làm lợi ích cho loài người.

Còn một bên là nền văn hóa Khổng, Lão Trung Quốc dạy con người sống trong Tam Cang, Ngũ Thường tạo thành những giai cấp xã hội phong kiến, theo luật âm dương ngũ hành nên trở thành những nếp sống mê tín, dị đoan, lạc hậu v.v… làm tai hại cho loài người rất lớn. Vì thế Lão, Trang yếm thế, tiêu cực bỏ đời tìm đạo VÔ VI.

2- Người ta thường nói “Âm Dương đồng nhất lý”, nghĩa là “Trần sao Âm vậy”. Vậy chúng con phải hiểu sao? Khi thầy dạy không có linh hồn.

Đáp: Từ xưa đến nay, loài người truyền nhau sự hiểu biết mù quáng, mê tín, dị đoan, lạc hậu, thiếu thực tế, không khoa học v.v… nên không chứng minh được những hiện tương siêu hình. Vì thế, con người tưởng ra mới xây một thế giới siêu hình mà mọi người gọi là cõi ÂM.

“ÂM DƯƠNG đồng nhất lý”. Nhưng ÂM DƯƠNG làm sao đồng nhất lý được? Người đàn ông là người đàn ông làm sao là ngươi đàn bà được. Ngược lại người đàn bà là người đàn bà làm sao là đàn ông được. Cho nên nghĩa đồng nhất lý là không đúng. Chỉ có ÂM DƯƠNG hợp nhau thì mới sinh ra vật thứ ba, chứ hai cái là một thì không đúng. Đừng hiểu theo tưởng giải của các nhà hiền triết xưa: DƯƠNG là TRẦN CẢNH, còn ÂM là ÂM CẢNH. TRẦN CẢNH tức là DƯƠNG CẢNH, nó có nghĩa là sự sống của con người ở cõi TRẦN GIAN, còn ÂM CẢNH là sự sống của linh hồn nơi cõi ÂM PHỦ. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm của nền văn minh Trung Quốc. Cho nên chỉ nền văn minh Ấn Độ có Phật giáo mới giải quyết vấn đề tư tưởng mê tín, dị đoan, lạc hậu này.

Theo Phật giáo thì không có ÂM CẢNH mà chỉ có sự sống của con người ở trần gian. Sự sống của một người ở trần gian, gồm có DƯƠNG CẢNH và ÂM CẢNH. DƯƠNG CẢNH là Ý THỨC, Còn ÂM CẢNH là TƯỞNG THỨC. Bởi vậy trong một con người còn sống là phải có đủ ÂM, DƯƠNG. Vì thế, đức Phật dạy: “Thân con người sống gồm có năm uẩn hoạt động, nhưng khi con người chết thì năm uẩn hoại diệt không còn sót một uẩn nào cả. Năm uẩn này gồm có: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

Từ xưa đến nay người ta đã lầm tưởng SẮC UẨN là TRẦN CẢNH và TƯỞNG UẨN là ÂM CẢNH, nhưng SẮC UẨN và TƯỞNG UẨN là hai UẨN trong thân NGŨ UẨN của Phật giáo chứ đâu có hai cảnh: ÂM CẢNH và DƯƠNG CẢNH. ÂM CẢNH và DƯƠNG CẢNH chỉ là một thân con người. Vì thế khi thân người hoại diệt thì DƯƠNG CẢNH và ÂM CẢNH cũng không còn. Do sự hiểu biết của Phật giáo như vậy nên chỉ có thế giới duyên hợp hữu hình, chứ không bao giờ có thế giới linh hồn siêu hình.

ÂM, DƯƠNG của Phật giáo là lộ trình duyên hợp tái sinh luân hồi, cho nên người tu sĩ của Phật giáo là phải vượt ra khỏi con đường này, vì tâm người tu hành là phải diệt trừ tâm SẮC DỤC, vì còn tâm sắc dục là còn. Còn bị chi phối trong qui luật nhân quả ÂM, DƯƠNG thì còn tiếp tục tái sinh luân hồi.

Hỏi: Sắc uẩn của Phật giáo có bốn chất cơ bản: ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA mà ở các sách cổ truyền phương Đông nhất là Trung Quốc nói có năm chất cơ bản: KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ. Vậy chúng con phải hiểu nó như thế nào?

Đáp: Văn minh Ấn Độ xác định một thân con người của Phật giáo là phải hợp lại đầy đủ bốn chất: ĐẤT, NƯỚC, GIO, LỬA. Trong ĐẤT gồm có: cỏ, cây, sắt, đá, sỏi, cát v.v…gọi là ĐẤT. Trong NƯỚC gồm có chất ướt, mềm, trơn, chảy v.v…gọi là NƯỚC. Trong GIÓ gồm có các chất: hơi, khí, bay, thổi v.v…gọi là GIÓ. Trong LỬA gồm có các chất, ấm, nóng, đốt cháy v.v… gọi là LỬA. Trong bốn chất này có đầy đủ KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ. Cho nên TỨ ĐẠI của Phật giáo thuộc nền văn minh Ấn Độ, nó mang đầy đủ bốn chất, không thiếu một chất nào cả.

Còn nền văn minh Đông phương Trung Quốc đưa ra NGŨ HÀNH để xác định thân người có năm chất: KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ nhưng NGŨ HÀNH không đủ để tạo ra thân người vì còn thiếu chất khí (GIÓ). NGŨ HÀNH tuy nói năm chất nhưng kỳ thực chỉ có ba chất: KIM, MỘC và THỔ. KIM, MỘC và THỔ chỉ là một chất ĐẤT. Các nhà hiền triết Đông phương Trung Quốc không hiểu nên chia ĐẤT làm ba chất KIM, MỘC, THỔ. Đó là cái hiều sai của nền văn minh này. Còn hai chất THỦY và HỎA, đó là NƯỚC và LỬA. Cho nên nền văn minh ÂM, DƯƠNG, NGŨ HÀNH của Đông phương Trung Quốc cho thân người có ba chất ĐẤT, NƯỚC, LỬA là không đúng, vì trong thân người còn có một chất nữa, đó là GIÓ. Một cái hiểu sai lầm của Văn minh Trung Quốc đã biến nền văn hóa của họ mê tín dị đoan lạc hậu gây tai hại cho loài người rất lớn. Nếu không có nền văn minh Phật giáo Ấn Độ thì ngàn đời người ta không thấy cái sai này.

Nếu đem văn minh Đông phương Trung Quốc so sánh với văn minh Ấn Độ thì văn minh Trung Quốc thiếu thực tế, không cụ thể, không khoa học, vì thế đối với văn minh Ấn Độ nó còn kém xa. Văn minh Đông phương Trung Quốc chỉ là một triết thuyết ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH để tạo ra những thế giới ảo tưởng, siêu hình như: thiên đàng, địa ngục, linh hồn, chứ không phải là chân lí của loài người. Cho nên văn minh Trung Quốc là một nền văn hóa mê tín, dị đoan, lạc hậu v.v…

Hỏi: Kết hợp cả ÂM DƯƠNG và NGŨ HÀNH này vào trong cuộc sống con người VN không phải là ít, nó đã ăn sâu vào nếp nghĩ suy tư của người phương Đông từ việc nhỏ đến việc lớn nhất: Cúng bái, cầu khấn, chiêm tinh, số tử vi, xem tướng, xem bói, xem ngày xây cất nhà mới, xem ngày dựng vợ gả chồng v.v…và v.v…tức là thuyết ÂM DƯƠNG và NGŨ HÀNH đã ảnh hưởng đến nhiều lãnh vực cuộc sống của con người phương Đông.

Đáp: Như chúng ta ai cũng biết: “Một sự văn minh mà không đúng chân lí của con người là một tai hại rất lớn cho loài người, nó không bao giờ mang lại sự bình an và hạnh phúc cho con người mà nó còn đem cho con người hao tốn công sức và tiền của rất lớn trong việc mê tín dị đoan (như xem bói, xem ngày giờ tốt xấu, cúng bái cầu siêu, cần an, cúng sao, giải hạn, trừ linh, trừ thần, làm tuần, làm tự…). Chính những nền văn minh sai lạc này mà cuộc sống của con người thường xảy ra những xung đột và chiến tranh, Vì thế cả một thế giới trên hành tinh không được bình an.

(HT Thích Thông Lạc)
 
Học thuyết Âm dương ngũ hành lúc đầu thể hiện tư tưởng duy vật chất phác của người phương Đông cổ xưa khi đư ra nhận thức sâu sắc về bản chất của tạo hóa.Nó cũng có một số ứng dụng hữu ích vào y học,rèn luyện thể chất...
Sau đó những nhà tư tưởng bảo vệ cho thế lực thống trị gồm có vương quyền và thần quyền đã lợi dụng niềm tin của nhân dân vào học thuyết này để nô dịch hóa.
"Dương tôn âm ty" nên bề tôi phải luôn phục tùng vua,trọng nam khinh nữ bảo thủ trì trệ không có tính đấu tranh phát triển.Bên cạnh đó là bói toán mê tín tràn lan như cơn bão thuốc phiện tinh thần.
Nếu nhìn nhận theo quan điểm hiện đại thì học thuyết này là một phép biện chứng nhưng cần phải bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp .Chỉ cần giữ nguyên cái hình thức cũ Âm dương đã thấm nhuần vào người phương Đông từ xưa tới nay rồi thay đổi nội dung của học thuyết .Dần dần người ta lại có quan niệm mới đúng đắn hơn.

Âm là cái nền tảng,là cái tiên quyết làm động lực cho sự tồn tại.Dương là cái có tính thứ hai,có vai trò hỗ trợ.Không có âm thì không có dương,không có sự tồn tại và không có dương thì không có sự chuyển hóa phát triển.Âm dương là phạm trù triết học chỉ sự tồn tại và phát triển.Phụ nữ là âm,là lực lượng sản xuất trong việc duy trì nòi giống còn nam giới chỉ đóng vai trò quan hệ sản xuất.Trong nguyên tử thì sự thay đổi về hạt electron mang điện tích âm sẽ là nguyên nhân chính dẫn tới thay đổi của cả nguyên tử.Tích lũy về lượng thì dẫn tới biến đổi về chất .Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.Không có nhân dân thì ai dựng ra vua....Phải phân biệt đâu là mặt tiên quyết,nếu không phân biệt được sẽ làm đổ vỡ hết.

Hai là quy luật đấu tranh luôn bắt đầu từ sự phát triển tới cự điểm của âm làm mất cân bằng âm dương,dương cũ không còn phù hợp sẽ trì trệ nên dẫn tới dương phải chuyển hóa cho phù hợp hơn giải phóng cho âm phát triển tiếp.("Âm cực dương sinh").
Dương trội quá so với âm,vượt trước Âm sẽ dẫn tới nguy cơ đổ vỡ,chưa tích lũy đủ về lượng đã biến đổi về chất ,đốt cháy giai đoạn.("Dương thịnh Âm tàn".)
Quy luật phủ định của phủ định có tính chu kì: âm -dương -âm - dương - âm -dương - âm - ...
ngày-đêm-ngày-đêm-...
xuân -hạ -thu -đông -xuân -hạ -thu-...
hạt thóc-cây lúa -hạt thóc -cây lúa...
lá già rụng-lá non mọc-lá già rụng-lá non mọc...

Mối liên hệ bên ngoài và mối liên hệ trong lòng sự vật cũng có sự tương tác nên tính quyết định giữa các mặt trong lòng sự vật sẽ có thể thay đổi tùy hoàn cảnh.Quy luật xóa bỏ ranh giới âm dương,đồng nhất,trung tính:dứt điểm mâu thuẫn,xóa bỏ đối lập...sẽ làm nguyên lí để có sự hòa bình.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top