Thật ra, không hề có khái niệm nào gọi là "sông đồng bằng" hay "sông miền núi" cả. Nói một cách chính xác phải là "sông chảy qua vùng đồng bằng" và "sông chảy qua khu vực đồi nùi".
* Giống nhau:
- Đều là các dòng sông bắt nguồn từ vùng đồi núi
- Lưu lượng dòng chảy, mực nước đều chịu tác động của các hình thái thời tiết, địa hình, độ dốc, bề mặt thảm phủ,...
* Khác nhau:
- Đối với vùng đông bằng:
+ Bề mặt sông rộng, không quá sâu, dòng nước chảy êm đềm
+ Lũ lên tương đối chậm, rút cũng chậm
+ Hai bên bờ sông mở rộng, được bồi đắp vật chất (phù sa, khoáng vật,...)
- Đối với khu vực đồi núi:
+ Lòng sông tương đối hẹp, sâu, nước chảy xiết
+ Lũ lên nhanh, rút nhanh, dễ xảy ra các hiện tượng thiên nhiên tiêu cực (lũ ống, lũ quét,...)
+ Hai bên bờ sông hẹp, ngày càng đào sâu