• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

So sánh hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSH và ĐBSCL

Pokemon_kute

New member
Xu
0
So sánh hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSH và ĐBSCL

*Giống nhau

-Về quy mô và vai trò trong sử dụng đất:

+Cả 2 vùng đều có diện tích vùng đất NN lớn nhất cả nước.

+Cả 2 vùng đều sử dụng đất có quy mô lớn.

+Cả 2 vùng đều được Nhà nước quan tâm nhiều trong khai thác và sử dụng đất.

-Đặc điểm tài nguyên đất:

+Đất NN của 2 vùng đều rất đa dạng về loại hình như đất phù sa ngọt, đất phù sa mặn, ngập phèn …đất phù sa ngọt rất tốt để sản xuất LT – TP.

+Cả 2 vùng đều có diện tích mặt nước mặn, lợ để nuôi trồng thủy hải sản

+Cả 2 vùng đều có khả năng mở rộng diện tích bằng cách khai hoang và khai đê lấn biển

+Đất 2 vùng đều được thâm canh cao độ nhưng khả năng đất bị xói mòn, thoái hóa, nhiễm mặn, nhiễm phèn.. là rất lớn

-Hiện trạng sử dụng đất

+Đất phù sa ngọt của vùng đều được sử dụng triệt để để sản xuất NN trong đó sản xuất lúa từ 1 – 3 vụ trong năm, trồng cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, mía, đậu tương, … và trồng cây ăn quả.

+Đất phù sa ngập mặn ven biển với diện tích 35 vạn ha ở ĐBSCL và 1 vạn ha ở ĐBSH đã được sử dụng để nuôi trồng thủy hải sản và trồng cây cói, rừng ngập mặn.

+Đất phù sa ngập phèn của 2 vùng (ĐBSH ít) đang được cải tạo triệt để để sản xuất LT – TP.

+Nhìn chung việc sử dụng đất giữa 2 đồng bằng đều được sử dụng triệt để với cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng, với trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ ngày một nâng cao.

*Khác nhau:

-Khác nhau về quy mô, vị trí, vai trò trong sử dụng đất

+Diện tích đất của ĐBSCL gấp 3 lần ĐBSH (4 triệu ha so với 1,4 triệu ha)

+ĐBSCL là vùng chuyên canh LT – TP số 1 cả nước, còn ĐBSH – thứ 2

-Khác nhau về đặc điểm đất NN

+Đất của 2 đồng bằng rất đa dạng. Nhìn chung diện tích của các loại đất ở ĐBSCL đều lớn hơn ĐBSH, ví dụ như đất phù sa ngọt ở ĐBSCL là hơn 1 triệu ha, ĐBSH là 0,7 triệu ha, đất phù sa ngập mặn ở ĐBSCL là 0,7 triệu ha còn ở ĐBSH là 0,1 triệu ha, đất phù sa phèn ở ĐBSCL là 1,5 triệu ha còn ở ĐBSH thì không đáng kể.

+Diện tích đất hoang hóa và chưa khai thác ở đồng bằng SCL lớn gấp nhiều lần so với ĐBSH (67 vạn ha so với 2 vạn ha)

+Đất ở ĐBSH màu mỡ, chủ yếu do con người đầu tư, chăm bón, không được bồi hằng năm, còn do ở ĐBSCL do phù sa bồi đắp hằng năm.

+Đất NN ở ĐBSH mở rộng chủ yếu do quai đê lấn biển, còn ở ĐBSCL mở rộng chủ yếu do khai hoang và cải tạo đất.

-Khác nhau về hiện trạng sử dụng đất:

+Đất đai ở ĐBSH được sử dụng với trình độ thâm canh, xen canh, gối vụ cao, hệ số sử dụng đất trên 3 và sản xuất từ 3- 4 vụ trên năm, ở ĐBSCL chủ yếu sử dụng trồng lúa từ 1 -2 vụ trên năm mà chủ yếu là lúa 1 vụ, cho nên hệ số sử dụng đất ở đây chỉ đạt trên 1.

+Việc sử dụng đất ở ĐBSCL phải gắn với đầu tư phát triển thủy lợi, với việc cải tạo đất mặn, đất phèn và giải quyết nước ngọt để tưới lúa vào mùa khô và hạn chế lũ lụt vào mùa mưa, trong khi đó vẫn đề này ở ĐBSH được giải quyết khá hoàn chỉnh.
+Ở ĐBSCL việc sử dụng đất gắn với bảo vệ môi trường và tiết kiệm đất chưa được quan tâm nhiều trong khi ở ĐBSH vấn đề này được đặt ra khá gay gắt và cấp bách.

+Việc sử dụng đất NN gắn với trồng rừng ngập mặn ven biển để chống gió bão, chống sự xâm nhập của nước mặn, chống xói lở bờ biển, bảo vệ, môi trường sinh thái… ở ĐBSCL đòi hỏi gay gắt hơn ở ĐBSH.
 
Đây là câu hỏi đã có trong đề thi ĐH, CĐ vài năm trước đây.Để học hiệu quả các bạn nên đưa ra những tiêu chí so sánh cơ bản.Điều này sẽ giúp bạn nhớ lâu và áp dụng được vào các vùng miền khác.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top