So sánh giữa ngoại tình với sự thỏa hiệp trong tình yêu lãng mạn.

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo :
Is Following Your Heart Worse Than Not Following It?
Comparing extramarital affairs with romantic compromises
Published on July 17, 2012 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love

Những thỏa hiệp trong tình yêu lãng mạn và những cuộc ngoại tình ngoài hôn nhân thường bị chỉ trích vì chúng đi chệch khỏi những giá trị hiện hành và ám chỉ những khó khăn trong hôn nhân. Những thỏa hiệp trong tình yêu lãng mạn bị chỉ trích vì không tuân theo trái tim của một người và để cho những yếu tố không phải tình yêu ( nonromantic ) có nhiều ảnh hưởng hơn những yếu tố của tình yêu. Những cuộc ngoại tình thì nhận được sự chỉ trích ngược lại; người ngoại tình đi theo tiếng nói của trái tim và phớt lờ những yếu tố không thuộc tình yêu. Theo truyền thống, việc tuân theo trái tim của một người thường gánh chịu nhiều sự chỉ trích nặng nề hơn. Liệu điều này có hợp lý ?

Hành vi thúc đẩy và hành vi ngăn ngừa.

Kiểu hành vi thúc đẩy ( nuôi dưỡng ) tập trung vào việc nuôi dưỡng hành động yêu thương , phát triển tiềm năng của một người. Kiểu hành vi ngăn ngừa ( kiểm soát ) tập trung vào việc phòng ngừa những hành động tiêu cực tiềm ẩn của một người, ví dụ như ngoại tình. Kiểm soát những nơi mà một ai đó có thể đi đến và ngăn cấm tình dục ngoài hôn nhân là những ví dụ của kiểu hành vi ngăn ngừa. Những mối quan hệ lãng mạn bao hàm một sự cân bằng giữa kiểu hành vi thúc đẩy và ngăn ngừa.

Trong những thỏa hiệp tình yêu lãng mạn, con người đã vi phạm đến tính lý tưởng của tình yêu lãng mạn ; trong những cuộc ngoại tình, họ vi phạm đến những quy tắc chống lại quan hệ tình dục không độc quyền. Hai kiểu hành vi đó thường liên hệ với nhau theo ý nghĩa là khi có những thỏa hiệp trong tình yêu lãng mạn thì khả năng ngoại tình càng lớn.

Những thỏa hiệp trong tình yêu lãng mạn và những cuộc ngoại tình bộc lộ một khoảng cách giữa những gì mọi người khao khát và những gì họ có. Những cuộc ngoại tình nỗ lực thu hẹp khoảng cách đó bằng cách cho phép con người tuân theo trái tim của họ với một người khác. Những thỏa hiệp trong tình yêu lãng mạn thì cố thu hẹp khoảng cách bằng cách hy sinh sự thôi thúc ( về tình yêu lãng mạn ) của một người. Trong cả hai trường hợp, một khoảng cách nhất định vẫn còn. Trong những cuộc ngoại tình, trái tim lấy được điều mà nó khao khát, nhưng nó làm điều đó theo một cách thức hạn chế - hạn chế về thời gian và những kiểu hành vi có thể có được với người tình. Trong những thỏa hiệp trong tình yêu lãng mạn, một khoảng cách vẫn còn vì mặc dù nhận được sự ủng hộ của xã hội, trái tim của người đó vẫn không thỏa mãn và không thực sự chấp nhận nó.

Theo quan điểm của Aristotle, một khoảng cách như vậy vắng mặt ở những con người đức hạnh- người có những khao khát hoà hợp với những giá trị của họ. Diễn viên Dustin Hoffman có thể được xem là một người đức hạnh , khi anh ấy khẳng định rằng sau khi gặp vợ mình, anh ấy chấm dứt hứng thú tình dục với những phụ nữ khác. Không tồn tại khoảng cách giữa hành động và trái tim của một người yêu đích thực như vậy, vì những cảm xúc và những giá trị của anh ta không xung đột với nhau. Phần lớn những người khác thì kém may mắn hơn, và vượt qua một sự xung đột như vậy là một bước quan trọng tiến tới xoá bỏ cảm giác thỏa hiệp trong tình yêu lãng mạn và khao khát có một cuộc ngoại tình.

Những xem xét về mặt đạo đức và tâm lý.

Trong những thỏa hiệp trong tình yêu lãng mạn thì mối nguy hại lớn nhất là đối với bản thân người đó, trong khi lợi ích lớn nhất là cho những người xung quanh người đó. Trong những cuộc ngoại tình, là trường hợp ngược lại : lợi ích lớn nhất là cho ngừoi đó và mối nguy hại lớn nhất là cho những người xung quanh người đó.

Những sự khái quát này nên có đủ điều kiện. Cũng có mối nguy hại đối với người tình và những thành viên trong gia đình của người thỏa hiệp, như thể nếu người này cảm thấy không hạnh phúc với hoàn cảnh hiện tại của cô ấy thì cô ấy sẽ không thực hiện tốt chức năng của mình với người bạn đời và gia đình.Ngược lại, dù trong những cuộc ngoại tình thì người bạn đời của người ngoại tình có thể được xem là người đau khổ nhất, thì nhiều người nói rằng nếu không có việc ngoại tình thì họ sẽ không có khả năng sống với ngừoi bạn đời của họ và cuộc ngoại tình làm họ tử tế hơn và quan tâm đến bạn đời nhiều hơn.

Những thỏa hiệp trong tình yêu lãng mạn được xem là có nhiều giá trị hơn từ quan điểm đạo đức. Nhưng khi nhìn từ quan điểm tâm lý học thì sự đánh giá lại khác. Tuân theo trái tim của bạn đặt bạn vào một vị trí trung thực và tích cực hơn, ít nhất là đối với bản thân bạn, điều này mang lại sự phấn chấn tâm lý. Không tuân theo trái tim của bạn có thể làm bạn phiền muộn và để lại cho bạn những sự bất hoà lâu dài và khó chịu, nhưng bạn sẽ không có sự bất hoà về mặt đạo đức.

Khi so sánh sự vi phạm những chuẩn mực trong những thỏa hiệp tình yêu lãng mạn và những cuộc ngoại tình, chúng ta nên tính đến khoảng thời gian tồn tại của chúng : Một cuộc ngoại tình về tình dục luôn luôn là một kinh nghiệm riêng biệt và ngắn ngủi, trong khi đó, một thỏa hiệp trong tình yêu lãng mạn là một trạng thái kéo dài liên tục. Trong ý nghĩa này, tác hại và những lợi ích thu được từ những cuộc ngoại tình về tình dục là có nhiều hạn chế hơn , do đó sự chỉ trích cũng như ca ngợi về nó cũng nên có giới hạn. Việc so sánh trở nên phức tạp hơn khi cuộc ngoại tình được duy trì trong một thời gian dài, trong trường hợp này nó thường bao hàm những khía cạnh cảm xúc sâu sắc hơn.

Eleanor, một phụ nữ 40 tuổi quyến rũ và thông minh nói rằng :" Một mối quan hệ tình dục ngoài hôn nhân thường ít liên quan đến cuộc hôn nhân của tôi vì nó ít có sự tham gia của tình cảm và không đe doạ đến hôn nhân của tôi. Điều tôi lo lắng là một cuộc ngoại tình ( cho dù của chồng hay của tôi ) có nhiều cảm xúc sâu sắc; một cuộc tình như vậy thực sự là mối đe doạ đến hôn nhân của chúng tôi." Nhưng mối quan hệ tình dục ngoài hôn nhân ( thường bị giới hạn về thời gian tồn tại ) lại nhận được sự chỉ trích đạo đức mạnh mẽ hơn là một cuộc ngoại tình có tình cảm sâu sắc - gây nhiều đe doạ về tâm lý hơn.

Sự chỉ trích chống lại việc tuân theo trái tim của bạn thể hiện xu hướng truyền thống, thích trí tuệ hơn cảm xúc. Tôi tin rằng truyền thống này là rất sai lầm. Hành vi tối ưu của con người có sự kết hợp giữa trí tuệ và cảm xúc và được gọi là " trí thông minh cảm xúc ". Không có chiến thắng rõ ràng trong trận chiến giữa cái đầu và trái tim, nhưng có bằng chứng cho thấy khi phớt lờ trái tim , chúng ta gặp nguy cơ đánh mất bản sắc cá nhân của mình và niềm say mê cuộc sống.

Không nghi ngờ rằng hoàn cảnh của những người đức hạnh giống như Dustin Hoffman là tốt hơn hoàn cảnh của những người ngoại tình hoặc những người thỏa hiệp. Nhưng nếu họ không phải là người đức hạnh như Hoffman và thất bại trong việc tìm kiếm tình yêu của cuộc đời họ ? Họ có nên đóng băng trái tim , hy sinh hạnh phúc của họ vì hạnh phúc của những người xung quanh họ? Hoặc họ nên tiếp tục tìm kiếm , đi theo những con đường xa lạ có thể không dẫn họ đi đến đâu cả ?

Không có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này, khi nó phụ thuộc phần nhiều vào độ lớn của khoảng cách mà một người trải nghiệm giữa những khao khát, tính lý tưởng và thực tế và những hoàn cảnh cụ thể của một người. Tuy nhiên, những thỏa hiệp trong tình yêu lãng mạn không nhất thiết là con đường duy nhất để đi.

Con người là những sinh vật hạn chế. Một sự hiểu biết sâu sắc những hạn chế như vậy ngụ ý rằng , hài lòng với những giải pháp cục bộ trong khi đó vẫn hy vọng về những hoàn cảnh tốt hơn. Đôi lúc, việc thỏa mãn trái tim yêu đương của bạn có nghĩa là tạo nên một sự thay đổi trong bạn; lắm lúc đòi hỏi nhiều sự thay đổi căn bản hơn. Bạn không mất điều gì cả khi bạn không có được tất cả mọi thứ - không ai có thể có được mọi thứ - nhưng bạn sẽ mất rất nhiều khi phớt lờ trái tim yêu của bạn.





 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top