rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo: The Over-Interpretation of Dreams
Spring.org.uk
Tại sao mọi người hành động như thể những giấc mơ của họ có thể dự đoán được tương lai.
Tất cả chúng ta đều sống 2 cuộc sống tinh thần. Đời sống tinh thần khi chúng ta tỉnh có tính trật tự, theo tuyến tính, có lý trí và bị hạn chế bởi những quy tắc về hành vi và cơ thể. Nhưng khi chúng ta ngủ thì đó là đời sống hỗn loạn, không tuyến tính, không có quy tắc , và thường không có ý nghĩa.
Theo một số nhà tâm lý học, giấc mơ là sản phẩm phụ của một bộ não bị ngắt kết nối từ đầu vào cảm giác bình thường. Đối với những người khác, giấc mơ biểu hiện cho việc học tập hoặc giải quyết vấn đề vào ban đêm, tự động sàng lọc những mảnh vụn của tâm trí, lướt qua những thông tin vô ích để đổ nó đi giống như phế lịệu tinh thần vậy.
Nhìn chung, mọi người có những niềm tin vững chắc về sức mạnh của những giấc mơ. Theo nghiên cứu gần đây, mọi người dường như tin rằng những giấc mơ có thể dự đoán được tương lai.
Để biết con người gán cho những giấc mơ của họ bao nhiêu ý nghĩa , Carey Morewedge và Michael Norton đã yêu cầu những người tham gia so sánh 4 cách suy nghĩ về những giấc mơ (Morewedge & Norton, 2009):
Người theo học thuyết của Freud: những giấc mơ tiết lộ những sự thật bị chôn vùi về bản thân.
Giải quyết vấn đề : những giấc mơ giúp chúng ta làm việc với những vấn đề của mình trong khi chúng ta ngủ.
Lý thuyết học hỏi : những giấc mơ là cách thức chúng ta xử lý và sắp xếp những sự kiện trong ngày.
Sự hỗn độn: những giấc mơ là những ảo giác sinh động - là kết quả của việc bộ não chúng ta cố gắng diễn giải những xung lực hỗn độn.
Chúng ta để ý thấy 3 lý thuyết cuối đều chia sẻ quan điểm là, trong khi giấc mơ có thể có hoặc không có một mục đích tâm lý, nội dung thực tế của những giấc mơ của chúng ta vẫn là phế thải tinh thần: đôi lúc nó có tính giải trí, đôi lúc thật đáng sợ, thường kỳ lạ , nhưng không có ý nghĩa thực nào trong giấc mơ. Trong cách tiếp cận của người theo học thuyết Freud thì nội dung giữa giấc mơ có một ý nghĩa vững chắc.
Những người tham gia đến từ Mỹ, Hàn Quốc và Ấn Độ tán thành với quan điểm về giấc mơ của học thuyết Freud hơn 3 lý thuyết kia. Những người Mỹ tán thành học thuyết về giấc mơ của Freud là 56%, 8% giải quyết vấn đề, 18% sự hỗn độn và 18% lý thuyết học hỏi.
Mặc dù 56% tán thành Freud nghe có vẻ cao, Morewedge và Norton nghĩ đó vẫn là một sự đánh giá thấp về những gì con người đặt trong giấc mơ của họ. Vì vậy một nghiên cứu thứ hai và thứ ba yêu cầu những người theo Freud và những người không theo Freud đánh giá về tác động của giấc mơ của họ lên hành vi của họ.
Những người tham gia được yêu cầu hãy tưởng tượng họ được tham gia một chuyến bay vào ngày mai khi những sự kiện sau đây xảy đến với họ vào đêm trước ngày bay:
Họ suy nghĩ có ý thức về việc máy bay bị rơi trên đường họ đang đi đến sân bay,
Họ có một giấc mơ về điều tương tự,
Hoặc , nó ( máy bay rơi ) thực sự đã xảy ra vào đêm trước đó!
Họ được yêu cầu sắp xếp những sự kiện đó theo thứ tự có ảnh hưởng nhất đến ít ảnh hưởng nhất đến quyết định hủy chuyến bay của họ. Đối với nhóm người theo Freud, họ nghĩ rằng giấc mơ là nhân tố thúc đẩy lớn nhất để hủy chuyến bay, thậm chí còn hơn cả sự kiện thực tế là máy bay rơi.
Những người không theo Freud đánh giá sự kiện rơi máy bay ngoài đời thực có ảnh hưởng nhiều đến họ hơn giấc mơ. Nhưng họ vẫn nghĩ rằng những giấc mơ có nhiều ảnh hưởng hơn những suy nghĩ họ có trong khi họ tỉnh.
Phần lớn mọi người nghĩ rằng những giấc mơ của họ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống khi tỉnh thức của họ, thường là nhiều hơn so với một ý nghĩ tương tự khi họ tỉnh. Nhưng các nhà thực nghiệm muốn đẩy sự việc đi xa hơn : điều gì sẽ xảy ra nếu thông điệp từ một giấc mơ xung đột với những điều một người quan tâm/ ưa thích nhất ?
Những sự lừa dối trong giấc mơ.
Hai thực nghiệm tiếp theo của Morewedge và Norton sử dụng một giấc mơ ai đó chúng ta thích làm một chuyện xấu xa với chúng ta. Trong trường hợp này, đó là giấc mơ về một người bạn đã phản bội chúng ta bằng cách hôn người yêu của chúng ta
Những điều nhà nghiên cứu phát hiện được, đó là mọi người nhớ lại một giấc mơ về người bạn hôn người yêu của họ có xu hướng nghĩ rằng giấc mơ đó là vô nghĩa, nhưng khi trong giấc mơ, người lừa dối chúng ta là người mà chúng ta không thích ( ngoài đời ), thì giấc mơ đó tràn đầy ý nghĩa. Điều này đề xuất rằng: mọi người chỉ gắn ý nghĩa vào trong giấc mơ của họ khi những gì liên quan trong giấc mơ phù hợp với những lý do của họ. (This suggests people only imply meaning into their dreams when the implications fit their motives).
Trong 1 nghiên cứu cuối cùng, các thực nghiệm viên để cho giấc mơ của người tham gia chống lại những niềm tin tôn giáo của họ. Một lần nữa, những người tham gia giải thích về sự diễn giải những giấc mơ của họ. Họ rất hạnh phúc tán thành với ý nghĩa của những giấc mơ của họ trừ khi nó xung đột với những niềm tin tôn giáo của họ, trong trường hợp này, họ xem giấc mơ đó là vô nghĩa.
Một phần của lý do người ta đôi khi đặt rất nhiều niềm tin trong các giấc mơ là vì lịch sử văn hóa lâu dài của việc giải thích giấc mơ mà chúng ta thường xuyên thấy trong sách báo, phim ảnh và trên TV .
Morewedge và Norton lập luận rằng có 1 quá trình tâm lý cơ bản hỗ trợ cho niềm tin vào những giấc mơ của con người. Chúng ta rất thường xuyên có những ý nghĩ hỗn độn, như nằm mơ giữa ban ngày về việc được tăng lương. Nếu một ý nghĩ như vậy xuất hiện khi chúng ta tỉnh, nó có thể bị gạt bỏ một cách ý thức rằng đó chỉ là sự mơ tưởng. Nhưng nếu ý nghĩ tương tự như vậy đến trong một giấc mơ, bạn sẽ khó mà xua đuổi nó đi được.
Mặc dù không khả thi về mặt logic, chúng ta vẫn cảm thấy những giấc mơ như đến từ bên ngoài chúng ta. Cùng với lịch sử văn hoá lâu đời của việc phân tích giấc mơ, sự bí ẩn của giấc mơ có thể giải thích phần nào lý do tại sao một số người thấy giấc mơ có sức ảnh hưởng đến thế.
Spring.org.uk
Tại sao mọi người hành động như thể những giấc mơ của họ có thể dự đoán được tương lai.
Tất cả chúng ta đều sống 2 cuộc sống tinh thần. Đời sống tinh thần khi chúng ta tỉnh có tính trật tự, theo tuyến tính, có lý trí và bị hạn chế bởi những quy tắc về hành vi và cơ thể. Nhưng khi chúng ta ngủ thì đó là đời sống hỗn loạn, không tuyến tính, không có quy tắc , và thường không có ý nghĩa.
Theo một số nhà tâm lý học, giấc mơ là sản phẩm phụ của một bộ não bị ngắt kết nối từ đầu vào cảm giác bình thường. Đối với những người khác, giấc mơ biểu hiện cho việc học tập hoặc giải quyết vấn đề vào ban đêm, tự động sàng lọc những mảnh vụn của tâm trí, lướt qua những thông tin vô ích để đổ nó đi giống như phế lịệu tinh thần vậy.
Nhìn chung, mọi người có những niềm tin vững chắc về sức mạnh của những giấc mơ. Theo nghiên cứu gần đây, mọi người dường như tin rằng những giấc mơ có thể dự đoán được tương lai.
Để biết con người gán cho những giấc mơ của họ bao nhiêu ý nghĩa , Carey Morewedge và Michael Norton đã yêu cầu những người tham gia so sánh 4 cách suy nghĩ về những giấc mơ (Morewedge & Norton, 2009):
Người theo học thuyết của Freud: những giấc mơ tiết lộ những sự thật bị chôn vùi về bản thân.
Giải quyết vấn đề : những giấc mơ giúp chúng ta làm việc với những vấn đề của mình trong khi chúng ta ngủ.
Lý thuyết học hỏi : những giấc mơ là cách thức chúng ta xử lý và sắp xếp những sự kiện trong ngày.
Sự hỗn độn: những giấc mơ là những ảo giác sinh động - là kết quả của việc bộ não chúng ta cố gắng diễn giải những xung lực hỗn độn.
Chúng ta để ý thấy 3 lý thuyết cuối đều chia sẻ quan điểm là, trong khi giấc mơ có thể có hoặc không có một mục đích tâm lý, nội dung thực tế của những giấc mơ của chúng ta vẫn là phế thải tinh thần: đôi lúc nó có tính giải trí, đôi lúc thật đáng sợ, thường kỳ lạ , nhưng không có ý nghĩa thực nào trong giấc mơ. Trong cách tiếp cận của người theo học thuyết Freud thì nội dung giữa giấc mơ có một ý nghĩa vững chắc.
Những người tham gia đến từ Mỹ, Hàn Quốc và Ấn Độ tán thành với quan điểm về giấc mơ của học thuyết Freud hơn 3 lý thuyết kia. Những người Mỹ tán thành học thuyết về giấc mơ của Freud là 56%, 8% giải quyết vấn đề, 18% sự hỗn độn và 18% lý thuyết học hỏi.
Mặc dù 56% tán thành Freud nghe có vẻ cao, Morewedge và Norton nghĩ đó vẫn là một sự đánh giá thấp về những gì con người đặt trong giấc mơ của họ. Vì vậy một nghiên cứu thứ hai và thứ ba yêu cầu những người theo Freud và những người không theo Freud đánh giá về tác động của giấc mơ của họ lên hành vi của họ.
Những người tham gia được yêu cầu hãy tưởng tượng họ được tham gia một chuyến bay vào ngày mai khi những sự kiện sau đây xảy đến với họ vào đêm trước ngày bay:
Họ suy nghĩ có ý thức về việc máy bay bị rơi trên đường họ đang đi đến sân bay,
Họ có một giấc mơ về điều tương tự,
Hoặc , nó ( máy bay rơi ) thực sự đã xảy ra vào đêm trước đó!
Họ được yêu cầu sắp xếp những sự kiện đó theo thứ tự có ảnh hưởng nhất đến ít ảnh hưởng nhất đến quyết định hủy chuyến bay của họ. Đối với nhóm người theo Freud, họ nghĩ rằng giấc mơ là nhân tố thúc đẩy lớn nhất để hủy chuyến bay, thậm chí còn hơn cả sự kiện thực tế là máy bay rơi.
Những người không theo Freud đánh giá sự kiện rơi máy bay ngoài đời thực có ảnh hưởng nhiều đến họ hơn giấc mơ. Nhưng họ vẫn nghĩ rằng những giấc mơ có nhiều ảnh hưởng hơn những suy nghĩ họ có trong khi họ tỉnh.
Phần lớn mọi người nghĩ rằng những giấc mơ của họ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống khi tỉnh thức của họ, thường là nhiều hơn so với một ý nghĩ tương tự khi họ tỉnh. Nhưng các nhà thực nghiệm muốn đẩy sự việc đi xa hơn : điều gì sẽ xảy ra nếu thông điệp từ một giấc mơ xung đột với những điều một người quan tâm/ ưa thích nhất ?
Những sự lừa dối trong giấc mơ.
Hai thực nghiệm tiếp theo của Morewedge và Norton sử dụng một giấc mơ ai đó chúng ta thích làm một chuyện xấu xa với chúng ta. Trong trường hợp này, đó là giấc mơ về một người bạn đã phản bội chúng ta bằng cách hôn người yêu của chúng ta
Những điều nhà nghiên cứu phát hiện được, đó là mọi người nhớ lại một giấc mơ về người bạn hôn người yêu của họ có xu hướng nghĩ rằng giấc mơ đó là vô nghĩa, nhưng khi trong giấc mơ, người lừa dối chúng ta là người mà chúng ta không thích ( ngoài đời ), thì giấc mơ đó tràn đầy ý nghĩa. Điều này đề xuất rằng: mọi người chỉ gắn ý nghĩa vào trong giấc mơ của họ khi những gì liên quan trong giấc mơ phù hợp với những lý do của họ. (This suggests people only imply meaning into their dreams when the implications fit their motives).
Trong 1 nghiên cứu cuối cùng, các thực nghiệm viên để cho giấc mơ của người tham gia chống lại những niềm tin tôn giáo của họ. Một lần nữa, những người tham gia giải thích về sự diễn giải những giấc mơ của họ. Họ rất hạnh phúc tán thành với ý nghĩa của những giấc mơ của họ trừ khi nó xung đột với những niềm tin tôn giáo của họ, trong trường hợp này, họ xem giấc mơ đó là vô nghĩa.
Một phần của lý do người ta đôi khi đặt rất nhiều niềm tin trong các giấc mơ là vì lịch sử văn hóa lâu dài của việc giải thích giấc mơ mà chúng ta thường xuyên thấy trong sách báo, phim ảnh và trên TV .
Morewedge và Norton lập luận rằng có 1 quá trình tâm lý cơ bản hỗ trợ cho niềm tin vào những giấc mơ của con người. Chúng ta rất thường xuyên có những ý nghĩ hỗn độn, như nằm mơ giữa ban ngày về việc được tăng lương. Nếu một ý nghĩ như vậy xuất hiện khi chúng ta tỉnh, nó có thể bị gạt bỏ một cách ý thức rằng đó chỉ là sự mơ tưởng. Nhưng nếu ý nghĩ tương tự như vậy đến trong một giấc mơ, bạn sẽ khó mà xua đuổi nó đi được.
Mặc dù không khả thi về mặt logic, chúng ta vẫn cảm thấy những giấc mơ như đến từ bên ngoài chúng ta. Cùng với lịch sử văn hoá lâu đời của việc phân tích giấc mơ, sự bí ẩn của giấc mơ có thể giải thích phần nào lý do tại sao một số người thấy giấc mơ có sức ảnh hưởng đến thế.