So sánh tính cách và khí chất. Hiểu biết về tính cách và khí chất giúp ích gì cho cuộc sống của anh (chị)?
I. Tính cách.
1.Khái niệm
Trong cuộc sống,mỗi người có những phản ứng riêng biệt khác nhau đối với những tác động của thế giới khách quan và thế giới chủ quan.Trong thái độ đối với người khác,có người luôn tỏ ra dịu dàng lịch thiêp,có người lại thô lỗ cộc cằn.Có người xởi lởi phóng khoáng nhưng có người lại keo kiệt bủn xỉn.Trong thái đô đối với lao động,có người thường cần cù chịu khó,có người lại lười biếng ngại khó…Những phản ứng riêng biệt này được củng cố trong thực tiễn và kinh nghiệm để trở nên ổn định,bền vững thì gọi là những nết tính cách,Tổng hợp nhiều nét tính cách ta có tính cách.
Tính cách là một phong cách đặc thù của mỗi người, phản ánh lịch sử tác động của những điều kiện sống và giáo dục biểu thị ở thái độ đặc thù của người đó đối với hiện thực khách quan, ở cách xử sự, ở những đặc điểm trong hành vi xã hội của người đó.
[h=1] 2.Đặc điểm
[/h] ØTính cách là thuộc tính bản chất của cá nhân. Vì vậy khi hiểu biết về tính cách của một người có thể đoán trước được cách xử sự của người đó trong một tình huống nào đó .Như dân gian vẫn thường nói”đi guốc trong bụng”.
Ø Tính cách không phải là bẩm sinh, nó được hình thành thông qua quá trình sống và làm việc hoạt động của con người với tư cách là một thành viên của xã hội nhất định.
Ví dụ: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên” “HCM”
Qua quá trình học tập,tích lũy ,trải nghiệm thì dần dần hình thành nên tính cách trong những môi trường nhất định.
Ví dụ: Trước đây nhân vật Chí Phèo trước khi đi tù là một người lương thiện,cần cù hiền lành được mọi người quý mến.Sau khi bị bắt đi tù được sự “giáo dục” của nhà tù thực dân đã đưa Chí trở thành một người có tính cách thay đổi:nghiện rượu,hay chửi mắng,ăn vạ,…
Điều đó chừng tỏ rằng môi trường sống và làm việc ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành tính cách của mỗi cá nhân với tư cách là một thành viên nhất định.
Ø Tính cách phụ thuộc rất nhiều vào thế giới quan vào niêm tin, vào lý tưởng, vào vị trí xã hội của người ấy.
Người có niềm tin vào cuộc sống,có lí tưởng cao đẹp tự thấy mình có ý nghĩa không thể thiếu trong cuộc sống.Họ có vị trí nhất định trong xã hội để lao động cống hiến và thực hiện ước mơ thì tính cách của họ sẽ khác so với những người tự ti,thiếu ý chí không có lí tưởng,nhác lao động.
Ø Tính cách có đặc riêng của cá nhân không có người nào có tính cách giống hệt tính cách người khác, nhưng có nhiều điểm trong tính cách của một nhóm người, thậm chí cho cả một xã hội.
Ví dụ: Cha mẹ sinh con trời sinh tính, chín người mười ý nhưng ở một khía cạnh nào đó có những nét khá tương đồng. Chẳng hạn,sinh viên đi học sẽ cố gắng học tốt để ra trường kiếm một việc làm ổn định ,như ý để cống hiến và phát huy.Nhưng làm nghề gì,việc gì thì mỗi người một lựa chọn.
[h=1] 3.Cấu trúc[/h] Ø Thái độ đối với lao động: thể hiện những nét cụ thể như: yêu lao động, cần cù sáng tạo, lao động có kỷ luật, tiết kiệm đem lại năng suất cao.
Đối với một công việc nào đó thì bản than mình phải có niềm đam mê ,yêu công việc đó và cần cù siêng năng,có kỉ luật sẽ tạo ra năng lượng lớn đem lại năng suất cao cùng thành quả lao động tốt.
- Thái độ đối với tập thể xã hội, thể hiện ở những nét tính cách cụ thể như: lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thái độ chính trị, có tinh thần đổi mới, tinh thần hợp tác cộng đồng.
Ø Thái độ đối với mọi người, thể hiện ở những nét tính cách cụ thể như: yêu thương con người theo tinh thần nhân đạo, quý trọng mọi người, có tinh thần đoàn kết, tương trợ, cởi mở, thẳng thắn và công bằng.
Đó không chỉ là những nét tính cách tốt mà còn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta”thương người như thể thương thân”
Ø Thái độ đối với bản thân thể hiện ở những nét tính cách sau: tính cởi mở, lòng tự trọng và tự phê trong giao tiếp cũng như trong công việc cần có tính cởi mở chân thành, song cần phải biết tự trọng nhưng quan trọng nhất là phải phê bình và tự phê.
[h=1] 4.Các kiểu[/h] Nét tính cách là thuộc tính của cá nhân.Nhiều nét tính cách sẽ tạo nên tính cách của con người.Ta có thể đoán được tính cách của con người thông qua 2 kiểu sau:
- Trí tuệ,ý chí và cảm xúc:
- Quan hệ của con người đối với hiện thực xung quanh:
- Những nét tính cách thể hiện tư chất tâm lí chung của cá nhân.
- Những nét nói lên thái độ của người này đối với người khác.
- Những nét nói lên thái độ của con người đối với bản thân.
- Những nét thể hiện thái độ của cá nhân đốivới lao động,công việc của mình.
è Khi đánh giá các nét của tính cách, cần tính đến nội dung đạo đức của những nét đó.Tất cả các nét tính cách của con người liên hệ chặt chẽ với nhau,vì vậy tính cách có tính toàn vẹn nhất.
II Khí chất
[h=1] 1.Khái niệm [/h] Tâm lý con người mang tính chủ thể.Trong số những đặc điểm tâm lý của cá nhân nhằm phân biệt người náy với người khác thì khí chất có vị trí quan trọng nhất.Như vậy khí chất chính là thuộc thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ,tốc độ, nhịp độ các hoạt động tâm lí thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.
[h=1] 2.Đặc điểm[/h]
- Khí chất không định trước giá trị đạo đức,giá trị xã hội như một nhân cách.Người có khí chất khác nhau có thể có chung một gía trị đạo đức,giá trị xã hội như nhau.Ngược lại những người có cùng khí chất như nhau nhưng có thể rất khác nhau về giá trị đạo đức và giá trị xã hội.
- Khí chất không định trước tính cách mà chỉ có liên hệ chặt chẽ với tính cách khi thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức các hành vi xã hội.
- Khí chất không định trước trình độ năng lực.Những người có cùng khí chất có thể có năng lực khác nhau và những người có cùng một loại năng lực có thể thuộc nhiều khí chất khác nhau.
è Như vậy, không một thuộc tính nào của nhân cách lại do khí chất tiến định cả nhưng sự thể hiên của tất cả các thuộc tính của nhân cách đều phụ thuộc vào khí chất trong những mức độ nhất định.
[h=1] 3,Cấu trúc[/h] Ngay từ thời Hypocrat(danh y Hy Lạp) đã cho rằng trong cơ thể con người có 4 chất nước với những đặc tính khác nhau:chất nhờn,máu,mật vàng,mật đen.Sự pha trộn của 4 chất này có trong cơ thể theo một tỉ lệ nhất định.Theo ông nếu:
- Máu chiếm tỉ lệ trội"Tính khí linh hoạt
- Chất nhờn chiếm tỉ lệ trội"Tính khí điềm tĩnh
- Mật vàng chiếm tỉ lệ trội"Tính khí ưu tư
- Kiểu hăng hái
- Nhược điểm: dễ hình thành nhưng dễ thay đổi, nhanh chóng chán nản.
Ø Khí chất này phù hợp với những người có tính cách hướng ngoại và tham gia hoat động tập thể.
- Kiểu bình thản
- Ưu điểm: Điềm tĩnh, chắc chắn, kiên trì, ưa sự ngăn nắp, khả năng kiềm chế tốt, có tính ý chí.
-Nhược điểm: châm chạp, khó thích nghi với môi tường mới,ít cởi mở và chan hòa với bạn bè
- Những người thuộc kiểu khí chất này thường cần cù,chăm chỉ học tập,nhận thức chậm nhưng chắc và sâu.
- Kiểu nóng nảy
-Nhược điểm: nóng nảy,gay gắt ,khả năng kiềm chế thấp,dễ bị kích động.
- Những người thuộc kiểu này thường hay xung phong làm việc,hăng hái đi đầu với các hoạt động sôi nổi.Tuy nhiên họ thường thiếu kiên trì và dễ cáu gắt.
- Kiểu ưu tư:
-Nhược điểm:Hành động chậm chạp, chóng mệt mỏi, luôn hoài nghi lo lắng thiếu tự tin, hay u sầu, buồn bã.
- Những người thuộc kiểu này thường sống nội tâm và đặc biệt khó thích nghi với môi trường mới.
Khí chất cá nhân có cơ sở sinh lí thần kinh nhưng khí chất mang bản chất xã hội chịu sự chi phối của các đặc điểm xã hội biến đổi do rèn luyện, giáo dục.
TIỂU KẾT SỰ KHÁC NHAU GIỮA TÍNH CÁCH VÀ KHÍ CHẤT
- Tính cách của con người được hình thành từ 2 nhóm nét lớn là trí tuệ,ý chí,cảm xúc(nhóm 1),là thái độ của cá nhân đối với người khác,với bản thân,với lao động và tâm lý chung của họ (nhóm 2) còn Khí chất của con người gồm 4 chất sau:máu,nước,chất vàng,chất nhờn,mật đen .
- Tính cách phụ thuộc vào thế giới quan,niềm tin,lý tưởng,vị trí xã hội còn Khí chất phụ thuộc vào thần kinh con người(hừng thú và ức chế).
- Tính cách được hình thành trong quá trình sống và hoạt động của con người còn khí chất là bẩm sinh,khi sinh ra con người ít có khí chất.
- Cấu trúc tính cách:
-Hệ thống hành vi,cử chỉ,cách nói năng của cá nhân
- Cấu trúc khí chất:
-Nước nhờn ở bô não
-Nước mật vàng ở gan
-Nước mật đen ở dạ dày
- Tính cách được tạo ra trên cơ sở nhân cách,ý chí,tâm lý của cá nhân với quá trình sống và hoạt động của cá nhân đó trong xã hội còn khí chất được tạo ra trên cơ sở 2 quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế với 3 thuộc tính cơ bản:cường độ,tính cân bằng,tính linh hoạt.
TỔNG KẾT
- Khí chất không quy định người đó là tốt hay xấu mà chỉ đưa ra ưu và nhược điểm.
- Bất kì khí chất nào cũng đều không cản trở sự phát triển của tất cả các đặc tính của xã hội cần thiết của con người.Song mỗi khí chất lại đòi hỏi những con đường và những phương thức hình thành riêng.Sự thành bại đó phụ thuộc lớn vào tính cách mà khí chất là nền tảng thần kinh của tính cách con người.
- Theo quan hệ giữa tính cách và khí chất thì khí chất góp phần hình thành tạo điều kiện để phát huy tính cách,còn tính cách thì góp phần che đậy,kìm nén khí chất.Ví dụ:1 người to khỏe thường có tính cách dữ tợn,bạo dạn hơn so với những người ốm yếu.Thế nhưng cũng có những người ốm yếu được rèn luyện trong môi trường xã hội (ví dụ như quân đôi),họ trở nên mạnh mẽ và cứng cáp hơn,và có thể che đậy phần nào sự yếu ớt trong khí chất 1 con người.
- Trong cuộc sống cũng như trong giao tiếp việc nhận biết rõ tính cách và khí chất giúp ta có cái nhìn chuẩn xác hơn về một con người để có hành vi ứng xử cho thích hợp,tránh đánh giá sai lầm về người khác theo kiểu người xưa có câu”nhìn mặt mà bắt hình dong”
- Tính cách không phải là yếu tố bẩm sinh nên có thể hay đổi nhờ sự giáo dục
- Trong công tác quản lí nắm bắt được tính cách và khí chất của đồng nghiệp, cấp trên, thì dễ dàng hơn trong cách ứng xử, giao tiếp, phân công công việc nhằm đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
- Tính cách và khí chất không phải do yếu tố bẩm sinh nên cần hoc tập rèn luyện theo xu hướng tích cực để hội nhập và cống hiến,trở thành người có ích cho xã hội.
Sưu tầm*