Trong khi đọc và tìm hiểu về các tác phẩm văn học các em thường bắt gặp kiểu câu rút gọn. Vậy thế nào là rút gọn câu? Để trả lời cho câu hỏi này mời các em cùng Sen Biển soạn bài Rút gọn câu nhé!

Thế nào là rút gọn câu
Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):


Cấu tạo câu (a) không có chủ ngữ còn câu (b) đầy đủ chủ-vị.

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu (a): Tôi, ta, em, chúng tôi, chúng em, …

Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Chủ ngữ trong câu (a) bị lược bỏ là bởi toàn bộ cụm động từ làm vị ngữ đã trở thành một kinh nghiệm, lời khuyên chung cho nhiều người không phải riêng ai.

Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

a. Lược bỏ vị ngữ. Vì có thể căn cứ vào câu trước để xác định được vị ngữ đuổi theo nó cho câu đó.
b. Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ. Vì ở câu hỏi Bao giờ cậu đi Hà Nội?
Có thể hiểu được ý của câu trả lời là Ngày mai tôi đi Hà Nội.
Cách dùng câu rút gọn

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Các câu in đậm thiếu thành phần chủ ngữ. Không nên rút gọn như vậy, bởi trong trường hợp này, việc rút gọn tạo ra sự cộc lốc, khó hiểu.

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Sửa lại câu in đậm: Bài kiểm tra toán ạ.

Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Tóm lại, khi rút gọn câu cần chú ý: Tránh gây khó hiểu, cộc lốc, hiểu sai nội dung. Đồng thời cũng nên tránh thái độ thiếu lễ phép, khiếm nhã.
Soạn bài rút gọn câu.jpg

(Ảnh sưu tầm internet)

Luyện tập

Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):


- Câu rút gọn là câu (b) và (c). Chúng được rút gọn chủ ngữ.
Mục đích: Tạo sự ngắn gọn, cô đọng – một đặc điểm của tục ngữ, hơn nữa các câu này mang ý nghĩa đúc rút kinh nghiệm chung.

Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đoạn Câu khôi phục
Bổ sung chủ ngữ Câu rút gọn
a. Ta Bước đến đèo ngang, bóng xế tà,
Ta Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
b. Người ta Đồn rằng quan tướng có danh
quan tướng Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.
Vua Ban khen rằng:“Ấy mới tài”
Quan tướng Đánh giặc thì chạy trước tiên
Quan tướng Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!
- Thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn là vì thơ, ca dao chuộng lối diễn đạt súc tích, số chữ trong mỗi dòng thơ cũng hạn chế theo luật thơ.

Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Lí do gây hiểu lầm: Việc sử dụng những câu rút gọn làm cho đối tượng đề cập của hai người trong cuộc đối thoại không trùng khớp. Trong khi vị khách hỏi về người bố cậu bé, thì cậu bé lại trả lời về tờ giấy mà bố đưa.
- Bài học: Nên tránh rút gọn câu trong những trường hợp ngữ cảnh không rõ ràng, dễ gây hiểu lầm.

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Chi tiết gây cười và phê phán:
Rút gọn câu quá ngắn gọn, cộc lốc không phù hợp: Đây (ý nói là người ở đây); Mỗi (nhà có một con); Tiệt (bố mẹ đã mất rồi) gây ra sự thô lỗ, khiếm nhã với người khác. Phê phán: Thói tham ăn đến mất lịch sự, mất tình nghĩa.

Với bài viết Soạn bài Rút gọn câu Sen Biển hi vọng đã mang đến một kiến thức bổ ích và lý thú cho các em, góp phần cùng các em học tốt và chinh phục môn Ngữ Văn lớp 7. Cảm ơn sự đồng hành và ủng hộ của các em cho vnkienthuc.com

Sen Biển( tổng hợp)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top