Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Tản văn, Tạp bút
Sông vẫn hát!
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 30700" data-attributes="member: 6"><p>Mẹ mất năm nó học lớp một. Nó lớn lên trong tình yêu thương dạt dào, bên tiếng ru của bố, cùng tiếng hát của gió từ con sông gần nhà nghe dịu ngọt đến lạ. Lên cấp hai thì bố đưa cô Trâm về… </p><p></p><p> </p><p style="text-align: center"><img src="https://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/10/16/song-161009.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p><p>Cô bán hàng ở chợ. Cuộc sống không dễ chịu với cảnh “mẹ ghẻ con chồng”. Ngôn ngữ “chợ búa” được cô áp dụng triệt để khiến nó sợ hãi. Sự thánh thiện, hoạt bát trong nó rạn vỡ, thay vào là âm thầm, cam chịu...</p><p> </p><p> Khi cô sinh em Minh, em được cưng như vàng, và nó được giao trọng trách trông em. Khi Minh có thể chạy nhảy thì cô Trâm cho người làm thuê thôi việc và nó phải dậy sớm dọn dẹp, bán hàng vào ngày nghỉ. Nó sống im lìm như một chiếc bóng, còn bố thì không để ý vì nghĩ việc học căng thẳng nên mới vậy, cũng do kết quả học tập của nó vẫn tốt. </p><p> </p><p> Bố biết đâu thành tích đó nó đã phải gắng hết mình, một phần nhờ Nam, cậu bạn học giỏi đã nhiệt tình giúp đỡ. Nam và nó có chung sở thích ngắm dòng chảy và nghe tiếng sông hát. </p><p> </p><p> Cậu cũng khéo léo giúp nó hoà đồng, đùa vui cùng chúng bạn để không còn đơn độc. Cả hai cảm thấy hiểu nhau hơn có lẽ vào ngày mà Nam vô tình thấy nó khóc khi cậu đi qua bờ sông chảy dọc theo thị xã. Hình ảnh một bạn gái mảnh mai bên gió sông thổi hiu hắt, làn tóc bay hờ hững, với đôi mắt đỏ hoe, khiến Nam lúng túng. Những giọt lệ ấy làm cho đấng nam nhi mủi lòng, bởi cậu biết gia cảnh của nó.</p><p> </p><p> Tình cảm của hai người lớn dần song chỉ dám để ngỏ trong lòng... Nó tìm được một người bạn để chuyện trò những buồn vui, cùng giúp nhau học tập, vậy là đủ. Nam trong dạ luôn quý mến nó, cậu ấy tin mình sẽ là chỗ dựa cho cô bạn trước mỗi cơn gió to hay nắng mưa bão bùng. </p><p> </p><p> Ngày bế giảng, hai đứa được giao đi xuống đường bờ sông để nhặt những cánh phượng rơi về ghép chữ lên bảng. Cùng nhau đi từ sớm, không khí mát lành khiến nó khoan khoái, dễ chịu. Dọc con đường đó hai đứa nhặt được đầy túi xác phượng, áng chừng đã đủ bèn rủ nhau ngồi nghỉ một chút hẵng về trường. Nam nhanh nhẹn vốc phượng từ trong túi ra, và trong lúc nó líu lo hát cùng gió từ sông thổi vào mát rượi thì nhìn xuống đã thấy Nam xếp xong chữ “I LOVE YOU” bằng những cánh phượng mỏng, thẹn thùng. </p><p> </p><p> Lễ bế giảng tràn ngập màu hoa sặc sỡ, có tiếng cười giòn giã và cả nước mắt đang rơi. Tim nó thảng thốt khi nghĩ đến hồi chuông báo hiệu chia ly đã đến lúc điểm tiếng đầu tiên. Ngơ ngác, sững sờ và tiếc nuối. Cảm xúc đua nhau đến dồn dập, nó khóc. Nam từ đâu đến bên cạnh, nhìn nó đăm đăm và... im lặng. Đôi mắt trong veo khắc sâu trong tâm trí của nó từ lúc đó cho đến tận sau này.</p><p> </p><p> Nó không thi đại học mà quyết định ở nhà bán hàng cùng mẹ kế. Nó thấy thế cũng phù hợp với hoàn cảnh của mình, đại học đâu phải là con đường duy nhất để lập thân. </p><p> </p><p> Nó chỉ thấy trống trải khi giờ đây không có Nam ở bên. Lần gần đây nhất gặp nhau, hình như Nam khóc, Nó thấy có gì đó loang loáng, đượm buồn trên gương mặt bạn. Nam chỉ nói: “Mình đi đây!”. Và thế là nó hiểu, mình nó sẽ vẫn đi tiếp để dệt nên ước mơ về một con đường dài hơn, thị xã ngày càng giàu đẹp hơn bên dòng sông quê.</p><p> </p><p> Nó lại ra bờ sông ngồi thư giãn. Nhìn con sông bao năm không thay đổi vẫn một dòng lặng lẽ, mải miết trôi. Từng làn nước cứ cuộn vòng, đua nhau tựa như dòng đời đang bon chen, tấp nập. Mỗi lượt nước đi mang nặng phù sa bồi đắp qua bao mùa cho mảnh đất thêm màu mỡ. Sông bao đời nay vẫn thế, mảnh đất vẫn phì nhiêu thế. Chỉ có con người là thay đổi và lòng người thì đã khác xưa nhiều lắm, đâu còn thời gian để trải lòng, để nhớ đến tiếng hát của dòng sông.</p><p> </p><p> </p><p style="text-align: right"><p style="text-align: right"><strong>TSL_Dantri.</strong></p> </p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 30700, member: 6"] Mẹ mất năm nó học lớp một. Nó lớn lên trong tình yêu thương dạt dào, bên tiếng ru của bố, cùng tiếng hát của gió từ con sông gần nhà nghe dịu ngọt đến lạ. Lên cấp hai thì bố đưa cô Trâm về… [CENTER][IMG]https://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/10/16/song-161009.jpg[/IMG] [/CENTER] Cô bán hàng ở chợ. Cuộc sống không dễ chịu với cảnh “mẹ ghẻ con chồng”. Ngôn ngữ “chợ búa” được cô áp dụng triệt để khiến nó sợ hãi. Sự thánh thiện, hoạt bát trong nó rạn vỡ, thay vào là âm thầm, cam chịu... Khi cô sinh em Minh, em được cưng như vàng, và nó được giao trọng trách trông em. Khi Minh có thể chạy nhảy thì cô Trâm cho người làm thuê thôi việc và nó phải dậy sớm dọn dẹp, bán hàng vào ngày nghỉ. Nó sống im lìm như một chiếc bóng, còn bố thì không để ý vì nghĩ việc học căng thẳng nên mới vậy, cũng do kết quả học tập của nó vẫn tốt. Bố biết đâu thành tích đó nó đã phải gắng hết mình, một phần nhờ Nam, cậu bạn học giỏi đã nhiệt tình giúp đỡ. Nam và nó có chung sở thích ngắm dòng chảy và nghe tiếng sông hát. Cậu cũng khéo léo giúp nó hoà đồng, đùa vui cùng chúng bạn để không còn đơn độc. Cả hai cảm thấy hiểu nhau hơn có lẽ vào ngày mà Nam vô tình thấy nó khóc khi cậu đi qua bờ sông chảy dọc theo thị xã. Hình ảnh một bạn gái mảnh mai bên gió sông thổi hiu hắt, làn tóc bay hờ hững, với đôi mắt đỏ hoe, khiến Nam lúng túng. Những giọt lệ ấy làm cho đấng nam nhi mủi lòng, bởi cậu biết gia cảnh của nó. Tình cảm của hai người lớn dần song chỉ dám để ngỏ trong lòng... Nó tìm được một người bạn để chuyện trò những buồn vui, cùng giúp nhau học tập, vậy là đủ. Nam trong dạ luôn quý mến nó, cậu ấy tin mình sẽ là chỗ dựa cho cô bạn trước mỗi cơn gió to hay nắng mưa bão bùng. Ngày bế giảng, hai đứa được giao đi xuống đường bờ sông để nhặt những cánh phượng rơi về ghép chữ lên bảng. Cùng nhau đi từ sớm, không khí mát lành khiến nó khoan khoái, dễ chịu. Dọc con đường đó hai đứa nhặt được đầy túi xác phượng, áng chừng đã đủ bèn rủ nhau ngồi nghỉ một chút hẵng về trường. Nam nhanh nhẹn vốc phượng từ trong túi ra, và trong lúc nó líu lo hát cùng gió từ sông thổi vào mát rượi thì nhìn xuống đã thấy Nam xếp xong chữ “I LOVE YOU” bằng những cánh phượng mỏng, thẹn thùng. Lễ bế giảng tràn ngập màu hoa sặc sỡ, có tiếng cười giòn giã và cả nước mắt đang rơi. Tim nó thảng thốt khi nghĩ đến hồi chuông báo hiệu chia ly đã đến lúc điểm tiếng đầu tiên. Ngơ ngác, sững sờ và tiếc nuối. Cảm xúc đua nhau đến dồn dập, nó khóc. Nam từ đâu đến bên cạnh, nhìn nó đăm đăm và... im lặng. Đôi mắt trong veo khắc sâu trong tâm trí của nó từ lúc đó cho đến tận sau này. Nó không thi đại học mà quyết định ở nhà bán hàng cùng mẹ kế. Nó thấy thế cũng phù hợp với hoàn cảnh của mình, đại học đâu phải là con đường duy nhất để lập thân. Nó chỉ thấy trống trải khi giờ đây không có Nam ở bên. Lần gần đây nhất gặp nhau, hình như Nam khóc, Nó thấy có gì đó loang loáng, đượm buồn trên gương mặt bạn. Nam chỉ nói: “Mình đi đây!”. Và thế là nó hiểu, mình nó sẽ vẫn đi tiếp để dệt nên ước mơ về một con đường dài hơn, thị xã ngày càng giàu đẹp hơn bên dòng sông quê. Nó lại ra bờ sông ngồi thư giãn. Nhìn con sông bao năm không thay đổi vẫn một dòng lặng lẽ, mải miết trôi. Từng làn nước cứ cuộn vòng, đua nhau tựa như dòng đời đang bon chen, tấp nập. Mỗi lượt nước đi mang nặng phù sa bồi đắp qua bao mùa cho mảnh đất thêm màu mỡ. Sông bao đời nay vẫn thế, mảnh đất vẫn phì nhiêu thế. Chỉ có con người là thay đổi và lòng người thì đã khác xưa nhiều lắm, đâu còn thời gian để trải lòng, để nhớ đến tiếng hát của dòng sông. [RIGHT][RIGHT][B]TSL_Dantri.[/B][/RIGHT][/RIGHT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Tản văn, Tạp bút
Sông vẫn hát!
Top