So sánh mô hình đàm phán cứng với mô hình đàm phán nguyên tắc

nicesmile

New member
Xu
0
So sánh mô hình đàm phán cứng với mô hình đàm phán nguyên tắc.
Cho ví dụ minh họa về đàm phán nguyên tắc?

Mong mọi người giúp đỡ em :02.47-tranquillity:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài này bạn làm theo trình tự sau hen

KHÁI NIỆM MÔ HÌNH ĐÀM PHÁN

Tớ gọi ý nè:
Đàm phán là những hành vi và quá trình tự nguyện, có chủ ý, trong đó các bên tham gia sẽ cùng tiến hành trao đổi, thảo luận những điều kiện và các giải pháp để cùng nhau thỏa thuận và thống nhất những vấn đề nào đó trong những tình huống nào đó sao cho chúng càng gần với lợi ích mong muốn của họ càng tốt. Sự đạt được thỏa thuận chính là sự thành công của các bên tham gia. Đàm phán ĐƯQT khác với đàm phán thông thường ở chỗ nó là sự trao đổi, thảo luận chính thức của các đại diện cho các chủ thể luật quốc tế về các vấn đề liên quan đến quan hệ với mục đích thỏa thuận nhất trí đi đến kí kết ĐƯQT nhằm thiết lập các quan hệ hợp tác hoặc để giải quyết tranh chấp quốc tế.

So sánh thì có 2 cái cần làm

1 là giống
2 là khác

tớ gợi ý nha

1 Giống: Trong các mô hình đàm phán thì chủ yếu các nhà đàm phán thường áp dụng hai mô hình chủ yếu là mô hình đàm phán cứng và đàm phán nguyên tắc. Trong đó, mô hình đàm phán cứng thường được các bên có lợi thế chủ yếu áp dụng còn mô hình đàm phán nguyên tắc thường được các bên yếu thế sử dụng.

trong hai mô hình đàm phán này thì các bên đàm phán có mối quan hệ không thân thiết, chỉ coi nhau là đối tác đàm phán

2 Khác :
với hai mô hình này ta có thể chỉ ra được một số điểm khác nhau cơ bản sau:

2.1 Về đối tác:
2.2 Về mục tiêu:
2.3 Về thái độ và lập trường đàm phán:

2.4 Về cách đàm phán:
2.5 Về kết quả:

2.6 ưu điểm
2.7 hạn chế

Bạn bám theo khung đó làm sẽ đảm bảo bài làm đạt kết quả cao

Còn vidu thì bạn lấy ngay việc cắm mốc quốc gia biên giới cũng được,

có gỉ chưa hiểu bạn cứ đặt tại topic này nhé
 
KHÁI NIỆM MÔ HÌNH ĐÀM PHÁN

Đàm phán là những hành vi và quá trình tự nguyện, có chủ ý, trong đó các bên tham gia sẽ cùng tiến hành trao đổi, thảo luận những điều kiện và các giải pháp để cùng nhau thỏa thuận và thống nhất những vấn đề nào đó trong những tình huống nào đó sao cho chúng càng gần với lợi ích mong muốn của họ càng tốt. Sự đạt được thỏa thuận chính là sự thành công của các bên tham gia. Đàm phán ĐƯQT khác với đàm phán thông thường ở chỗ nó là sự trao đổi, thảo luận chính thức của các đại diện cho các chủ thể luật quốc tế về các vấn đề liên quan đến quan hệ với mục đích thỏa thuận nhất trí đi đến kí kết ĐƯQT nhằm thiết lập các quan hệ hợp tác hoặc để giải quyết tranh chấp quốc tế.

“Mô hình đàm phán (phong cách đàm phán hoặc kiểu đàm phán) là cách tiếp cận vấn đề trong đàm phán”. Một nhà đàm phán giỏi là một người có khả năng xoay vần được cục diện trên bàn đàm phán và để có thể làm được như vậy thì nhà đàm phán phải biết lựa chọn được một mô hình đàm phán thích hợp nhất dựa trên tình hình thực tế, khả năng của cá nhân và đối thủ là ai. Trong thực tế có ba mô hình đàm phán thường được sử dụng rộng rãi trong đàm phán là đàm phán nguyên tắc, đàm phán cứng và đàm phán mềm, trong đó các mô hình đàm phán này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với cả chiến lược chiến thuật đàm phán. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin so sánh hai mô hình đàm phán quan trọng là mô hình đàm phán cứng và đàm phán nguyên tắc, trên cơ sở đó lấy ví dụ về đàm phán nguyên tắc.

Điểm khác nhau: với hai mô hình này ta có thể chỉ ra được một số điểm khác nhau cơ bản sau:

Về đối tác:


Đàm phán cứng các bên có quan hệ xấu, coi nhau như thù địch – không thân thiết với nhau và có lập trường hoàn toàn trái ngược nhau. Ví dụ như đàm phán về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên giữa một bên là Triều Tiên và một bên là các nước Hoa Kỳ và Hàn Quốc với một bên là Trung Quốc và Triều Tiên

Đàm phán nguyên tắc các bên coi nhau như cộng sự, cùng hợp tác để giải quyết vấn đề, việc mối quan hệ thân thiết không liên quan đến đàm phán hay nói cách khác là nó không có ảnh hưởng lớn đến quá trình đàm phán giữa các bên. Ví dụ như đàm phán về Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và một số quốc gia và tổ chức quốc tế.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top