heokononly
New member
- Xu
- 0
SO SÁNH SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
*Giống nhau:
-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn của nước ta.
-Đều được hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu của các con sông.
-Bờ biển phẳng,có có vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
-Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc cơ giói hóa.
-Đều là đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo.
*Khác nhau:
-Đối với đồng bằng sông Hồng:
+Diện tích:1,5 triệu ha
+Được phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ có hình tam giác đỉnh cao là Việt Trì hay đáy là Quảng Yên và Ninh Bình.
+Đồng bằng sông Hồng có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông (địa hình cao ở phía Tây,Tây Bắc và thấp dần ra biển).Địa hình bị chia cắt thành nhiều ô,có một số khu vực trũng hoặc đồi cao hơn so với địa hình.
+Đồng bằng sông Hồng đã bị con người khai phá từ lâu và đã làm đổi, mạnh do có đê ven sông ngăn lũ.Nên vùng đất trong đê không được bồi tụ phù sa hằng năm tạo thành các ruộng bậc cao,bạc màu và các ô trũng ngập nước thấp hơn mực nước sông ngoài đê, khó thoát nước trong mùa mưa.
+Vùng ven sông ngoài đê hàng năm vốn dược bồi đắp phù sa thường xuyên,tuy nhiên diện tích không lớn.
+Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất phù sa không dược bồi đắp thường xuyên(đất trong đê).Vùng trung du có đất phù sa cổ bạc màu.
-Đồng bằng sông Cửu Long:
+Diện tích:4 triệu ha
+Là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu
+Đồng bằng sông Cửu Long ở hình thang cạnh trên từ Hà Tiên đến Gò Dầu cạnh đáy từ Cà Mau đến Gò Công
+Địa hình thấp và bằng phẳng hơn so với đồng bằng sông Hồng.Thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam.Phần lớn lãnh thổ có địa hình trũng thấp .
+Trên bề mặt đồng bằng do không có đê ngăn lũ nhưng lại có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng.Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn bị ngập nước:đồng bằng Tháp Mười,Tứ Giác Long xuyên. Khu vực phía Tây Bắc vào thời kì lũ lớn ,nước ngập tới 4-5m.
+Về mùa cạn,nước thủy triều lấn mạnh làm2/3 diện tích đất của đồng bằng bị nhiễm mặn.
+Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm.Nhưng tính chất của đất rất phức tạp và có 3 loại đất chính:đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.
-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn của nước ta.
-Đều được hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu của các con sông.
-Bờ biển phẳng,có có vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
-Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc cơ giói hóa.
-Đều là đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo.
*Khác nhau:
-Đối với đồng bằng sông Hồng:
+Diện tích:1,5 triệu ha
+Được phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ có hình tam giác đỉnh cao là Việt Trì hay đáy là Quảng Yên và Ninh Bình.
+Đồng bằng sông Hồng có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông (địa hình cao ở phía Tây,Tây Bắc và thấp dần ra biển).Địa hình bị chia cắt thành nhiều ô,có một số khu vực trũng hoặc đồi cao hơn so với địa hình.
+Đồng bằng sông Hồng đã bị con người khai phá từ lâu và đã làm đổi, mạnh do có đê ven sông ngăn lũ.Nên vùng đất trong đê không được bồi tụ phù sa hằng năm tạo thành các ruộng bậc cao,bạc màu và các ô trũng ngập nước thấp hơn mực nước sông ngoài đê, khó thoát nước trong mùa mưa.
+Vùng ven sông ngoài đê hàng năm vốn dược bồi đắp phù sa thường xuyên,tuy nhiên diện tích không lớn.
+Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất phù sa không dược bồi đắp thường xuyên(đất trong đê).Vùng trung du có đất phù sa cổ bạc màu.
-Đồng bằng sông Cửu Long:
+Diện tích:4 triệu ha
+Là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu
+Đồng bằng sông Cửu Long ở hình thang cạnh trên từ Hà Tiên đến Gò Dầu cạnh đáy từ Cà Mau đến Gò Công
+Địa hình thấp và bằng phẳng hơn so với đồng bằng sông Hồng.Thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam.Phần lớn lãnh thổ có địa hình trũng thấp .
+Trên bề mặt đồng bằng do không có đê ngăn lũ nhưng lại có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng.Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn bị ngập nước:đồng bằng Tháp Mười,Tứ Giác Long xuyên. Khu vực phía Tây Bắc vào thời kì lũ lớn ,nước ngập tới 4-5m.
+Về mùa cạn,nước thủy triều lấn mạnh làm2/3 diện tích đất của đồng bằng bị nhiễm mặn.
+Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm.Nhưng tính chất của đất rất phức tạp và có 3 loại đất chính:đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: