- Quá trình xuất hiện các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Sự phát triển của trình độ sản xuất:
- Sang giai đoạn hậu kỳ đá mới, Đông Nam Á có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nông nghiệp trồng rau củ sang nông nghiệp trồng lúa nước, từ thuần dưỡng sang chăn nuôi gia súc, kết hợp với nghề làm đồ gốm và dệt.
- Đồ đồng được sử dụng ở Đông Nam Á vào khoảng đầu thiên niên kỉ II TCN.
- Vào khoảng thế kỉ tiếp giáp với Công nguyên, trên cơ sở phát triển của đồ đồng, đồ sắt bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Đông Nam Á, các tộc người Đông Nam Á bắt đầu đứng trước “ngưỡng cửa” của xã hội có giai cấp và nhà nước.
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc:
- Sự ra đời của các quốc gia cổ Đông Nam Á còn gắn liền với việc tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.
- Đồng thời, giữa các tiểu quốc Đông Nam Á thường xuyên có mối quan hệ, trao đổi văn hóa với nhau.
Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á:
- Thời gian: Từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỉ II, hàng loạt các quốc gia cổ Đông Nam Á hình thành.
- Vương quốc Cham-pa, quốc gia Phù Nam, tiểu quốc Xích Thổ, Đva-ra-đa-ti, Ha-ri-bien-giay-a, Vương quốc Sri-kse-tra, vương quốc Kê-đa, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic.
- Nối bật nhất là Vương quốc Phù Nam, xuất hiện khoảng thế kỉ I và tồn tại đến cuối thế kỉ IV tới 13 đời vua, đã chinh phục nhiều nước ở Đông Nam Á.
2. Thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
- Thế kỉ XIII, Mông Cổ xâm lược các nước Đông Nam Á. Bị dồn đẩy do cuộc tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người Thái đã di cư ồ ạt xuống phía Nam; họ lập ra một quốc gia nhỏ, đến đầu thế kỉ XIV mới thống nhất lại, lập vương quốc Thái. Sau đó, một nhóm người nói tiếng Thái khác di cư xuống vùng trung lưu sông Mê Công, gọi là người Lao Lùm, lập vương quốc Lạng Xạng giữa thế kỉ XIX.
- Sau khi chiến thắng quân Mông Cổ, một số quốc gia đã trải qua thời kì tích lũy trước, bước vào thời kì phát triển thịnh đạt kéo dài tới đầu thế kỉ XVIII.
- Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:
+ Về kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.
+ Về văn hóa: Được hình thành, gắn liền với quá trình xác lập các “quốc gia dân tộc”. Các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị tinh thần độc đáo.