rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Sự ghen tỵ thường tồn tại giữa những người có quan hệ gần gũi nhau. Sự ghen tỵ thường hướng đến những người giống chúng ta, ngang bằng với chúng ta. Aristotle cho rằng chúng ta ghen tỵ với những người ở gần chúng ta về thời gian và không gian , bằng tuổi chúng ta.
Trong những trường hợp có sự bất bình đẳng cực kỳ lớn, đặc biệt trong những trường hợp mà ta không thể đạt được điều mình muốn khi ghen tỵ với người khác , thì sự ghen tỵ thường ít xuất hiện hơn so với những trường hợp chỉ có sự bất bình đẳng tương đối nhỏ, nó khiến người ghen tỵ nghĩ rằng “ tôi có thể dễ dàng đạt được vị trí như cô ấy”.
Nếu không có sự gần gũi thì chúng ta ít có sự so sánh với người khác và do đó chúng ta ít cảm thấy mình thua kém họ. Những người gần gũi với chúng ta , nhưng họ hơn chúng ta , điều đó sẽ nhấn mạnh sự yếu kém của chúng ta hơn là những người xa cách với chúng ta.
Tuy nhiên , trong những mối quan hệ cực kỳ gần gũi , khi mà người ta cảm thấy như thể họ là một phần của nhau , thì sự ghen tỵ có thể không tồn tại. Ở đây tôi sẽ xem xét về vấn đề sự ghen tỵ của người mẹ đối với con gái của bà ta thì lớn hơn so với sự ghen tỵ của người cha đối với con trai.
Sự ghen tỵ có 1 vai trò nhất định trong một vài mối quan hệ gần gũi như giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em ruột , hoặc giữa vợ chồng. Người cha thường xem sự thành công của đứa con trai như một phần của sự thành công của ông ấy và đó không phải là điều đe dọa đến giá trị bản thân của ông ta. Một người cha có thể ao ước được trở về lứa tuổi của đứa con trai , có được những cơ hội kiếm tiền và tình dục. Ông ấy có thể nhìn nhận về hoàn cảnh hiện tại của mình là thua kém so với đứa con trai. Nhưng thái độ của người cha hiếm khi trở thành sự ghen tỵ mang tính ác ý. Ví dụ, người cha sẽ không tìm cách gây tổn hại vị trí của đứa con trai nhằm vô hiệu hóa sự bất bình đẳng giữa họ. Nếu như sự ghen tỵ của người cha quá mạnh thì chúng ta có thể giả định rằng mối quan hệ cha con của họ không thực sự gần gũi.
Vấn đề trở nên thú vị hơn khi chúng ta xem xét liệu mối quan hệ giữa mẹ và con gái có tương tự như mối quan hệ giữa bố và con trai có liên quan đến sự ghen tỵ. Liệu sự ghen tỵ của người mẹ với con gái lớn hơn hoặc kém hơn sự ghen tỵ của người bố với con trai ?
Chúng ta sẽ xem xét vấn đề qua những ý sau đây :
1. Sự quyến rũ về ngoại hình thường có vai trò quan trọng trong cảm nhận về hình ảnh bản thân của gười phụ nữ hơn là đàn ông. Đàn ông thường có phản ứng trước ngoại hình của phụ nữ, do đó sự quyến rũ về ngoại hình là quan trọng đối với phụ nữ trong việc tìm kiếm bạn tình.
2. Sự quyến rũ ngoại hình của người mẹ thường giảm sút theo thời gian , tuổi tác, trong khi đó sự quyến rũ ngoại hình của cô con gái thì như mầm non.
3. Hình ảnh bản thân của người đàn ông chủ yếu dựa vào địa vị và sự thành công, hơn là dựa vào sự quyến rũ ngoại hình.
4. Sự quyến rũ của ngoại hình thường giảm đi theo thời gian , trong khi địa vị và sự thành công thường tăng lên theo tuổi tác, do đó người mẹ thường cảm thấy ghen tỵ với con gái nhiều hơn sự ghen tỵ của người cha với con trai.
Việc giả định về mức độ ghen tỵ trong mối quan hệ giữa mẹ và con gái không có nghĩa là mối quan hệ của họ kém gần gũi hơn so với mối quan hệ giữa bố và con trai. Nó chỉ đơn thuần chỉ ra sự khác biệt giới tính liên quan đến hình ảnh bản thân – chính điều này chịu trách nhiệm cho mức độ khác nhau của sự ghen tỵ.
( Theo Aaron Ben Zeev , psychologytoday.com)
Trong những trường hợp có sự bất bình đẳng cực kỳ lớn, đặc biệt trong những trường hợp mà ta không thể đạt được điều mình muốn khi ghen tỵ với người khác , thì sự ghen tỵ thường ít xuất hiện hơn so với những trường hợp chỉ có sự bất bình đẳng tương đối nhỏ, nó khiến người ghen tỵ nghĩ rằng “ tôi có thể dễ dàng đạt được vị trí như cô ấy”.
Nếu không có sự gần gũi thì chúng ta ít có sự so sánh với người khác và do đó chúng ta ít cảm thấy mình thua kém họ. Những người gần gũi với chúng ta , nhưng họ hơn chúng ta , điều đó sẽ nhấn mạnh sự yếu kém của chúng ta hơn là những người xa cách với chúng ta.
Tuy nhiên , trong những mối quan hệ cực kỳ gần gũi , khi mà người ta cảm thấy như thể họ là một phần của nhau , thì sự ghen tỵ có thể không tồn tại. Ở đây tôi sẽ xem xét về vấn đề sự ghen tỵ của người mẹ đối với con gái của bà ta thì lớn hơn so với sự ghen tỵ của người cha đối với con trai.
Sự ghen tỵ có 1 vai trò nhất định trong một vài mối quan hệ gần gũi như giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em ruột , hoặc giữa vợ chồng. Người cha thường xem sự thành công của đứa con trai như một phần của sự thành công của ông ấy và đó không phải là điều đe dọa đến giá trị bản thân của ông ta. Một người cha có thể ao ước được trở về lứa tuổi của đứa con trai , có được những cơ hội kiếm tiền và tình dục. Ông ấy có thể nhìn nhận về hoàn cảnh hiện tại của mình là thua kém so với đứa con trai. Nhưng thái độ của người cha hiếm khi trở thành sự ghen tỵ mang tính ác ý. Ví dụ, người cha sẽ không tìm cách gây tổn hại vị trí của đứa con trai nhằm vô hiệu hóa sự bất bình đẳng giữa họ. Nếu như sự ghen tỵ của người cha quá mạnh thì chúng ta có thể giả định rằng mối quan hệ cha con của họ không thực sự gần gũi.
Vấn đề trở nên thú vị hơn khi chúng ta xem xét liệu mối quan hệ giữa mẹ và con gái có tương tự như mối quan hệ giữa bố và con trai có liên quan đến sự ghen tỵ. Liệu sự ghen tỵ của người mẹ với con gái lớn hơn hoặc kém hơn sự ghen tỵ của người bố với con trai ?
Chúng ta sẽ xem xét vấn đề qua những ý sau đây :
1. Sự quyến rũ về ngoại hình thường có vai trò quan trọng trong cảm nhận về hình ảnh bản thân của gười phụ nữ hơn là đàn ông. Đàn ông thường có phản ứng trước ngoại hình của phụ nữ, do đó sự quyến rũ về ngoại hình là quan trọng đối với phụ nữ trong việc tìm kiếm bạn tình.
2. Sự quyến rũ ngoại hình của người mẹ thường giảm sút theo thời gian , tuổi tác, trong khi đó sự quyến rũ ngoại hình của cô con gái thì như mầm non.
3. Hình ảnh bản thân của người đàn ông chủ yếu dựa vào địa vị và sự thành công, hơn là dựa vào sự quyến rũ ngoại hình.
4. Sự quyến rũ của ngoại hình thường giảm đi theo thời gian , trong khi địa vị và sự thành công thường tăng lên theo tuổi tác, do đó người mẹ thường cảm thấy ghen tỵ với con gái nhiều hơn sự ghen tỵ của người cha với con trai.
Việc giả định về mức độ ghen tỵ trong mối quan hệ giữa mẹ và con gái không có nghĩa là mối quan hệ của họ kém gần gũi hơn so với mối quan hệ giữa bố và con trai. Nó chỉ đơn thuần chỉ ra sự khác biệt giới tính liên quan đến hình ảnh bản thân – chính điều này chịu trách nhiệm cho mức độ khác nhau của sự ghen tỵ.
( Theo Aaron Ben Zeev , psychologytoday.com)