Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Cơ Sở
LỚP 9
Ngữ văn 9
Soan bài Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Sen Biển" data-source="post: 194740" data-attributes="member: 110786"><p><strong>Soạn bài Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Mẫu 2</strong></p><p><strong></strong></p><p><strong>Đề 1. Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.</strong></p><p></p><p>Cuộc sống không ai là không cần một người bạn. Những người bạn thân sẽ luôn cùng nhau chia sẻ mọi khó khăn trong cuộc sống, bao dung mọi lỗi lầm của nhau.</p><p></p><p>Gần đến ngày sinh nhật, tôi hào hứng lên danh sách để mời các bạn dự tiệc. Trong lúc đang ghi danh sách khách mời, bỗng tôi nhận được một tin nhắn của Hà, một người bạn cũ ở dưới quê. Hà đã hỏi tôi rằng năm nay có tổ chức sinh nhật không. Tôi bối rối suy nghĩ và không biết nên trả lời Hà thế nào. Từ ngày gia đình tôi lên thành phố, tôi cũng ít khi liên lạc với Hà, mặc dù lúc trước chúng tôi từng rất thân nhau.</p><p></p><p>Tôi không muốn mời Hà lần này vì Hà người nhà quê, ăn mặc quê mùa khiến tôi rất ngại với bạn bè ở phố. Suy nghĩ vậy, tôi quyết định trả lời là “không”. Hà đọc được liền nhắn tin lại cho tôi bày tỏ sự tiếc nuối và hứa có dịp sẽ lên thành phố thăm tôi. Tôi tiếp tục lên danh sách và viết thiệp. Xong xuôi, tôi nằm mường tượng về bữa tiệc thịnh soạn, những ngọn nến màu, những món quà thật to và tiếng cười nói của chúng bạn. Cứ nghĩ miên man mà tôi đã thiếp đi từ lúc nào không hay. Sáng hôm sau, tôi là người đến lớp sớm nhất, muốn tạo cho các bạn bất ngờ tôi đã lén đặt từng tấm thiệp dưới bàn của từng bạn. Khi nhìn thấy nó, ai cũng vui vẻ và hứa sẽ đến tham dự.</p><p></p><p>Đến ngày sinh nhật tôi, các bạn trong lớp đều đến đầy đủ, trên tay sẵn một món quà. Căn nhà ấm áp đón chào những người bạn thân. Chúng tôi đã cùng nhau nói chuyện, vui chơi, chụp hình rất nhiều. Bữa tiệc sinh nhật đang diễn ra vui vẻ thì tôi nghe thấy tiếng mẹ gọi:</p><p></p><p>- Mai ơi, có bạn Hà ở dưới quê ngoại đến thăm con kìa!</p><p></p><p>Nghe vậy, tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Chạy ra xem thì đúng là Hà - người bạn thân thiết của mình thật. Tôi nhìn Hà đầy ngại ngùng, không biết phải nói gì cả. Còn Hà thì vui vẻ đến bên tôi, nói:</p><p></p><p>- Mình còn tưởng năm nay bạn không được tổ chức sinh nhật, sẽ cảm thấy buồn lắm. Nên mình đã cố ý lên thăm để đem cho bạn một bất ngờ.</p><p></p><p>Nói rồi, Hà đặt chiếc túi bóng nhỏ vào tay tôi, bên trong là những chùm roi đỏ mọng. Tôi nhớ lại, có lần ở quê, tôi cùng Hà dạo chơi trong vườn cây nhà bà ngoại. Lúc đó, tôi đã nói rằng, loài quả mà tôi thích ăn nhất là roi. Hà đã không ngại trèo lên cây cao hái cho tôi những chùm roi chín mọng đưa cho tôi, mỉm cười nói rằng mình ở quê, trèo cây quen rồi. Nghĩ đến đó, khóe mắt tôi cay xè, cảm thấy vô cùng hối hận vì những suy nghĩ ích kỷ trước đó của mình. Tôi ôm lấy Hà rồi bật khóc, ngập ngừng nói lời xin lỗi. Tôi thú nhận tất cả những suy nghĩ của mình cho Hà nghe.</p><p></p><p>Hà chỉ mỉm cười nhìn tôi nói: “Không sao đâu! Chúng mình là bạn tốt của nhau mà. Mình sẽ tha thứ cho bạn!”. Điều đó khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm phần nào. Sau đó, tôi đưa Hà vào bên trong cùng dự tiệc sinh nhật của mình.</p><p></p><p>Một tình bạn chân thành sẽ giúp mỗi người nhận ra được nhiều bài học ý nghĩa. Tình bạn của tôi và Hà cũng vậy. Cũng nhờ có kỉ niệm này, mà tôi đã học được cách chia sẻ, yêu thương với mọi người xung quanh nhiều hơn.</p><p></p><p><strong>Đề 2. Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.</strong></p><p></p><p>Cuối tuần vừa rồi, lớp tôi có tổ chức một buổi sinh hoạt lớp để tổng kết thi đua của tháng. Buổi sinh hoạt diễn ra vào tiết cuối cùng của buổi chiều với giám sát của cô giáo chủ nhiệm.</p><p>Sau khi tổng kết kết quả thi đua của cả lớp và từng tổ trong lớp theo tháng. Với tư cách là một lớp trưởng, tôi đã thay mặt cả lớp đề ra mục tiêu thi đua của tháng tới. Sau khi phát biểu xong, cô chủ nhiệm yêu cầu tôi lấy ý kiến của các bạn trong lớp. Sau câu hỏi của tôi, cả lớp chìm vào yên lặng. Một vài phút sau một cánh tay giơ lên. Đó là Hoa - tổ trưởng của tổ bốn. Tôi hồi hộp lắng nghe ý kiến của Hoa. Lời phát biểu của Hoa xoay quanh nội dung chính về Nam - một học sinh mới chuyển đến lớp. Hoa cho rằng Nam là một cậu bạn nghịch ngợm, trong giờ học thường bị thầy cô nhắc nhở gây ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Hoa cũng đề nghị cần có những biện pháp kiểm điểm đối với Nam.</p><p></p><p>Sau khi nghe hết ý kiến của Hoa, cả lớp bắt đầu xôn xao. Có bạn đồng tình, có bạn phản đối. Tôi đã đề nghị với cô giáo được tự giải quyết vấn đề này. Trong ấn tượng của tôi, tuy Nam là một cậu bạn khá nghịch ngợm nhưng lại rất tốt bụng. Chính vì vậy, tôi đã đưa ra những lí lẽ để chứng minh điều đó.</p><p></p><p>- Thưa các bạn, trước hết tôi xin được tiếp nhận ý kiến của Hoa. Nam là một học sinh mới chuyển đến lớp mình không lâu. Tuy khá là nghịch ngợm, nhưng Nam lại là một người bạn rất tốt. Trong học tập, Nam có thành tích học tập rất giỏi. Bạn ấy thường xuyên giảng bài cho các bạn trong lớp. Có những câu trả lời khó của thầy cô, Nam cũng là người đứng ra trả lời. Trong lao động, Nam luôn nhận những công việc nặng về mình. Khi có bạn đến muộn, Nam đều nhận trực nhật thay. Tất cả những hoạt động của lớp và trường, Nam luôn sẵn sàng tham gia khi không có bạn nào chịu nhận. Cảm động nhất có lẽ là hành động của Nam đối với Hùng. Khi Hùng gặp tai nạn, không thể đạp xe đến trường. Ngày nào, Nam cũng đến đón Hùng, đưa bạn đến trường và cõng Hùng tận lên lớp. Tôi tin chắc chắn rằng bất cứ thành viên nào trong lớp cũng đã từng một lần được Nam giúp đỡ. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng, những thành tích mà Nam đạt được đã xóa đi được hết những lỗi sai mà bạn mắc phải.</p><p>Cả lớp bắt đầu xôn xao bàn tán. Những ý kiến tán thành dường như ngày càng nhiều hơn. Ngay cả Hùng - nhân vật trong câu chuyện mà tôi vừa kể cũng đứng lên bày tỏ sự tán thành với tôi. Còn Hoa - người vừa phát biểu ý kiến về Nam cũng đã bị tôi thuyết phục. Nam cũng tự nhận ra những lỗi sai của mình, và hứa sẽ sửa chữa.</p><p></p><p>Buổi sinh hoạt kết thúc với lời tổng kết của cô giáo chủ nhiệm. Cả lớp tôi cùng nhau hứa sẽ cố gắng để kết quả thi đua tháng sau sẽ cao hơn tháng ngày.</p><p></p><p><strong>Đề 3. Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (từ đầu đến “Bây giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.</strong></p><p></p><p>Tôi là Trương Sinh, con một nhà hào phú nức tiếng giàu có trong vùng. Từ nhỏ, tôi đã chẳng mặn mà gì với việc dùi mài kinh sử nên lúc lớn cũng chỉ sống dựa vào nếp nhà. Nhiều người nói tôi trăng hoa ong bướm nhưng tôi thì không nghĩ vậy, vì từ khi lớn lên đến giờ, tôi chỉ thích có mỗi một người đó là Vũ Thị Thiết người con gái ở Nam Xương, nhà nghèo nhưng nổi tiếng khắp nơi về nết na và tư dung tốt đẹp. Tôi thưa với mẹ. Tính ngày tháng tốt, mẹ sửa soạn trăm lạng vàng, sang nhà Vũ Nương xin cưới nàng cho tôi.</p><p></p><p>Tuy là con nhà nghèo nhưng nàng rất “công dung ngôn hạnh”, vì vậy cuộc sống lứa đôi của chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, chẳng bao lâu sau, đất nước có chiến tranh, tôi bị sung vào lính. Khi đó, Vũ Nương – vợ tôi đang mang thai đứa con đầu lòng. Ngày chia tay bịn rịn, lưu luyến đầy nước mắt. Tôi cúi đầu thương cảm nhận lời dạy bảo của mẹ già. Tôi đau đớn nghe những lời li biệt của Vũ Nương rồi lên đường ra nơi biên ải. Trong lòng vừa thương nhớ vợ con, vừa lo lắng cho mẹ già.</p><p></p><p>Ở nơi chinh chiến, tôi không nguôi nhớ về ngôi nhà đơn sơ với mẹ già và người vợ trẻ. Mãi rồi cuộc chiến cũng chấm dứt, tôi được trở về quê. Vừa đặt chân đến nhà thì hay tin mẹ già đã mất, tôi vô cùng đau xót, tiếc thương. Đứa con trai – tên Đản – lúc ấy đã biết nói. Cảnh nhà heo hút, sầu thảm. Tôi bế con ra thăm mộ mẹ. Đứa con chưa bén hơi cha cứ quấy khóc hoài. Tôi cố gắng dỗ con:</p><p></p><p>- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.</p><p></p><p>Đản ngây thơ hỏi lại tôi:</p><p></p><p>- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói? Chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.</p><p></p><p>Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe con nói thế, liền gạn hỏi thằng bé, đứa con nói:</p><p></p><p>- Trước đây có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.</p><p></p><p>Nghe lời con trẻ, tôi vừa đau lòng vừa tức giận. Vậy ra vợ tôi là người đàn bà hư hỏng, trong lúc chồng đi chiến trường thì ở nhà lăng loàn với người đàn ông khác. Thế mà, ở nơi bom rơi đạn lạc, tôi đã quên cả mình để không ngừng nhớ tới nàng, mong ngày mong đêm để được về đoàn tụ với nàng.</p><p></p><p>Về đến nhà, tôi la um lên cho hả giận. Vợ tôi đã hết lời thanh minh, hàng xóm đã hết lời khuyên giải, nhưng mặc, tôi đuổi Vũ Nương đi. Biết tôi không tin vào sự thật, nàng đau đớn ôm con lần cuối cùng rồi ra khỏi nhà.</p><p></p><p>Chiều muộn hôm đó, tôi nghe tin nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Tuy vẫn giận nhưng tôi cũng mang lưới ra để vớt xác nàng nhưng vớt mãi suốt đêm cũng chẳng thấy đâu.</p><p></p><p>Một đêm vắng vẻ, tôi ngồi ôm con bên ngọn đèn mới thắp, lòng buồn rầu nghĩ đến Vũ Nương </p><p>Bỗng thằng bé reo lên:</p><p></p><p>- Cha Đản lại đến kia kìa!</p><p>Tôi vội hỏi đâu thì nó chỉ vào cái bóng của tôi trên tấm vách. Tôi chợt hiểu ra mọi chuyện. Trời ơi! Chính tôi đã giết vợ mình. Vợ tôi đã chết oan uổng vì sự hồ đồ, đa nghi, cả ghen, ích kỉ,… của chính tôi. Tôi hối hận quá. Nhưng muộn mất rồi. Chính tôi đã làm tôi mất vợ, làm bé Đản mất mẹ. Tôi ân hận quá nhưng muộn mất rồi, muộn mất rồi…</p><p></p><p><strong>Sen Biển(sưu tầm)</strong></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Sen Biển, post: 194740, member: 110786"] [B]Soạn bài Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Mẫu 2 Đề 1. Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.[/B] Cuộc sống không ai là không cần một người bạn. Những người bạn thân sẽ luôn cùng nhau chia sẻ mọi khó khăn trong cuộc sống, bao dung mọi lỗi lầm của nhau. Gần đến ngày sinh nhật, tôi hào hứng lên danh sách để mời các bạn dự tiệc. Trong lúc đang ghi danh sách khách mời, bỗng tôi nhận được một tin nhắn của Hà, một người bạn cũ ở dưới quê. Hà đã hỏi tôi rằng năm nay có tổ chức sinh nhật không. Tôi bối rối suy nghĩ và không biết nên trả lời Hà thế nào. Từ ngày gia đình tôi lên thành phố, tôi cũng ít khi liên lạc với Hà, mặc dù lúc trước chúng tôi từng rất thân nhau. Tôi không muốn mời Hà lần này vì Hà người nhà quê, ăn mặc quê mùa khiến tôi rất ngại với bạn bè ở phố. Suy nghĩ vậy, tôi quyết định trả lời là “không”. Hà đọc được liền nhắn tin lại cho tôi bày tỏ sự tiếc nuối và hứa có dịp sẽ lên thành phố thăm tôi. Tôi tiếp tục lên danh sách và viết thiệp. Xong xuôi, tôi nằm mường tượng về bữa tiệc thịnh soạn, những ngọn nến màu, những món quà thật to và tiếng cười nói của chúng bạn. Cứ nghĩ miên man mà tôi đã thiếp đi từ lúc nào không hay. Sáng hôm sau, tôi là người đến lớp sớm nhất, muốn tạo cho các bạn bất ngờ tôi đã lén đặt từng tấm thiệp dưới bàn của từng bạn. Khi nhìn thấy nó, ai cũng vui vẻ và hứa sẽ đến tham dự. Đến ngày sinh nhật tôi, các bạn trong lớp đều đến đầy đủ, trên tay sẵn một món quà. Căn nhà ấm áp đón chào những người bạn thân. Chúng tôi đã cùng nhau nói chuyện, vui chơi, chụp hình rất nhiều. Bữa tiệc sinh nhật đang diễn ra vui vẻ thì tôi nghe thấy tiếng mẹ gọi: - Mai ơi, có bạn Hà ở dưới quê ngoại đến thăm con kìa! Nghe vậy, tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Chạy ra xem thì đúng là Hà - người bạn thân thiết của mình thật. Tôi nhìn Hà đầy ngại ngùng, không biết phải nói gì cả. Còn Hà thì vui vẻ đến bên tôi, nói: - Mình còn tưởng năm nay bạn không được tổ chức sinh nhật, sẽ cảm thấy buồn lắm. Nên mình đã cố ý lên thăm để đem cho bạn một bất ngờ. Nói rồi, Hà đặt chiếc túi bóng nhỏ vào tay tôi, bên trong là những chùm roi đỏ mọng. Tôi nhớ lại, có lần ở quê, tôi cùng Hà dạo chơi trong vườn cây nhà bà ngoại. Lúc đó, tôi đã nói rằng, loài quả mà tôi thích ăn nhất là roi. Hà đã không ngại trèo lên cây cao hái cho tôi những chùm roi chín mọng đưa cho tôi, mỉm cười nói rằng mình ở quê, trèo cây quen rồi. Nghĩ đến đó, khóe mắt tôi cay xè, cảm thấy vô cùng hối hận vì những suy nghĩ ích kỷ trước đó của mình. Tôi ôm lấy Hà rồi bật khóc, ngập ngừng nói lời xin lỗi. Tôi thú nhận tất cả những suy nghĩ của mình cho Hà nghe. Hà chỉ mỉm cười nhìn tôi nói: “Không sao đâu! Chúng mình là bạn tốt của nhau mà. Mình sẽ tha thứ cho bạn!”. Điều đó khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm phần nào. Sau đó, tôi đưa Hà vào bên trong cùng dự tiệc sinh nhật của mình. Một tình bạn chân thành sẽ giúp mỗi người nhận ra được nhiều bài học ý nghĩa. Tình bạn của tôi và Hà cũng vậy. Cũng nhờ có kỉ niệm này, mà tôi đã học được cách chia sẻ, yêu thương với mọi người xung quanh nhiều hơn. [B]Đề 2. Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.[/B] Cuối tuần vừa rồi, lớp tôi có tổ chức một buổi sinh hoạt lớp để tổng kết thi đua của tháng. Buổi sinh hoạt diễn ra vào tiết cuối cùng của buổi chiều với giám sát của cô giáo chủ nhiệm. Sau khi tổng kết kết quả thi đua của cả lớp và từng tổ trong lớp theo tháng. Với tư cách là một lớp trưởng, tôi đã thay mặt cả lớp đề ra mục tiêu thi đua của tháng tới. Sau khi phát biểu xong, cô chủ nhiệm yêu cầu tôi lấy ý kiến của các bạn trong lớp. Sau câu hỏi của tôi, cả lớp chìm vào yên lặng. Một vài phút sau một cánh tay giơ lên. Đó là Hoa - tổ trưởng của tổ bốn. Tôi hồi hộp lắng nghe ý kiến của Hoa. Lời phát biểu của Hoa xoay quanh nội dung chính về Nam - một học sinh mới chuyển đến lớp. Hoa cho rằng Nam là một cậu bạn nghịch ngợm, trong giờ học thường bị thầy cô nhắc nhở gây ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Hoa cũng đề nghị cần có những biện pháp kiểm điểm đối với Nam. Sau khi nghe hết ý kiến của Hoa, cả lớp bắt đầu xôn xao. Có bạn đồng tình, có bạn phản đối. Tôi đã đề nghị với cô giáo được tự giải quyết vấn đề này. Trong ấn tượng của tôi, tuy Nam là một cậu bạn khá nghịch ngợm nhưng lại rất tốt bụng. Chính vì vậy, tôi đã đưa ra những lí lẽ để chứng minh điều đó. - Thưa các bạn, trước hết tôi xin được tiếp nhận ý kiến của Hoa. Nam là một học sinh mới chuyển đến lớp mình không lâu. Tuy khá là nghịch ngợm, nhưng Nam lại là một người bạn rất tốt. Trong học tập, Nam có thành tích học tập rất giỏi. Bạn ấy thường xuyên giảng bài cho các bạn trong lớp. Có những câu trả lời khó của thầy cô, Nam cũng là người đứng ra trả lời. Trong lao động, Nam luôn nhận những công việc nặng về mình. Khi có bạn đến muộn, Nam đều nhận trực nhật thay. Tất cả những hoạt động của lớp và trường, Nam luôn sẵn sàng tham gia khi không có bạn nào chịu nhận. Cảm động nhất có lẽ là hành động của Nam đối với Hùng. Khi Hùng gặp tai nạn, không thể đạp xe đến trường. Ngày nào, Nam cũng đến đón Hùng, đưa bạn đến trường và cõng Hùng tận lên lớp. Tôi tin chắc chắn rằng bất cứ thành viên nào trong lớp cũng đã từng một lần được Nam giúp đỡ. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng, những thành tích mà Nam đạt được đã xóa đi được hết những lỗi sai mà bạn mắc phải. Cả lớp bắt đầu xôn xao bàn tán. Những ý kiến tán thành dường như ngày càng nhiều hơn. Ngay cả Hùng - nhân vật trong câu chuyện mà tôi vừa kể cũng đứng lên bày tỏ sự tán thành với tôi. Còn Hoa - người vừa phát biểu ý kiến về Nam cũng đã bị tôi thuyết phục. Nam cũng tự nhận ra những lỗi sai của mình, và hứa sẽ sửa chữa. Buổi sinh hoạt kết thúc với lời tổng kết của cô giáo chủ nhiệm. Cả lớp tôi cùng nhau hứa sẽ cố gắng để kết quả thi đua tháng sau sẽ cao hơn tháng ngày. [B]Đề 3. Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (từ đầu đến “Bây giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.[/B] Tôi là Trương Sinh, con một nhà hào phú nức tiếng giàu có trong vùng. Từ nhỏ, tôi đã chẳng mặn mà gì với việc dùi mài kinh sử nên lúc lớn cũng chỉ sống dựa vào nếp nhà. Nhiều người nói tôi trăng hoa ong bướm nhưng tôi thì không nghĩ vậy, vì từ khi lớn lên đến giờ, tôi chỉ thích có mỗi một người đó là Vũ Thị Thiết người con gái ở Nam Xương, nhà nghèo nhưng nổi tiếng khắp nơi về nết na và tư dung tốt đẹp. Tôi thưa với mẹ. Tính ngày tháng tốt, mẹ sửa soạn trăm lạng vàng, sang nhà Vũ Nương xin cưới nàng cho tôi. Tuy là con nhà nghèo nhưng nàng rất “công dung ngôn hạnh”, vì vậy cuộc sống lứa đôi của chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, chẳng bao lâu sau, đất nước có chiến tranh, tôi bị sung vào lính. Khi đó, Vũ Nương – vợ tôi đang mang thai đứa con đầu lòng. Ngày chia tay bịn rịn, lưu luyến đầy nước mắt. Tôi cúi đầu thương cảm nhận lời dạy bảo của mẹ già. Tôi đau đớn nghe những lời li biệt của Vũ Nương rồi lên đường ra nơi biên ải. Trong lòng vừa thương nhớ vợ con, vừa lo lắng cho mẹ già. Ở nơi chinh chiến, tôi không nguôi nhớ về ngôi nhà đơn sơ với mẹ già và người vợ trẻ. Mãi rồi cuộc chiến cũng chấm dứt, tôi được trở về quê. Vừa đặt chân đến nhà thì hay tin mẹ già đã mất, tôi vô cùng đau xót, tiếc thương. Đứa con trai – tên Đản – lúc ấy đã biết nói. Cảnh nhà heo hút, sầu thảm. Tôi bế con ra thăm mộ mẹ. Đứa con chưa bén hơi cha cứ quấy khóc hoài. Tôi cố gắng dỗ con: - Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. Đản ngây thơ hỏi lại tôi: - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói? Chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe con nói thế, liền gạn hỏi thằng bé, đứa con nói: - Trước đây có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Nghe lời con trẻ, tôi vừa đau lòng vừa tức giận. Vậy ra vợ tôi là người đàn bà hư hỏng, trong lúc chồng đi chiến trường thì ở nhà lăng loàn với người đàn ông khác. Thế mà, ở nơi bom rơi đạn lạc, tôi đã quên cả mình để không ngừng nhớ tới nàng, mong ngày mong đêm để được về đoàn tụ với nàng. Về đến nhà, tôi la um lên cho hả giận. Vợ tôi đã hết lời thanh minh, hàng xóm đã hết lời khuyên giải, nhưng mặc, tôi đuổi Vũ Nương đi. Biết tôi không tin vào sự thật, nàng đau đớn ôm con lần cuối cùng rồi ra khỏi nhà. Chiều muộn hôm đó, tôi nghe tin nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Tuy vẫn giận nhưng tôi cũng mang lưới ra để vớt xác nàng nhưng vớt mãi suốt đêm cũng chẳng thấy đâu. Một đêm vắng vẻ, tôi ngồi ôm con bên ngọn đèn mới thắp, lòng buồn rầu nghĩ đến Vũ Nương Bỗng thằng bé reo lên: - Cha Đản lại đến kia kìa! Tôi vội hỏi đâu thì nó chỉ vào cái bóng của tôi trên tấm vách. Tôi chợt hiểu ra mọi chuyện. Trời ơi! Chính tôi đã giết vợ mình. Vợ tôi đã chết oan uổng vì sự hồ đồ, đa nghi, cả ghen, ích kỉ,… của chính tôi. Tôi hối hận quá. Nhưng muộn mất rồi. Chính tôi đã làm tôi mất vợ, làm bé Đản mất mẹ. Tôi ân hận quá nhưng muộn mất rồi, muộn mất rồi… [B]Sen Biển(sưu tầm)[/B] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Cơ Sở
LỚP 9
Ngữ văn 9
Soan bài Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
Top