SỰ BIẾN ĐỔI TRONG TỪ VỰNG
1. Các biến đổi trong từ vựng được quy về những xu hướng dưới đây, thật ra chỉ là sự phân loại cho tiện việc phân tích. Thực tế các sự kiện biến đổi trong từ vựng nhiều khi đa dạng và phong phú, phức tạp hơn.
2. Các biến đổi này không phải lúc nào cũng diễn ra trong tình trạng tách rời nhau. Chúng có thể cùng diễn ra ở một từ ngữ nào đó và chồng chéo lên nhau, tác động đến nhau. Xét các ví dụ sau đây:
Tiếng Việt vay mượn của tiếng Hán từ long nhãn. Từ này vốn có nghĩa "quả nhãn". Người Việt đã dùng nó ở ai dạng (a) Long nhãn và (b) Nhãn với hai nghĩa khác nhau:
long nhãn = cùi nhãn phơi, sấy khô
nhãn = quả (hoặc cây) nhãn
Như vậy ở đây, người Việt đã vay mượn từ, rút ngắn từ để cho một từ mới, vì họ cấp cho nó nghĩa mới; còn từ nguyên dạng thì lại cung cấp cho nó một nghĩa khác với nghĩa vốn có ban đầu. Rõ ràng, đã có một số biến đổi cùng diễn ra ở một đơn vị từ vựng. Dưới đây là kết quả phân loại các kiểu biến đổi trong từ vựng:
- Những biến đổi ở bề mặt từ vựng
+ Hiện tượng rơi rụng bớt từ ngữ
+ Sự xuất hiện các từ ngữ mới
- Những biến đổi trong chiều sâu của từ vựng
A. Hiện tượng rơi rụng bớt từ ngữ
1. Trong ngôn ngữ vốn có một nguyên tắc chung là chỉ lưu giữ những yếu tố, những đối lập hữu ích; những yếu tố, những đối lập nào thừa (chứ không phải là yếu tố dư – hiểu theo cách của lí thuyết thông tin) không phù hợp với như cầu sử dụng của con người, thì đều bị loại bỏ.
Ví dụ: Trước đây, tiếng Việt có những từ như: mựa (chớ), sá (nên), nữa (hơn), tác (tuổi), chiền (chùa)... hoặc những từ như: thái y, thái giám,... quả thực, nông hội, khổ chủ... thế nhưng ngày nay, trong đời sống giao tiếp thường nhật, chúng gần như vắng bóng hẳn, hoặc hoàn toàn không còn nữa.
2. Nguyên nhân làm cho một từ rơi rụng đi, có thể trong ngôn ngữ; nhưng cũng có thể là những nguyên nhân ngoài ngôn ngữ.
2.a. Nguyên nhân trong ngôn ngữ cơ bản là do sự tranh chấp về giá trị và vị trí sử dụng. Sự va chạm bởi quan hệ đồng âm hoặc đồng nghĩa đã dẫn tới tình trạng tranh chấp đó.
Sự va chạm trong quan hệ đồng âm giữa hai từ A và B không phải bao giờ cũng làm cho một từ phải "ra đi". Chỉ trong một số ít trường hợp, khi cả hai cùng hiện diện được trong ngữ cảnh và gây nên tình trạng lộn xộn, gây mơ hồ hoặc hiểu lầm thì lúc đó một trong hai từ mới bị triệt thoái. Ví dụ: Trong tiếng Anh có từ leten (cho phép) và letten (cản trở, vướng). Cả hai từ này đều biến đổi thành let và đồng âm với nhau. Trong một số hoàn cảnh, chúng gây nên những hiểu lầm. Từ let (cản trở, vướng) nay đã biến mất khỏi đời sống giao tiếp thông thường và chỉ còn để lại bóng dáng của mình trong một số lối nói chuyên môn hoá của môn thể thao quần vợt và môn luật học mà thôi.
Va chạm về đồng nghĩa là khả năng thường gặp trong rất nhiều trường hợp. Nếu A và B đồng nghĩa với nhau và mỗi từ không có một giá trị, phẩm chất riêng, khác biệt nhau thì một trong hai từ đó sẽ dần dần bị rơi rụng. Ngoài ra, nếu A và B như nhau về mọi mặt nhưng một trong hai từ đó lại có những khó khăn trong sử dụng chẳng hạn, thì nó cũng dần dà bị lãng quên. Tình trạng của các cặp từ tiếng Việt: tác = tuổi, chác = đổi, chiền = chùa, han = hỏi; gìn = giữ... đều là những từ như vậy.
Khi có tranh chấp và một từ bị rơi rụng thì có thể nó “một đi không trở lại”. Đó là những trường hợp như các từ của tiếng Việt xưa: mựa (chớ); bui (chỉ); nhẫn (tới); phen (so bì); tua (nên); khứng (chịu); khóng khảy (vui mừng); thửa ([giới từ])... Ngược lại, cũng có khi nó còn để lại tàn dư của mình trong từ vựng hiện đại mà ngày nay ta khó hoặc rất khó nhận ra. Chẳng hạn tiếng Việt xưa có các từ như: đòi (theo), chiền (chùa), tác (tuổi), han (hỏi), nữa (hơn), âu (lo), chác (đổi), ngặt (nghèo),... Trong từ vựng tiếng Việt ngày nay, chúng không còn tư cách là từ nữa, mà chỉ còn để lại dấu vết của mình trong các từ theo đòi, chùa chiền, tuổi tác, hỏi han, hơn nữa, lo âu, đổi chác, ngặt nghèo,... mà thôi.
2.b. Nguyên nhân trong ngôn ngữ thứ hai là sự biến đổi ngữ âm. Trong quá trình diễn biến của ngôn ngữ nói chung và từ vựng nói riêng, bộ mặt ngữ âm của một từ có thể biến đổi đến nối khác lạ hẳn với dạng vốn có ban đầu. Kết cục là dạng cũ của từ bị mất đi bởi vì dạng mới hình thành về sau đã thay thế vào chỗ của nó. Các từ: mấy > với; hoà > và; liễn > lẫn; phen > sánh; mlời > lời... của tiếng Việt đã bị rụng đi bởi nguyên do biến đổi ngữ âm như thế.
2.c. Một nguyên nhân trong ngôn ngữ nữa là sự rút gọn từ. Nếu một từ nào đó lại có dạng rút gọn của mình thì thông thường, dạng nguyên ban đầu dần dần nhường chỗ cho dạng rút gọn. Điều này được định luật Zipf ủng hộ. Zipf đã chứng minh rằng trong ngôn ngữ, những từ thông dụng thường có xu hướng ngắn hơn những từ không thông dụng. Ví dụ: Tiếng Anh hiện nay đã rút ngắn các từ refrigerator, televison, aeroplane thành fridge, TV, plane và chúng được dùng phổ biến hơn.
Trong tiếng Việt, ta cũng có thể thấy hàng loạt trường hợp tương tự như vậy: Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết → Liên Xô; Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội → Việt Minh; vô tuyến truyền hình → vô tuyến...
Tuy nhiên, dù có kích thước dài nhưng không phải từ nào cũng rút gọn được, nhất là đối với những từ phổ biến, được dùng với tần số cao. Khi đó ta thường không gặp dạng rút gọn của nó thay thế cho nó, mà có thể gặp một từ khác ngắn hơn thay thế cho nó. Chẳng hạn, tiếng Anh đã dùng pram (cái xe nôi – dạng rút gọn của từ perambulator) thay thế cho baby carriage và đang ưa dùng car hơn là automobile.
Sự xuất hiện các từ ngữ mới
Các từ ngữ mới thường xuất hiện để bù đắp những thiếu hụt, không thoả mãn, không phù hợp với nhu cầu định danh các sự vật, hiện tượng trong đời sống và trong thế giới của con người. Đôi khi, chúng cũng xuất hiện một phần bởi mốt trong cách định danh, muốn dành cho sự vật một tên gọi mới hơn dù nó đã có tên gọi rồi. Tuy nhiên, lí do thứ nhất vẫn là lí do chủ yếu. Có hai con đường cơ bản làm xuất hiện một từ ngữ mới.
1. Con đường đầu tiên và quan trọng hơn cả là dùng những yếu tố, những chất liệu và quy tắc sẵn có trong ngôn ngữ dân tộc "của mình" để cấu tạo từ mới. Ngoài các phương sách cấu tạo từ thường gặp như đã biết, còn có thể kể thêm như sau:
1.a. Phương thức loại suy. Có thể hiểu đây là cách tạo từ bằng con đường noi theo cấu tạo của từ có trước. Ví dụ:
Tiếng Việt vay mượn từ bidon và cresson của tiếng Pháp nhưng rồi đã tân trang cấu trúc của chúng theo mẫu của một dãy từ mà người Việt tưởng rằng chúng thuộc cùng một dãy cấu tạo như nhau:
bidon — bình tông (cùng dãy sau bình tích, bình trà...)
cresson — cải xoong (cùng dãy sau cải xanh, cải bẹ...)
Tiếng Anh đã cấu tạo motoway (xa lộ) theo railway; và laundromat (hiệu giặt là tự động) theo automat.
1.b. Hoà đúc hai từ có sẵn tạo thành từ mới. Ví dụ:
Tiếng Anh: smog= smoke + fogbrunch= breakfast + lunchmotei= motor + hotel Tiếng Nga: рабкор= рабоуий + корреспондентзарплата= заработная + плата
1.c. Rút ngắn một cụm từ, hoặc từ dài hơn, tạo thành một từ mới. Ví dụ:Tiếng Việt: khiếu tố← khiếu nại + tố cáogiao liên← giao thông + liên lạc Tiếng Anh: public house→ pub (quán rượu, quán ăn)perambulator→ pram (xe nôi)omnibus→ bus (xe buýt)
1.d. Hình thành từ mới do cách ghép các con chữ (âm) ở đầu hoặc cuối từ trong một nhóm từ với nhau. Ví dụ: Ở tiếng Anh, RADAR, AIDS, LASER... và một số tên gọi của các tổ chức như FAO, UNICEF, UNESCO... đều đã hình thành bằng con đường như vậy.1.e. Hình thành từ mới bằng cách chuyển đổi từ loại của từ có sẵn. Ví dụ:
Tiếng Anh: garage→ to garage (cho ô tô ra vào)do one's hair→ hair-do (kiểu tóc; việc làm đầu)
Trường hợp đầu: Chuyển danh từ sang động từ. Trường hợp hai: Chuyển động từ sang danh từ.
2. Con đường thứ hai làm xuất hiện từ ngữ mới là vay mượn
2.a. Trong ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng vay mượn từ ngữ hoặc yếu tố cấu tạo từ từ một ngôn ngữ khác.
+ Người ta có thể vay mượn các từ, ví dụ như:
Trong tiếng Việt: mít tinh, bốc, ten nít... (nguồn gốc Anh); ga, xăng, sơ mi, xà phòng... (nguồn gốc Pháp); bôn sê vich, côm xô môn... (nguồn gốc Nga); câu lạc bộ, ngân phiếu, mậu dịch... (nguồn gốc Hán); shi, lượn, bản... (gốc Tày Nùng).
Trong tiếng Anh: telephone, thermodynamic... (gốc Hi Lạp cổ); cliche, boutique... (nguồn gốc Pháp).
+ Cũng có khi người ta vay mượn yếu tố cấu tạo từ hoặc lấy từ của một ngôn ngữ khác làm yếu tố cấu tạo từ trong ngôn ngữ của mình. Chẳng hạn: các phụ tố -able, -ible, -ent của tiếng Latin; các phụ tố -ism, -ist, -ite của tiếng Hi Lạp; các phụ tố -age, -ance, -ate của tiếng Pháp... đã được vay mượn vào trong tiếng Anh. Trong khi đó, tiếng Việt mượn các yếu tố: -hoá, -sinh, -viên... (nguồn gốc Hán) hoặc mượn hẳn một từ trong ngôn ngữ khác, đem kết hợp với một yếu tố có sẵn của mình để tạo ra từ mới.
canh + gác (garde – gốc Pháp)→ canh gáckhăn + piêu (gốc Thái)→ khăn piêulàng + bản (gốc Tày Nùng)→ làng bản
+ Căn ke lại từ ngữ của ngôn ngữ khác cũng là một hiện tượng vay mượn ngoài ngôn ngữ. Kết quả của hiện tượng này là người ta có một từ mới, được tạo nên bằng cách trực dịch từng yếu tố cấu tạo trong từ của ngôn ngữ khác. Ví dụ: Tiếng Việt có các từ vườn trẻ, nhà văn hoá... là căn ke từ các tên gọi детский сад, дом кулвтуры... trong tiếng Nga. Tiếng Tày Nùng có từ đin nựa là căn ke từ đất thịt trong tiếng Việt. Người Pháp vay mượn từ skyscrapter của tiếng Anh và đã "đồ" lại thành gratte-ceil.
2.b. Đối với các từ ngữ vay mượn, mỗi ngôn ngữ đều có cách xử lí khác nhau bên cạnh những đường nét chung. Người Việt khi vay mượn từ ngữ và đưa vào sử dụng trong ngôn ngữ của mình, thường có những điều chỉnh như sau:
+ Cải tổ cấu trúc ngữ âm của từ cho phù hợp với ngữ âm tiếng Việt và đồng thời có thể rút ngắn từ lại. Nói chung, từ nào có dị biệt với ngữ âm tiếng Việt cũng được cải tạo ít nhiều. Ví dụ: beton – bê tông; garde – gác; boulon – bu lông, bù loong; essence – xăng; enveloppe – lốp... meeting – mít tinh; cowboy – cao bồi; tennis – ten nít... thục địa – thục (củ thục); tiểu tiện – tiểu (đi tiểu);tri huyện – huyện (ông huyện)...
+ Cải tổ nghĩa của từ. Vay mượn từ nhưng lại cấp cho nó một nghĩa khác với nghĩa vốn có của nó. Ví dụ: tử tế là từ gốc Hán vốn có nghĩa là cặn kẽ, chu đáo, nhưng vào tiếng Việt, nó được cấp cho nghĩa tốt bụng. Tương tự như vậy, các nghĩa: lên mặt, hợm hĩnh, tỏ thái độ kiêu ngạo đã được cấp cho hai từ hãnh diện, sĩ diện mà từng yếu tố một vốn có những ý nghĩa hoàn toàn khác: hãnh = may mắn; sĩ = học trò; kẻ có có học thức...
Đọc thêm: Ông nói gà bà tưởng vịt
+ Vay mượn từ ngữ, nhưng không sử dụng tất cả các nghĩa của chúng mà chỉ dùng một số trong các nghĩa đó. Các từ: nhất, hạ, hủ hoá... của tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán là những ví dụ chứng minh cho trường hợp này.
+ Căn ke lại từ ngữ của ngôn ngữ khác cũng là một hiện tượng vay mượn ngoài ngôn ngữ. Kết quả của hiện tượng này là người ta có một từ mới, được tạo nên bằng cách trực dịch từng yếu tố cấu tạo trong từ của ngôn ngữ khác. Ví dụ: Tiếng Việt có các từ vườn trẻ, nhà văn hoá... là căn ke từ các tên gọi детский сад, дом кулвтуры... trong tiếng Nga. Tiếng Tày Nùng có từ đin nựa là căn ke từ đất thịt trong tiếng Việt. Người Pháp vay mượn từ skyscrapter của tiếng Anh và đã "đồ" lại thành gratte-ceil.
2.b. Đối với các từ ngữ vay mượn, mỗi ngôn ngữ đều có cách xử lí khác nhau bên cạnh những đường nét chung. Người Việt khi vay mượn từ ngữ và đưa vào sử dụng trong ngôn ngữ của mình, thường có những điều chỉnh như sau:
+ Cải tổ cấu trúc ngữ âm của từ cho phù hợp với ngữ âm tiếng Việt và đồng thời có thể rút ngắn từ lại. Nói chung, từ nào có dị biệt với ngữ âm tiếng Việt cũng được cải tạo ít nhiều. Ví dụ: beton – bê tông; garde – gác; boulon – bu lông, bù loong; essence – xăng; enveloppe – lốp... meeting – mít tinh; cowboy – cao bồi; tennis – ten nít... thục địa – thục (củ thục); tiểu tiện – tiểu (đi tiểu);tri huyện – huyện (ông huyện)...
+ Cải tổ nghĩa của từ. Vay mượn từ nhưng lại cấp cho nó một nghĩa khác với nghĩa vốn có của nó. Ví dụ: tử tế là từ gốc Hán vốn có nghĩa là cặn kẽ, chu đáo, nhưng vào tiếng Việt, nó được cấp cho nghĩa tốt bụng. Tương tự như vậy, các nghĩa: lên mặt, hợm hĩnh, tỏ thái độ kiêu ngạo đã được cấp cho hai từ hãnh diện, sĩ diện mà từng yếu tố một vốn có những ý nghĩa hoàn toàn khác: hãnh = may mắn; sĩ = học trò; kẻ có có học thức...
Đọc thêm: Ông nói gà bà tưởng vịt
+ Vay mượn từ ngữ, nhưng không sử dụng tất cả các nghĩa của chúng mà chỉ dùng một số trong các nghĩa đó. Các từ: nhất, hạ, hủ hoá... của tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán là những ví dụ chứng minh cho trường hợp này.
B. Những biến đổi trong chiều sâu của từ vựng
Thực chất, nói cho giản dị hơn thì đây là những biến đổi về phương diện ngữ nghĩa của từ trong từ vựng. Những biến đổi này rất phức tạp và tinh tế, nhiều khi chồng chéo lên và cùng diễn ra với những biến đổi ở bề mặt. Có hai trường hợp chính trong biến đổi nghĩa của từ cần được kể tới sau đây.
1. Thu hẹp nghĩa của từ
Đúng ra, phải hiểu đây là sự thu hẹp phạm vi biểu hiện (định danh) của từ. Xu hướng này có thể tìm thấy trong những từ như: thầy... của tiếng Việt; meat, deer... của tiếng Anh...
- thầy: Từ chỗ gọi tên cho các đối tượng như: thầy giáo, thầy đồ, thầy khoá, thầy lang, thầy cai, thầy lí, thầy kí, thầy thông... hiện nay từ này chỉ còn dùng chủ yếu với nghĩa thầy giáo và thầy thuốc.
- meat vốn có nghĩa là "thực phẩm" nói chung; deer vốn chỉ "con vật" nói chung, nhưng nay tiếng Anh đã thu hẹp bớt dung lượng nghĩa của các từ này lại: meat = thịt; còn từ deer chỉ có nghĩa là "con hươu"
- meat vốn có nghĩa là "thực phẩm" nói chung; deer vốn chỉ "con vật" nói chung, nhưng nay tiếng Anh đã thu hẹp bớt dung lượng nghĩa của các từ này lại: meat = thịt; còn từ deer chỉ có nghĩa là "con hươu"
Hiện tượng thu hẹp nghĩa rất hay gặp trong khi xây dựng thuật ngữ cho các ngành khoa học: Người ta thu hẹp nghĩa của từ thông thường lại và chỉ dùng với một nghĩa thuật ngữ, nghĩa chuyên môn hoá đó. Trong tiếng Việt, xu hướng thu hẹp nghĩa nói chung là không mạnh bằng mở rộng nghĩa.
2. Mở rộng nghĩa của từ
Xét các ví dụ:
- Động từ land trong tiếng Anh có nghĩa là tiếp đất, hạ cánh (xuống mặt đất). Hiện nay động từ này mở rộng nghĩa ra, bao gồm cả việc hạ cánh xuống mặt nước (The swan landed on the lake – Con thiên nga hạ cánh xuống mặt hồ).
- Đồng từ cắt trong tiếng Việt vốn có nghĩa là: làm đứt bằng vật sắc. Hiện nay nghĩa của từ này mở rộng ra gồm cả việc chấm dứt hành động, việc làm nào đó (cắt viện trợ, cắt quan hệ, cắt đường chuyền bóng...) hoặc phân công làm việc gì đó theo luân phiên hoặc thứ tự lần lượt: cắt trực nhật, cắt người canh đê, cắt lượt đi tuần...
- Đồng từ cắt trong tiếng Việt vốn có nghĩa là: làm đứt bằng vật sắc. Hiện nay nghĩa của từ này mở rộng ra gồm cả việc chấm dứt hành động, việc làm nào đó (cắt viện trợ, cắt quan hệ, cắt đường chuyền bóng...) hoặc phân công làm việc gì đó theo luân phiên hoặc thứ tự lần lượt: cắt trực nhật, cắt người canh đê, cắt lượt đi tuần...
Cơ sở của việc mở rộng nghĩa của từ chính là sự chuyển di tên gọi đẫn đến việc chuyển nghĩa theo xu hướng mở rộng. Đồng thời với mở rộng nghĩa tất yếu là mở rộng phạm vi định danh của từ. Ví dụ: Trước đây tiếng Việt có từ đồng hồ vốn có nghĩa là "cái hồ làm bằng đồng, trong đó chứa nước để cho chảy dần đi, căn cứ vào lượng nước đã chảy đi nhiều hay ít để tính thời gian". Ngày nay, từ này đã chuyển sang gọi vật dùng để đo thời gian nói chung mà bất kể nó được làm bằng gì, hoạt động theo nguyên tắc nào: đồng hồ quả lắc, đồng hồ điện tử...
Tương tự như trên, ta có thế thấy từ fee (tiền công, tiền thù lao), pen (bút) trong tiếng Anh cũng vậy. fee vốn có nghĩa là "gia súc", thời xưa gia súc đã từng được dùng làm vật thanh toán giá trị. Còn pen vốn có nghĩa là "lông ống, lông vũ" – loại lông mà thời xưa được dùng làm bút viết.
Tương tự như trên, ta có thế thấy từ fee (tiền công, tiền thù lao), pen (bút) trong tiếng Anh cũng vậy. fee vốn có nghĩa là "gia súc", thời xưa gia súc đã từng được dùng làm vật thanh toán giá trị. Còn pen vốn có nghĩa là "lông ống, lông vũ" – loại lông mà thời xưa được dùng làm bút viết.