Soạn văn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

hoangphuong

New member
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(Tản Viên từ phán sự lục)
Nguyễn Dữ

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một truyện đặc sắc trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện có ý nghĩa hiện thực rõ ràng và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Hồn ma tướng giặc họ Thôi là hiện thân của sự giả trá, gian xảo. Tử Văn tiêu biểu cho những con người cương trực, dũng cảm, yêu nước, trọng công lý, chống tà ma nhưng vẫn trọng thần linh. Qua câu chuyện, tác giả biểu hiện lòng tin vào những con người có lòng thiện, có bản lĩnh, dù phải chết cũng không sợ. Họ tất sẽ chiến thắng.

Chuyện chức sự đền Tản Viên tiêu biểu cho đặc trưng thể loại truyền kỳ với tính chất kỳ ảo. Truyện được kể một cách hấp dẫn, cốt truyện được kết cấu như một xung đột giàu kịch tính.


II. GỢI Ý SOẠN BÀI

1. Phân tích các sự kiện từ "Đốt đền xong...” đến "...bỏ người ấy vào ngục cửu u".

a. Đoạn truyện từ "Đốt đền xong, chàng về nhà"... đến "...bỏ người ấy vào ngục Cửu u" có 3 sự kiện lớn:

- Tử Văn gặp hồn ma tướng giặc họ Thôi.

- Tử Văn gặp thần Thổ Công.

- Tử Văn gặp Diêm Vương.

b. Tử Văn đã giải quyết từng sự việc một cách bản lĩnh. Khi thấy "một người... đội mũ trụ... tự xưng là cư sĩ" đòi dựng trả ngôi đền, "Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên". Khi thấy "một ông già áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã". Tử Văn kinh ngạc "sao mà nhiều thần quá vậy?". Đến Vương phủ, mặc dù không khí rùng rợn, lại bị đe doạ, vu cáo, bị Diêm Vương mắng, uy hiếp... Tử Văn vẫn khảng khái: "Ngô Soạn này là kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian".

c. Các sự kiện xảy ra đối với Tử Văn trong thời gian 2 ngày. Đó là hai ngày Tử Văn bị bắt xuống hầu Diêm Vương. Trong hai ngày ấy, Tử Văn gặp hồn ma tướng giặc họ Thôi, Thổ Công và Diêm Vương. Các cuộc gặp gỡ này rất ly kì.

d. Trước khi đốt đền, Tử Văn "tắm gội sạch sẽ, khấn trời". Điều đó cho thấy Tử Văn lấy con người và lòng trong sạch, thái độ thành kính của mình mong trời chia sẻ, thấu hiểu, soi xét. Hành động của Tư Văn xuất phát từ ý thức rõ ràng: "Thấy sự gian tà thì không chịu được" chứ không phải việc làm động chạm thần linh.


* Nhân vật Bách hộ họ Thôi thể hiện tâm lý, tính cách qua các chi tiết:

- Ở nhà Tử Văn, hắn tự xưng là cư sĩ, dùng đạo Nho để buộc tội Tử Văn, lấy oai linh quỷ thần để hăm doạ không được thì tức giận, thề thốt, phất áo ra đi.

- Ở Vương phủ, hắn đến trước Tử Văn để kêu cầu, lừa dối cả Diêm Vương. Tử Văn cứng cỏi, hắn cũng ngoan cố vu vạ. Sợ bị phát giác, hắn nhận tội một cách lập lờ, lại còn xin Diêm Vương khoan dung cho Tử Văn.

Đúng là sống cướp nước, chết cướp đền, Bách hộ họ Thôi vô cùng gian trá, xảo quyệt.

2. Qua lời giới thiệu về Tử Văn và nguyên nhân đốt đền của chàng, anh (chị) thấy tính cách Tử Văn bộc lộ thế nào?

Qua lời giới thiệu về Tử Văn và nguyên nhân đốt đền của chàng, ta thấy Tử Văn là con người "khảng khái”, "nóng nảy" và "cương trực". Tử Văn là người coi trọng công lý, bất bình trước cái xấu, cái ác lộng hành làm mưa làm gió.


3. Truyện kể về cuộc đấu tranh sống còn giữa hai thế lực: Một bên là con người (do Ngô Tử Văn đại diện), một bên là thần linh ma quỷ (Minh ti, hồn ma Bách hộ họ Thôi). Nêu ý nghĩa của cuộc đấu tranh này? Các thế lực thần linh, ma quỷ đã phản ánh điều gì trong thời đại Nguyễn Dữ?

- Cuộc đấu tranh giữa hai thế lực có ý nghĩa hiện thực cụ thể và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc: Lên án giặc ngoại xâm, tố cáo sự cấu kêt của thần quyền, phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn tin tưởng vào chính nghĩa thắng gian tà.

- Thế lực thần linh, ma quỷ đã phản ánh về cái ác, cái xấu, cái gian trá, bất công hoành hành trong thời đại Nguyễn Dữ.

4. Phân tích các yếu tố truyền kì.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngay từ nhan đề đã đưa người đọc bước vào thế giới ly kì, biến ảo. Truyện toàn viết về thần linh (Thổ công, Đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma tướng giặc) rồi chuyện chết đi sống lại (Tử Văn chết hai ngày rồi còn trở về; chết để nhận chức phán sự đền Tản Viên). Điều đáng nói ở đây là cốt lõi hiện thực đã được lồng vào một cốt truyện kì ảo. Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để rồi khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết... sẽ nhận ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

(Sưu tầm)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top