Các nhà khoa học vừa phát minh loại lớp phủ polyurethane có khả năng tự hàn gắn các vết trầy nhờ ánh nắng mặt trời. Chất liệu mới này xóa vết trầy trong vòng 60 phút do bức xạ cực tím của ánh nắng gây ra phản ứng hóa học cho phép nó “hàn gắn”.
Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết chất liệu này có thể được dùng trong việc sản xuất bao bì, quần áo và các sản phẩm y sinh học cũng như làm nước sơn cho xe cộ. Các thử nghiệm cho thấy ánh nắng càng chói sáng càng đẩy nhanh tiến trình sửa chữa.
Tiến sĩ Marek Urban và Biswajit Ghosh, thuộc Đại học Nam Mississippi (Mỹ), đã tạo ra được chất liệu mới từ chất tự nhiên có trong vỏ tôm và cua. Lớp phủ bao gồm một mạng lưới các phân tử “oxetane” hình vòng tròn và chúng sẽ vỡ ra khi bị tổn thương. Ánh nắng mặt trời tạo ra một phản ứng hóa học cho phép chitosan - thành phần trích từ vỏ tôm cua của chất liệu, sửa chữa các vòng bị vỡ.
Các chuỗi chitosan hình thành những mối liên kết chéo với các đầu oxetane phản ứng để đóng các vòng lại và sửa chữa toàn bộ mạng lưới. Ở da người, các vết thương cũng được hàn gắn bởi một mạng lưới liên kết chéo protein fibrin của vết sẹo.
Theo QUANG HƯƠNG - TTO
Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết chất liệu này có thể được dùng trong việc sản xuất bao bì, quần áo và các sản phẩm y sinh học cũng như làm nước sơn cho xe cộ. Các thử nghiệm cho thấy ánh nắng càng chói sáng càng đẩy nhanh tiến trình sửa chữa.
Tiến sĩ Marek Urban và Biswajit Ghosh, thuộc Đại học Nam Mississippi (Mỹ), đã tạo ra được chất liệu mới từ chất tự nhiên có trong vỏ tôm và cua. Lớp phủ bao gồm một mạng lưới các phân tử “oxetane” hình vòng tròn và chúng sẽ vỡ ra khi bị tổn thương. Ánh nắng mặt trời tạo ra một phản ứng hóa học cho phép chitosan - thành phần trích từ vỏ tôm cua của chất liệu, sửa chữa các vòng bị vỡ.
Các chuỗi chitosan hình thành những mối liên kết chéo với các đầu oxetane phản ứng để đóng các vòng lại và sửa chữa toàn bộ mạng lưới. Ở da người, các vết thương cũng được hàn gắn bởi một mạng lưới liên kết chéo protein fibrin của vết sẹo.
Theo QUANG HƯƠNG - TTO