Sống thử dẫn đến nhiều cuộc ly dị hơn?

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo
Does Cohabitation Lead to More Divorces?
Getting married without talking about it
Published on March 28, 2013 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love


Sống thử trước hôn nhân đã tăng lên đáng kể, và hơn 70% các cặp đôi ở Mĩ hiện nay đang sống thử trước hôn nhân. Lí do chính ủng hộ cho sống thử trước hôn nhân là nó cho phép các cặp hiểu nhau tốt hơn và xem thử liệu họ có đủ hòa hợp để tiến tới hôn nhân hay không. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu phát hiện thấy sống thử trước hôn nhân gắn liền với nguy cơ ly dị cao, chất lượng hôn nhân thấp hơn, truyền thông trong hôn nhân kém hơn và mức độ bạo lực gia đình cao hơn. Nhưng cũng có 1 số nghiên cứu bác lại sự tương quan tiêu cực giữa sống thử trước hôn nhân và ly dị.

Tại sao sống thử trước hôn nhân là 1 hiện tượng trở nên quá phổ biến, và lí do chính biện minh cho việc sống thử là để gia tăng sự hòa hợp, lại có những kết quả gây tranh cãi như trên?

Lý thuyết cam kết đã phân biệt giữa những tác động thúc đẩy sự kết nối đối lập với những tác động làm gia tăng những phí tổn của việc chia tay. Yêu 1 ai đó là 1 sức mạnh thúc đẩy chúng ta thiết lập 1 mối quan hệ lãng mạn với người này, trong khi tình trạng đã kết hôn là 1 sức mạnh ngăn cản chúng ta thiết lập 1 mối quan hệ như vậy vì phí tổn quá cao của nó. Scott Stanley và cộng sự cho rằng quyết định kết hôn trong khi đang sống thử được đưa ra thông qua 1 quá trình cuốn đi (drifting) và hầu như không có bất kì quá trình ra quyết định 1 cách cân nhắc, thận trọng nào. Vì vậy, hơn 1/2 các cặp đang sống thử không nói về nó mà họ chỉ trượt vào quá trình đó. Quá trình cuốn đi đó đem lại 1 gánh nặng tương đối lớn hơn về phí tổn (ví dụ, những bổn phận tài chính, chia sẻ tiền thuê nhà, mang thai...) vượt quá tình yêu, so với khi sống thử là không có những gánh nặng phí tổn đó. Phí tổn đã tăng lên nhưng không có sự thay đổi lớn nào trong cường độ của tình yêu.

Stanley và cộng sự còn lập luận thêm rằng sự suy giảm tình yêu có thể trở thành vấn đề sau hôn nhân, khi các cặp đôi sẽ phải đối mặt với nhiều trở ngại khác nhau. Nhưng điều thú vị là những ảnh hưởng tiêu cực của sống thử lên hôn nhân giảm đáng kể khi sống thử được bắt đầu sau khi hứa hôn; đó là khi quyết định kết hôn được đưa ra trước khi các cặp sống thử. Trong trường hợp này, quyết định kết hôn xảy ra khi gánh nặng của phí tổn, liên quan đến tình yêu, không lớn hơn. Thêm nữa, những cặp vợ chồng đã từng sống thử trước khi kết hôn thông báo có sự truyền thông tiêu cực hơn, sự thỏa mãn thấp hơn và nhiều sự gây hấn thể lý hơn những cặp chỉ sống thử sau khi hứa hôn hoặc kết hôn.

Những nguyên nhân khác giải thích tại sao việc sống thử dường như làm hạn chế khả năng đạt được 1 quyết định phù hợp về việc liệu có nên kết hôn không, là các cặp sống thử có xu hướng tối thiểu hóa những sự khác biệt giữa sống thử và hôn nhân; cụ thể là những khác biệt về sự cam kếtnhững thách thức.

Nhiều cặp sống thử quyết định kết hôn giả định rằng sự khác biệt giữa sống thử và kết hôn là nhỏ. Giả định này là 1 lý do chính biện minh cho sống thử trước hôn nhân: sống thử được xem như 1 bài kiểm tra, trong những hoàn cảnh giống nhau, về sự phù hợp cho hôn nhân của cặp đôi. Chúng ta có thể gọi giả định này là ảo tuởng sống thử: sống thử có vẻ giống với hôn nhân nhưng thực sự thì không. Sống thử không bao gồm tất cả những sự kiềm chế, bắt buộc của hôn nhân (ví dụ như ít tự do hơn, tính độc chiếm) và những thách thức (như nuôi con).

Có vẻ như sống thử là 1 bài kiểm tra sang, 1 bài kiểm tra với ít sự cam kết và ít thách thức. 1 lí do cho sự ít cam kết trong sống thử là sống thử là 1 tình trạng mơ hồ - nó không rõ ràng về mối quan hệ sẽ đi theo hướng nào, bản chất của mối quan hệ này và những bổn phận của nó là gì. Còn sự cam kết cao đi liền với sự rõ ràng lẫn nhau giữa 2 người. Trong những điều kiện đó, cảm giác của cặp đôi rằng họ sẽ hòa hợp với nhau tốt có thể là sự ảo tưởng khi những hoàn cảnh “sang” biến mất.

Khi 1 cặp đôi bước vào hôn nhân sau khi sống thử, niềm đam mê của họ không còn ở tột đỉnh, cũng như tần suất quan hệ tình dục giảm dần khi mối quan hệ kéo dài, chỉ đạt khoảng 1 nửa tần suất sau 1 năm kết hôn so với tháng đầu tiên của hôn nhân, và giảm dần dần sau đó. Nếu trong suốt thời gian sống thử, niềm đam mê của họ đã đạt đến đỉnh điểm thì họ sẽ đối mặt với những năm tháng đầy thách thức của hôn nhân mà không có động lực của sự đam mê đem lại cho mối quan hệ và cung cấp năng lượng để vượt qua những thách thức mà họ sẽ cần. Cũng có thể sau sống thử, con người xem nhẹ việc ly dị hơn vì khi sống thử bạn đã trải qua việc chia ly như 1 điều tự nhiên.


Nguồn: PsychologyToday

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top