• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

So sánh nhóm hành tinh nội và hành tinh ngoại?

Kẹo suguku

New member
Xu
0
cho maidao ý kiến về sự giống nhau về nhóm hành tinh nội và hành tinh ngoại ? giống nhau thì mai dao tìm dc vài ý ,còn khác nhau thì ko tìm dc ý nào luôn?
 
maidao tìm dc một câu giải thích sơ sơ về nó ak đó là :các hành tinh dc chia làm hai nhóm :nhóm trái đất gốm các hành tinh nhỏ nhưng có khối lượng riêng lớn ,có thể rắn như ,thủy, kim,trái đất hỏa diêm và nhóm khổng lồ gồm các hành tinh lớn ,khối lượng riêng nhỏ (thề băng ,khí )như mộc thồ ,thiên vương hải vương . "cả phần đó maidao chỉ thấy dc câu đó là "gần" với câu hỏi của maidao nhất thôi
 
Bốn hành tinh vòng trong là hành tinh đá có trong lượng riêng khá cao, với thành phần từ đá, có ít hoặc không có mặt trăng và không có hệ vành đai quay quanh như các hành tinh vòng ngoài. Thành phần chính của chúng là các khoáng vật khó nóng chảy, như silicat tạo lên lớp vỏ và lớp phủ và những kim loại như sắt và niken tạo lên lõi của chúng. Ba trong bốn hành tinh (Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa) có bầu khí quyển đủ dày để sinh ra các hiện tượng thời tiết tất cả đều có những hố va chạm và sự kiến tạo bề mặt như thung lũng và núi lửa Thuật ngữ hành tinh vòng trong không nên nhầm lẫn với hành tinh bên trong, ám chỉ những hành tinh gần Mặt Trời hơn Trái Đất (như Kim Tinh và Thủy Tinh).




 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bổ sung:
Bốn hành tinh bên ngoài, hay bốn hành tinh khí khổng lồ (hoặc các hành tinh kiểu Mộc Tinh), chiếm tới 99% tổng khối lượng của các thiên thể quay quanh Mặt Trời. Sao Mộc và Sao Thổ là hai hành tinh lớn nhất và chứa đại đa số hiđrô và heli; Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có khối lượng nhỏ hơn (<20 lần khối lượng Trái Đất) và trong thành phần của chúng chứa nhiều băng hơn. Vì lí do này, một số nhà thiên văn học cho rằng chúng thuộc về một lớp "hành tinh băng đá khổng lồ". Bốn hành tinh khí khổng lồ đều có hệ vành đai, mặc dù chỉ có vành đai của Sao Thổ là có thể quan sát được từ Trái Đất qua các kính thiên văn nghiệp dư. Thuật ngữ hành tinh bên ngoài không nên nhầm lẫn với thuật ngữ hành tinh trên, ám chỉ các hành tinh nằm bên ngoài quỹ đạo của Trái Đất trong đó bao gồm Sao Hỏa và các hành tinh bên ngoài.
 
Theo anh nghĩ thì sự phân biệt nhóm hành tinh nội và nhóm hành tinh ngoại chỉ mang tính chất tương đối. Nếu chúng ta dự vào cấu tạo khối lượng thì ngay các nhà khoa học còn chưa khám phá hết mọi hành tinh ở dải ngân hà mà kết luận.

Theo anh thì sẽ phân ra thành hệ. Ví như hệ Mặt trời có các hành tinh thuộc hệ này và chịu sức hút của Mặt Trời...
Chúng ta sẽ cần phải tìm hiểu và hỏi thêm vì với câu hỏi này mọi kết luận đều khó mà thích đáng
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top