SO SÁNH NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1986
Nhân vật là yếu tố thuộc hình thức của tác phẩm văn học, mang tính quan niệm của nhà văn. Là hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo và thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Qua nhân vật, tác giả khái quát đời sống hiện thực, thể hiện chủ để, tư tưởng của tác phẩm.
Đặc điểm nhân vật ở mỗi thể loại văn học mang những nét đặc trưng riêng, ở bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu đặc điểm nhân vật tiểu thuyết Việt Nam trong tương quan so sánh nhân vật tiểu thuyết trước và sau năm 1986.
Tiểu thuyết là một hình thức tự sự cỡ lớn, có khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội, của số phận con người, của lịch sử, của đạo đức, của phong tục... Nghĩa là tiểu thuyết có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp cận trên cả bề rộng lẫn bề sâu của nó. Chính vì vậy đây là một thể loại then chốt trong đời sống văn học toàn nhân loại.
Về nguồn gốc của tiểu thuyết có nhiều ý kiến cho rằng tiểu thuyết ra đời ở Châu Âu vào thời đại cuối cùng của nền nghệ thuật cổ đại Hi Lạp. Ở Việt Nam, tiểu thuyết xuất hiện khá muộn. Tuy nhiên, từ trong những sáng tác văn xuôi cổ xa xưa như "Việt điện u linh", "Lĩnh Nam chích quái", "Thánh Tông di thảo", "Truyền kì mạn lục" (thể kỉ XIV -XVI)... đã xuất hiện mầm mống sơ khai của tư duy tiểu thuyết. Sang thế kỉ XVIII, thiên kí lịch sử "Hoàng Lê nhất thống chí" đã xuất hiện với tầm vóc TT bằng việc tái hiện bức tranh xã hội rộng lớn với nhiều biến cố lịch sử dữ dội, nhiều nhân vật lịch sử điển hình. Bên cạnh đó, yếu tố đời tư và mạch tự sự trong các truyện Nôm khuyết danh như "Hoa tiên", "Nhị độ mai", "Phạm Công - Cúc Hoa"... cũng ít nhiều thúc đẩy sự phát triển của TT ở VN.
Tuy nhiên phải chờ đến những năm 30 của thế kỉ này văn học Việt Nam mới xuất hiện những tác phẩm tiểu thuyết với đầy đủ ý nghĩa thể loại của nó. Cùng với phong trào thơ Mới, tiểu thuyết hiện đại 1930 - 1945 đánh dấu một thời kì huy hoàng của nền văn học dân tộc. Bên cạnh các cây bút văn xuôi của Tự lực văn đoàn, xuất hiện nhiều tên tuổi lớn của văn học hiện thực phê phán: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng... đã tạo nên những thành tựu xuất sắc cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam 1930 - 1945.
Lịch sử dân tộc trải qua hai cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại, đội ngũ các nhà tiểu thuyết ở Việt Nam ngày càng trở nên đông đảo: Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc... Sau năm 1986, cùng với sự đổi mới của đất nước, lịch sử tiểu thuyết bước sang trang mới với những sáng tác của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp... có nội dung sâu sắc hơn về thân phận con người và có dấu hiệu manh nha hệ hình văn chương hậu hiện đại.
Nói về tiểu thuyết Việt Nam trước và sau thời kì đổi mới, trước hết chúng ta có thể khẳng định nhân vật trong tiểu thuyết trước và sau thời kì đổi mới đều mang những đặc điểm chung của nhân vật tự sự.
Nhân vật trong tiểu thuyết nói chung đều là những con người bình thường, con người hằng ngày với tất cả vẻ tự nhiên vốn có của nó. Nhân vật luôn luôn được đặt trong hoàn cảnh và chịu sự chi phối của hoàn cảnh với đẩy đủ cung bậc, sắc thái của cuộc đời: hạnh phúc, khổ đau. Nhân vật được khám phá cả về thế giới bên trong lẫn thế giới bên ngoài một cách đầy đủ, toàn diện và gắn bó sâu sắc với thời đại. Thứ trong "Sống mòn" - Nam Cao hay Giang Minh Sài trong "Thời xa vắng" - Lê Lựu là những con người như thế. Họ hiện lên sống động, chân thực như những con người trong đời sống thực.
Nhân vật tiểu thuyết được đặt trong chiều rộng của không gian, chiều dài của thời gian. Đặc biệt, nhân vật được thể hiện trong những mối quan hệ đa chiều, phức tạp, đặt trong guồng quay hối hả của cuộc sống hằng ngày để họ tự bộc lộ tính cách của mình trong sự thống nhất hài hòa, cao độ giữa tính chung và tính riêng. Thứ trong “Sống mòn” được xây dựng trong không gian của làng quê và thành thị, được sống trong nhiều hoàn cảnh sống khác nhau và đối diện với nhiều mối quan hệ trong xã hội. Từ đó nhân vật tự nhận thức, tự chiêm nghiệm và khám phá về mình.
Cũng như các nhân vật tự sự trong các thể loại khác, nhân vật tiểu thuyết cũng mang trong mình phức điệu thẩm mĩ. Nhân vật Thứ mang nhiều sắc thái thẩm mĩ: cái đẹp, cái bi, cái hùng.
Bên cạnh những nét tương đồng trên, tiểu thuyết Việt Nam trước và sau năm 1986 có những nét khác biệt sau:
Thứ nhất, tiểu thuyết trước 1986 được sáng tác trong điều kiện chiến tranh bảo vệ đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đang diễn ra sôi động. Vì vậy nhân vật thời kì này không ai khác là những người lính, hoặc những người công dân tiêu biểu cho công cuộc xây dựng đời sống mới. Nhân vật được khai thác với tư cách cá nhân đơn thuần, được nhìn nhận, đánh giá theo quan điểm chính trị. Họ là những con người sống cho cộng đồng, chết cho Tổ quốc. Tình cảm của họ gắn liền và đại diện cho những tình cảm to lớn, vĩ đại của toàn dân. Họ là những anh hùng đại diện cho sức mạnh vật chất, tinh thần, ý chí của thời đại. Vì vậy, với hình dáng của một người lính nhân vật trong tiểu thuyết trước 1986 thường bị gạt bỏ đi những gì thuộc về đời sống riêng tư, tình cảm cá nhân, những vấn đề thuộc về bản năng lại càng bị cấm kị. Tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc là bải ca về những con người dũng cảm, kiên cường, đầy bản lĩnh như anh hùng Núp – ngọn cờ đầu của buôn làng trong cuộc kháng chiến cứu nước. Hay trong “Dấu chân người lính” – Nguyễn Minh Châu, các nhân vật: Khuê, Lữ, Lượng... đều là những người lính. Mặc dù tính cách, hoàn cảnh sống khác nhau nhưng họ đều là những thanh niên trẻ trung, dũng cảm, luôn đặt tình yêu đất nước lên trên hết.
Ngược lại, ở giai đoạn mới con người trong tiểu thuyết được khám phá ở khía cạnh con người đời tư, con người cá nhân. Nhưng không phải con người của chủ nghĩa cá nhân, của cái tôi cực đoan, phủ nhận mọi nên tảng đạo đức đã được thiết lập... mà ở đây số phận cá nhân được giải quyết thỏa đáng trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội. Con người được khai thác một cách toàn diện cả ở bề rộng và bề sâu. Đó là những con người đa diện, đa trị, lưỡng cực với các mối quan hệ phức tạp đa chiều của thời kì mới. Nhà văn đẩy nhân vật về với cái đời thường, phồn tạp, muôn vẻ, lẫn lộn tốt xấu, trắng đen, bi hài... để con người tự ý thức về chính bản thân mình. Đặc biệt, các nhà văn đi khám phá cả đời sống tâm linh và đời sống bản năng tự nhiên của con người.
Trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”, tác giả không xây dựng hình tượng người anh hùng trong chiến đấu mà quan tâm hơn đến những tác động của chiến tranh tới số phận những con người thời hậu chiến. Nhân vật Kiên đã cho ta thấy một cuộc kiếm tìm căng thằng và cảm động của một con người không dứt được quá khứ đau thương. Khó nhọc hi sinh ở tương lai và vật vã cố sống cho ra con người đích thực hôm nay. Hay trong “Đi tìm nhân vật” – Tạ Duy Anh, nhân vật “hắn” xuất hiện xuyên suốt tác phẩm ám ảnh nhân vật “tôi” mọi nơi, mọi lúc nhưng chưa bao giờ rõ hình hài, tên tuổi, tính cách. Đó là biểu tượng của cái ác, của thần chết luôn đe dọa cuộc sống của con người, bắt con người phải chiến đấu cùng với nó. Có thể nói, các nhân vật luôn luôn được đặt trong sự thử thách, lựa chọn trên các cực đối lập để nhận mình là thành công hay thất bại trong dòng chảy của cuộc đời.
Có thể thấy, ở giai đoạn mới, các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã phá vỡ cái nhìn đơn phiến, tĩnh tại để tạo ra một cái nhìn phức tạp hơn, đa diện hơn và sâu sắc hơn về con người.
Thứ hai, trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1986, nhân vật có số phận trọn vẹn, tròn trịa, đi theo một đường thẳng, có mở đầu, phát triển và kết thúc. Thầy giáo Thứ trong tiểu thuyết “Sống mòn” được miêu tả khá sinh động từ ngày đi dạy học trên tỉnh, rồi chiến tranh, trường bị đóng cửa, Thứ phải về quê sống. Hay trong “Người mẹ cầm súng” – Nguyễn Thi miêu tả cuộc đời chị Út Tịch khá chi tiết với cuộc sống gia đình hạnh phúc, đầm ấm với đàn con thơ ngây, với cuộc sống chiến đấu dũng cảm, kiên cường.
Nhưng trong thời kì đổi mới, số phận nhân vật tiểu thuyết thường bị phân mảnh, đôi khi bị phá vỡ chỉ còn là những mảnh nhỏ của tâm trạng, những khoảnh khắc cuộc đời ngắn ngủi, những dòng ý thức – tiềm thức – vô thức kéo dài miên man không điểm dừng. Tức là trong con người luôn luôn tồn tại nhiều con người khác thậm chí đối lập nhau. Khẩn trong “Ngồi” cũng là một kiểu nhân vật mang thiên hướng phân mảnh khá rõ mà Nguyễn Bình Phương đã tạo dựng. Khẩn tồn tại bằng một trạng thái phân mảnh: bụi bặm trong phồn tạp đời thường và trong trẻo chốn vô thức, tâm linh. Sống với Minh ở một khu tập thể, với tiếng trẻ con khóc, tiếng chửi bới nhau; làm việc ở một cơ quan cũng với đủ trò đời như phe cánh, đấu đá…, màu sắc trần tục đó của cuộc mưu sinh Khẩn nếm trải hết nhưng trong con người anh vẫn cảm nhận rất rõ ràng tiếng nói ngọt ngào mê lịm từ thăm thẳm tâm linh. Tính chất phân mảnh bộc lộ qua trạng thái vô thức đan xen tự nhiên, xuất hiện trong bất cứ khoảnh khắc nào của thời gian sống mà chính NV cũng không thể ý thức. Vậy nên với “Ngồi”, có thể nói bút pháp phân mảnh của Nguyễn Bình Phương đã tiến thêm một bước. Một thế giới sôi động đến mức hỗn độn, tồn tại song trùng với một thế giới sâu thẳm, thanh thản và yên tĩnh sắc tâm linh. Vẻ phong phú, đa diện, phức tạp, lắp ghép đó người đọc đã cảm nhận được bằng chính hình tượng NV mang tính phân mảnh.
Thứ ba, nếu tiểu thuyết truyền thống xây dựng con người điển hình trong những hoàn cảnh điển hình thì tiểu thuyết sau đổi mới lại xây dựng những con người bình thường trong cuộc sống với đủ mọi thứ hạng trong xã hội. Thậm chí đó còn là những con người vô danh.
Tiểu thuyết hiện thực “Sống mòn” – Nam Cao xây dựng nhân vật Thứ là điển hình cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo trong xã hội Việt Nam trước CMT8. Họ có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho "chết mòn", phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa trong xã hội .Ông phê phán sâu sắc xã hội phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời nói lên khao khát một lẽ sống lớn, có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người. Nhưng đến với “Giã biệt bóng tối” của Tạ Duy Anh chúng ta bắt gặp các nhân vật hoàn toàn dễ gặp, dễ nhận ra trong cuộc sống hằng ngày quanh ta. Đó là anh thanh niên làm cửu vạn ở thành phố may mắn gặp một bà góa chồng giàu có đang tuổi hồi xuân muốn có người gần gũi đáp ứng “nhu cầu bản năng” nên trở thành người có nhiều tiền, tham vọng; cô gái điếm có tuổi thơ cơ cực, nhục nhã; những đứa trẻ mồ côi sống lay lắt hết góc đường này đến góc đường khác... Qua những nhân vật này, cuộc sống hiện thực được phản chiếu một cách đa diện hơn, sâu hơn và tỉ mỉ hơn.
Thứ tư, nhân vật tiểu thuyết trước đổi mới đi sâu vào thân phận con người và đề cập đến khát vọng sống, hạnh phúc cá nhân, tình yêu đôi lứa. Trong “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đề cập đến số phận của người nông dân trong xã hội phong kiến, qua đó thể hiện khát khao của con người được sống một cuộc sống đích thực của con người. Tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng là số phận một con người nhỏ bé bị xã hội làm cho tha hóa, biến chất.
Nhưng đến thời kì sau đổi mới, tiểu thuyết lại đi vào khai thác con người tự nhiên trước những nhu cầu hạnh phúc đời thường, cuộc sống riêng tư.. Khi đó con người được thể hiện trong sự gắn bó giữa sự nghiệp chung và cuộc sống riêng, giữa con người cá thể và con người xã hội. Ta có thể tìm thấy điều đó ở hàng loạt các tác phẩm như “Mùa lá rụng trong vườn” – Ma Văn Kháng, “Ăn mày dĩ vãng” – Chu Lai, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” – Nguyễn Khắc Trường...
Thứ năm, tiểu thuyết trước đổi mới rất ít khi đề cập đến “tình dục” trong mỗi con người. Các nhà văn ngần ngại khi đề cập đến yếu tố đó vì cho đây là vấn đề tế nhị. Vì vậy nhu cầu tự nhiên của con người bị hạ thấp. Nhưng sau thời kì đổi mới, các cây bút tiểu thuyết không ngần ngại khi đề cập đến sắc dục, tình yêu nhục thể thuộc về đời sống bản năng của con người. Tiểu thuyết “Người đi vắng” – Nguyễn Bình Phương xây dựng nhân vật Hoàn – một người đàn bà đa tình và ý thực được quyền uy của tình dục. Vì vậy Hoàn một lúc có thể qua lại với 2 người đàn ông: Thắng (người chồng) và Cương (người tình). Việc đề cập đến tình dục vào TT giúp cho NV hiện lên thật hơn, người hơn và nhân bản hơn.
Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy nhân vật tiểu thuyết sau thời kì đổi mới có nhiều điểm tiến bộ hơn, mới hơn so với tiểu thuyết trước 1986. Sở dĩ có sự khác biệt ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
Nguyên nhân xã hội: Trước thời kì đổi mới do chiến tranh chi phối. Sau năm 1986, đất nước biến đổi nhanh chóng theo vong quay hối hả của cơ chế thị trường, những thói quen cổ hủ, lạc hậu bị xóa bỏ vì vậy các nhà văn có điều kiện đi sâu vào khám phá về con người ở mọi phương diện của đời sống và mọi ngõ ngách trong tâm hồn.
Nguyên nhân thay đổi quan niệm xây dựng nhân vật: Trước năm 1986, nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc phương pháp sáng tác hiện thực XHCN, vì thế người viết chỉ chú ý đến hiện thực để phát hiện ra những “xung đột thẩm mĩ thuận chiều”. Do đó mà tiểu thuyết thời kì này thường nêu gương người tốt việc tốt. Nhưng sau năm 1986, cách nhìn các vấn đề xã hội của các nhà tiểu thuyết cũng khác biệt. Họ sẵn sàng từ bỏ những quy định truyền thống để tự do sáng tạo, cách tân trong cách nhìn và lối viết. Vì thế gian đoạn này có nhiều tác phẩm mới lạ, hấp dẫn.
Tóm lại, tiểu thuyết Việt Nam trước và sau đổi mới có những nét tương đồng và những điểm khác biệt trong cách xây dựng nhân vật. Việc so sánh nhân vật tiểu thuyết giữa hai giai đoạn văn học này có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Nó cho thấy đóng góp to lớn của các nhà tiểu thuyết Việt Nam đối với tiến trình văn học nước nhà.
Nhân vật là yếu tố thuộc hình thức của tác phẩm văn học, mang tính quan niệm của nhà văn. Là hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo và thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Qua nhân vật, tác giả khái quát đời sống hiện thực, thể hiện chủ để, tư tưởng của tác phẩm.
Đặc điểm nhân vật ở mỗi thể loại văn học mang những nét đặc trưng riêng, ở bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu đặc điểm nhân vật tiểu thuyết Việt Nam trong tương quan so sánh nhân vật tiểu thuyết trước và sau năm 1986.
Tiểu thuyết là một hình thức tự sự cỡ lớn, có khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội, của số phận con người, của lịch sử, của đạo đức, của phong tục... Nghĩa là tiểu thuyết có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp cận trên cả bề rộng lẫn bề sâu của nó. Chính vì vậy đây là một thể loại then chốt trong đời sống văn học toàn nhân loại.
Về nguồn gốc của tiểu thuyết có nhiều ý kiến cho rằng tiểu thuyết ra đời ở Châu Âu vào thời đại cuối cùng của nền nghệ thuật cổ đại Hi Lạp. Ở Việt Nam, tiểu thuyết xuất hiện khá muộn. Tuy nhiên, từ trong những sáng tác văn xuôi cổ xa xưa như "Việt điện u linh", "Lĩnh Nam chích quái", "Thánh Tông di thảo", "Truyền kì mạn lục" (thể kỉ XIV -XVI)... đã xuất hiện mầm mống sơ khai của tư duy tiểu thuyết. Sang thế kỉ XVIII, thiên kí lịch sử "Hoàng Lê nhất thống chí" đã xuất hiện với tầm vóc TT bằng việc tái hiện bức tranh xã hội rộng lớn với nhiều biến cố lịch sử dữ dội, nhiều nhân vật lịch sử điển hình. Bên cạnh đó, yếu tố đời tư và mạch tự sự trong các truyện Nôm khuyết danh như "Hoa tiên", "Nhị độ mai", "Phạm Công - Cúc Hoa"... cũng ít nhiều thúc đẩy sự phát triển của TT ở VN.
Tuy nhiên phải chờ đến những năm 30 của thế kỉ này văn học Việt Nam mới xuất hiện những tác phẩm tiểu thuyết với đầy đủ ý nghĩa thể loại của nó. Cùng với phong trào thơ Mới, tiểu thuyết hiện đại 1930 - 1945 đánh dấu một thời kì huy hoàng của nền văn học dân tộc. Bên cạnh các cây bút văn xuôi của Tự lực văn đoàn, xuất hiện nhiều tên tuổi lớn của văn học hiện thực phê phán: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng... đã tạo nên những thành tựu xuất sắc cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam 1930 - 1945.
Lịch sử dân tộc trải qua hai cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại, đội ngũ các nhà tiểu thuyết ở Việt Nam ngày càng trở nên đông đảo: Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc... Sau năm 1986, cùng với sự đổi mới của đất nước, lịch sử tiểu thuyết bước sang trang mới với những sáng tác của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp... có nội dung sâu sắc hơn về thân phận con người và có dấu hiệu manh nha hệ hình văn chương hậu hiện đại.
Nói về tiểu thuyết Việt Nam trước và sau thời kì đổi mới, trước hết chúng ta có thể khẳng định nhân vật trong tiểu thuyết trước và sau thời kì đổi mới đều mang những đặc điểm chung của nhân vật tự sự.
Nhân vật trong tiểu thuyết nói chung đều là những con người bình thường, con người hằng ngày với tất cả vẻ tự nhiên vốn có của nó. Nhân vật luôn luôn được đặt trong hoàn cảnh và chịu sự chi phối của hoàn cảnh với đẩy đủ cung bậc, sắc thái của cuộc đời: hạnh phúc, khổ đau. Nhân vật được khám phá cả về thế giới bên trong lẫn thế giới bên ngoài một cách đầy đủ, toàn diện và gắn bó sâu sắc với thời đại. Thứ trong "Sống mòn" - Nam Cao hay Giang Minh Sài trong "Thời xa vắng" - Lê Lựu là những con người như thế. Họ hiện lên sống động, chân thực như những con người trong đời sống thực.
Nhân vật tiểu thuyết được đặt trong chiều rộng của không gian, chiều dài của thời gian. Đặc biệt, nhân vật được thể hiện trong những mối quan hệ đa chiều, phức tạp, đặt trong guồng quay hối hả của cuộc sống hằng ngày để họ tự bộc lộ tính cách của mình trong sự thống nhất hài hòa, cao độ giữa tính chung và tính riêng. Thứ trong “Sống mòn” được xây dựng trong không gian của làng quê và thành thị, được sống trong nhiều hoàn cảnh sống khác nhau và đối diện với nhiều mối quan hệ trong xã hội. Từ đó nhân vật tự nhận thức, tự chiêm nghiệm và khám phá về mình.
Cũng như các nhân vật tự sự trong các thể loại khác, nhân vật tiểu thuyết cũng mang trong mình phức điệu thẩm mĩ. Nhân vật Thứ mang nhiều sắc thái thẩm mĩ: cái đẹp, cái bi, cái hùng.
Bên cạnh những nét tương đồng trên, tiểu thuyết Việt Nam trước và sau năm 1986 có những nét khác biệt sau:
Thứ nhất, tiểu thuyết trước 1986 được sáng tác trong điều kiện chiến tranh bảo vệ đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đang diễn ra sôi động. Vì vậy nhân vật thời kì này không ai khác là những người lính, hoặc những người công dân tiêu biểu cho công cuộc xây dựng đời sống mới. Nhân vật được khai thác với tư cách cá nhân đơn thuần, được nhìn nhận, đánh giá theo quan điểm chính trị. Họ là những con người sống cho cộng đồng, chết cho Tổ quốc. Tình cảm của họ gắn liền và đại diện cho những tình cảm to lớn, vĩ đại của toàn dân. Họ là những anh hùng đại diện cho sức mạnh vật chất, tinh thần, ý chí của thời đại. Vì vậy, với hình dáng của một người lính nhân vật trong tiểu thuyết trước 1986 thường bị gạt bỏ đi những gì thuộc về đời sống riêng tư, tình cảm cá nhân, những vấn đề thuộc về bản năng lại càng bị cấm kị. Tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc là bải ca về những con người dũng cảm, kiên cường, đầy bản lĩnh như anh hùng Núp – ngọn cờ đầu của buôn làng trong cuộc kháng chiến cứu nước. Hay trong “Dấu chân người lính” – Nguyễn Minh Châu, các nhân vật: Khuê, Lữ, Lượng... đều là những người lính. Mặc dù tính cách, hoàn cảnh sống khác nhau nhưng họ đều là những thanh niên trẻ trung, dũng cảm, luôn đặt tình yêu đất nước lên trên hết.
Ngược lại, ở giai đoạn mới con người trong tiểu thuyết được khám phá ở khía cạnh con người đời tư, con người cá nhân. Nhưng không phải con người của chủ nghĩa cá nhân, của cái tôi cực đoan, phủ nhận mọi nên tảng đạo đức đã được thiết lập... mà ở đây số phận cá nhân được giải quyết thỏa đáng trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội. Con người được khai thác một cách toàn diện cả ở bề rộng và bề sâu. Đó là những con người đa diện, đa trị, lưỡng cực với các mối quan hệ phức tạp đa chiều của thời kì mới. Nhà văn đẩy nhân vật về với cái đời thường, phồn tạp, muôn vẻ, lẫn lộn tốt xấu, trắng đen, bi hài... để con người tự ý thức về chính bản thân mình. Đặc biệt, các nhà văn đi khám phá cả đời sống tâm linh và đời sống bản năng tự nhiên của con người.
Trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”, tác giả không xây dựng hình tượng người anh hùng trong chiến đấu mà quan tâm hơn đến những tác động của chiến tranh tới số phận những con người thời hậu chiến. Nhân vật Kiên đã cho ta thấy một cuộc kiếm tìm căng thằng và cảm động của một con người không dứt được quá khứ đau thương. Khó nhọc hi sinh ở tương lai và vật vã cố sống cho ra con người đích thực hôm nay. Hay trong “Đi tìm nhân vật” – Tạ Duy Anh, nhân vật “hắn” xuất hiện xuyên suốt tác phẩm ám ảnh nhân vật “tôi” mọi nơi, mọi lúc nhưng chưa bao giờ rõ hình hài, tên tuổi, tính cách. Đó là biểu tượng của cái ác, của thần chết luôn đe dọa cuộc sống của con người, bắt con người phải chiến đấu cùng với nó. Có thể nói, các nhân vật luôn luôn được đặt trong sự thử thách, lựa chọn trên các cực đối lập để nhận mình là thành công hay thất bại trong dòng chảy của cuộc đời.
Có thể thấy, ở giai đoạn mới, các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã phá vỡ cái nhìn đơn phiến, tĩnh tại để tạo ra một cái nhìn phức tạp hơn, đa diện hơn và sâu sắc hơn về con người.
Thứ hai, trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1986, nhân vật có số phận trọn vẹn, tròn trịa, đi theo một đường thẳng, có mở đầu, phát triển và kết thúc. Thầy giáo Thứ trong tiểu thuyết “Sống mòn” được miêu tả khá sinh động từ ngày đi dạy học trên tỉnh, rồi chiến tranh, trường bị đóng cửa, Thứ phải về quê sống. Hay trong “Người mẹ cầm súng” – Nguyễn Thi miêu tả cuộc đời chị Út Tịch khá chi tiết với cuộc sống gia đình hạnh phúc, đầm ấm với đàn con thơ ngây, với cuộc sống chiến đấu dũng cảm, kiên cường.
Nhưng trong thời kì đổi mới, số phận nhân vật tiểu thuyết thường bị phân mảnh, đôi khi bị phá vỡ chỉ còn là những mảnh nhỏ của tâm trạng, những khoảnh khắc cuộc đời ngắn ngủi, những dòng ý thức – tiềm thức – vô thức kéo dài miên man không điểm dừng. Tức là trong con người luôn luôn tồn tại nhiều con người khác thậm chí đối lập nhau. Khẩn trong “Ngồi” cũng là một kiểu nhân vật mang thiên hướng phân mảnh khá rõ mà Nguyễn Bình Phương đã tạo dựng. Khẩn tồn tại bằng một trạng thái phân mảnh: bụi bặm trong phồn tạp đời thường và trong trẻo chốn vô thức, tâm linh. Sống với Minh ở một khu tập thể, với tiếng trẻ con khóc, tiếng chửi bới nhau; làm việc ở một cơ quan cũng với đủ trò đời như phe cánh, đấu đá…, màu sắc trần tục đó của cuộc mưu sinh Khẩn nếm trải hết nhưng trong con người anh vẫn cảm nhận rất rõ ràng tiếng nói ngọt ngào mê lịm từ thăm thẳm tâm linh. Tính chất phân mảnh bộc lộ qua trạng thái vô thức đan xen tự nhiên, xuất hiện trong bất cứ khoảnh khắc nào của thời gian sống mà chính NV cũng không thể ý thức. Vậy nên với “Ngồi”, có thể nói bút pháp phân mảnh của Nguyễn Bình Phương đã tiến thêm một bước. Một thế giới sôi động đến mức hỗn độn, tồn tại song trùng với một thế giới sâu thẳm, thanh thản và yên tĩnh sắc tâm linh. Vẻ phong phú, đa diện, phức tạp, lắp ghép đó người đọc đã cảm nhận được bằng chính hình tượng NV mang tính phân mảnh.
Thứ ba, nếu tiểu thuyết truyền thống xây dựng con người điển hình trong những hoàn cảnh điển hình thì tiểu thuyết sau đổi mới lại xây dựng những con người bình thường trong cuộc sống với đủ mọi thứ hạng trong xã hội. Thậm chí đó còn là những con người vô danh.
Tiểu thuyết hiện thực “Sống mòn” – Nam Cao xây dựng nhân vật Thứ là điển hình cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo trong xã hội Việt Nam trước CMT8. Họ có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho "chết mòn", phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa trong xã hội .Ông phê phán sâu sắc xã hội phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời nói lên khao khát một lẽ sống lớn, có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người. Nhưng đến với “Giã biệt bóng tối” của Tạ Duy Anh chúng ta bắt gặp các nhân vật hoàn toàn dễ gặp, dễ nhận ra trong cuộc sống hằng ngày quanh ta. Đó là anh thanh niên làm cửu vạn ở thành phố may mắn gặp một bà góa chồng giàu có đang tuổi hồi xuân muốn có người gần gũi đáp ứng “nhu cầu bản năng” nên trở thành người có nhiều tiền, tham vọng; cô gái điếm có tuổi thơ cơ cực, nhục nhã; những đứa trẻ mồ côi sống lay lắt hết góc đường này đến góc đường khác... Qua những nhân vật này, cuộc sống hiện thực được phản chiếu một cách đa diện hơn, sâu hơn và tỉ mỉ hơn.
Thứ tư, nhân vật tiểu thuyết trước đổi mới đi sâu vào thân phận con người và đề cập đến khát vọng sống, hạnh phúc cá nhân, tình yêu đôi lứa. Trong “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đề cập đến số phận của người nông dân trong xã hội phong kiến, qua đó thể hiện khát khao của con người được sống một cuộc sống đích thực của con người. Tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng là số phận một con người nhỏ bé bị xã hội làm cho tha hóa, biến chất.
Nhưng đến thời kì sau đổi mới, tiểu thuyết lại đi vào khai thác con người tự nhiên trước những nhu cầu hạnh phúc đời thường, cuộc sống riêng tư.. Khi đó con người được thể hiện trong sự gắn bó giữa sự nghiệp chung và cuộc sống riêng, giữa con người cá thể và con người xã hội. Ta có thể tìm thấy điều đó ở hàng loạt các tác phẩm như “Mùa lá rụng trong vườn” – Ma Văn Kháng, “Ăn mày dĩ vãng” – Chu Lai, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” – Nguyễn Khắc Trường...
Thứ năm, tiểu thuyết trước đổi mới rất ít khi đề cập đến “tình dục” trong mỗi con người. Các nhà văn ngần ngại khi đề cập đến yếu tố đó vì cho đây là vấn đề tế nhị. Vì vậy nhu cầu tự nhiên của con người bị hạ thấp. Nhưng sau thời kì đổi mới, các cây bút tiểu thuyết không ngần ngại khi đề cập đến sắc dục, tình yêu nhục thể thuộc về đời sống bản năng của con người. Tiểu thuyết “Người đi vắng” – Nguyễn Bình Phương xây dựng nhân vật Hoàn – một người đàn bà đa tình và ý thực được quyền uy của tình dục. Vì vậy Hoàn một lúc có thể qua lại với 2 người đàn ông: Thắng (người chồng) và Cương (người tình). Việc đề cập đến tình dục vào TT giúp cho NV hiện lên thật hơn, người hơn và nhân bản hơn.
Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy nhân vật tiểu thuyết sau thời kì đổi mới có nhiều điểm tiến bộ hơn, mới hơn so với tiểu thuyết trước 1986. Sở dĩ có sự khác biệt ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
Nguyên nhân xã hội: Trước thời kì đổi mới do chiến tranh chi phối. Sau năm 1986, đất nước biến đổi nhanh chóng theo vong quay hối hả của cơ chế thị trường, những thói quen cổ hủ, lạc hậu bị xóa bỏ vì vậy các nhà văn có điều kiện đi sâu vào khám phá về con người ở mọi phương diện của đời sống và mọi ngõ ngách trong tâm hồn.
Nguyên nhân thay đổi quan niệm xây dựng nhân vật: Trước năm 1986, nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc phương pháp sáng tác hiện thực XHCN, vì thế người viết chỉ chú ý đến hiện thực để phát hiện ra những “xung đột thẩm mĩ thuận chiều”. Do đó mà tiểu thuyết thời kì này thường nêu gương người tốt việc tốt. Nhưng sau năm 1986, cách nhìn các vấn đề xã hội của các nhà tiểu thuyết cũng khác biệt. Họ sẵn sàng từ bỏ những quy định truyền thống để tự do sáng tạo, cách tân trong cách nhìn và lối viết. Vì thế gian đoạn này có nhiều tác phẩm mới lạ, hấp dẫn.
Tóm lại, tiểu thuyết Việt Nam trước và sau đổi mới có những nét tương đồng và những điểm khác biệt trong cách xây dựng nhân vật. Việc so sánh nhân vật tiểu thuyết giữa hai giai đoạn văn học này có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Nó cho thấy đóng góp to lớn của các nhà tiểu thuyết Việt Nam đối với tiến trình văn học nước nhà.