So sánh điều kiện phát triển kinh tế của 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL?

So sánh điều kiện phát triển kinh tế của 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL

1. Khái quát vị trí địa lý:
- ĐBSH: gồm 11 tỉnh, thành phố với diện tích gần 15 ngàn km2, phía Bắc và Tây giáp vùng TDMNPB, phía Nam giáp Bắc Trung Bộ và phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ
- ĐBSCL: gồm 13 tỉnh, thành phố với diện tích hơn 40 ngàn km2, phía Đông Bắc giáp vùng Đông Nam Bộ, phía Tây Bắc giáp Campuchia, phía Tây, Nam và Đông giáp biển Đông

2. Sự giống nhau:
- Cả 2 vùng đều giáp biển, gần các ngư trường lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hàng hải, đánh bắt thủy hải sản
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú:
+ Đại hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ thích hợp cho việc trồng cây lúa nước, các loại hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày
+ Hệ thống sông khá dày đặc, có thể phát triển GTVT đường sông
+ Tài nguyên du lịch phong phú
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư đông đúc, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp
+ Các cơ sở công nghiệp, vùng chuyên canh đã được hình thành

3. Sự khác nhau:
- Thế mạnh của ĐBSH (so với ĐBSCL):
+ Khí hậu, thời tiết khá đa dạng, có thể đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi
+ Có Hà Nội là thủ đô, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị cảu cả nước, là động lực phát triển cho cả vùng
+ Nguồn lao động có trình độ tay nghề cao
+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật hoàn thiện hơn, hệ thống giao thông phát triển đồng bộ từ đường bộ, đường sắt, đường thủy đến hàng không, thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư từ nước ngoài

- Thế mạnh của ĐBSCL (so với ĐBSH):
+ Giáp Campuchia, tạo điều kiện thuận lợi để gaio lưu kinh tế, văn hóa với nước bạn
+ Đồng bằng được phù sa sông bồi đắp hằng năm
+ Khí hậu khá ôn hòa, ít hứng chịu bão lũ, các biến động thời tiết khác
+ Các cơ sở chế biến nông sản được phát triển rộng khắp
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top