Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Sử 9 - Bài 25:NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 1946-1950)
I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19-12-1946).
1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ .
*Nguyên nhân bùng nổ:
-Dù đã ký hiệp định sơ bộ (6-3) và Tạm ước (14-9-46), Pháp vẫn khiêu khích chống phá ta:
+Chiếm Hải Phòng ,Lạng Sơn11-46 .Xung đột ở Hà Nội 12-46.
-Đỉnh cao 18-12-46 buộc ta giải tán lực lượng công an và tự vệ ,giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng .
-18,19-12-1946 tại làng Vạn Phúc – Hà Đông , Ban Thường Vụ Trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến .
-Nhân dân ta buộc phải kháng chiến ,đêm 19-12-46. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến .
-Trích đọc :”Chúng ta muốn hòa bình , chúng ta đã nhân nhượng . Nhưng chúng ta càng nhân nhượng , thực dân Pháp càng lấn tới , vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.
Không ! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định mất nước , nhất định không chịu làm nô lệ .”
Hỡi đồng bào !
Chúng ta phải đứng lên!….
View attachment 11957
Lời kêu gọi Toàn Quôc kháng chiến .
View attachment 11956 19/12/1946: Phát lệnh toàn quốc kháng chiến
2. Đường lối chống kháng chiến chống thực dân Pháp của ta :
-Toàn dân, toàn diện , trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế .
-Tính chất chính nghĩa , tự vệ, tiến bộ.
-Tính nhân dân : toàn dân tham gia chiến đấu .
-Toàn diện : trên tất cả các mặt trận như quân sự , chính trị , kinh tế , văn hóa, ngoại giao
II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ( Đà Nẵng )
- Diễn ra quyết liệt .
- Mở đầu tại Hà Nội diễn ra trong hai tháng từ 19-12-1946 đến 17-12-1947 đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng vạn tên địch , tịch thu nhiều vũ khí .
- 17-12-1947 Trung đòan Thủ đô rút về căn cứ Việt Bắc an toàn .
-Kết quả cuộc chiến đấu trong các thành phố:
+Ta giam chân địch trong thành phố để Đảng,Nhà nước và lực lượng rút về chiến khu an toàn, cuộc chiến tạm thời kết thúc, cuộc chiến đấu chuyển sang giai đoạn mới .
+ Địch bị tiêu hao nhiều sinh lực, bị diệt hàng trăm tên, phương tiện chiến tranh bị tiêu hủy, âm mưu đánh úp thất bại.
IV . NHÂN DÂN NAM BỘ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TRỞ LẠI XÂM LƯỢC .
+ Đêm 22 rạng 23-9-1945, được sự giúp sức của quân Anh , thực dân Pháp đánh chiếm Sài gòn , mở đầu xâm lược nước ta lần hai .
+Nhân dân Nam Bộ đã anh dũng đánh địch bằng bất cứ vũ khí gì có trong tay và bằng mọi phương pháp .
+ 10-1945 , tướng Lơ- cléc đến Sài gòn mang theo viện binh .
+Đồng bào miền Bắc và miền Trung hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác , dồn sức người , sức của ủng hộ Nam Bộ kháng chiến .
View attachment 11958
Đoàn quân Nam tiến vào Nam bộ chiến đấu
V. ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN TƯỞNG VÀ BỌN PHẢN CÁCH MẠNG .
-Hòa hoãn , nhân nhượng một số quyền lợi về chính trị ( đồng ý chia 70 ghế trong quốc hội , một số ghế bộ trưởng ..), về kinh tế ( cung cấp lương thực và tiêu tiến mất giá của Tưởng …)
-Ta chủ trương mềm dẻo trong sách lược , cứng rắn về nguyên tắc .., chiến lược.
VI. HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ (6-3-1946) VÀ TẠM ƯỚC ( 14-9-1946) .
1. Hiệp định sơ bộ –6-3-1946.
a. Hoàn cảnh :
- Pháp muốn thôn tính cả nước ta , nên đàm phán với Tưởng để thay thế Tưởng chiếm đóng miền Bắc Việt Nam . Hiệp ước Hoa –Pháp ( 28-2-1946) đặt ra trước 2 con đường :
+ Cầm vũ khí chống Pháp .
+ Chủ động đàm phán với Pháp để loại trừ quân Tưởng , tranh thủ thời gian hòa hoãn , chuẩn bị kháng chiến lâu dài
- Ta chọn con đường thứ hai và ký với Pháp Hiệp Định Sơ Bộ 6-3-1946 .
b. Nội dung :
- Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do .
- Ta đồng ý cho Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng , số quân này sẽ rút dần trong thời hạn năm năm
- Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ
c. Ý nghĩa :
- Loại trừ bớt kẻ thù , tập trung chống kẻ thù chính là thực dân Pháp .
- Ta có thêm thời gian củng cố lực lượng
View attachment 11959
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Hoàng Minh Giám đọc lại lần cuối bản Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946.
2. Tạm nước 14-9-1946 :
- Phía Pháp ra sức phá hoại Hiệp Định ( gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ , thành lập chính phủ Nam Kỳ tự trị …), cuộc đàm phán Việt- Pháp ở Phon -ten –nơ- blô thất bại .
- Trước tình hình đó , ta lại ký với Pháp bản Tạm ước 14-9-1946 nhượng cho Pháp 1 số quyền lợi về kinh tế và văn hóa ở VN, thêm thời gian hòa hõan có lợi cho ta .
-Việc ký các Hiệp Định và Tạm ước trên chứng tỏ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chủ trương sáng suốt đưa nhân dân ta vượt qua những thử thách to lớn sẵn sành bước vào cuộc chiến đấu không thể tránh khỏi .