Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Cơ Sở
LỚP 7
Ngữ văn 7
Kết Nối Tri Thức - Ngữ văn 7
Làm văn 7 - KNTT
So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài thơ "Qua đèo Ngang" và "bạn đến chơi nhà"
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Sen Biển" data-source="post: 193412" data-attributes="member: 110786"><p><h2>So sánh cụm từ “ta với ta” - Mẫu 3</h2><p>Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Khuyến là các tác giả nổi tiếng trong nền văn học trung đại Việt Nam. Khi nhắc đến các sáng tác của hai nhà thơ không thể không kể đến “Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà”. Tuy nội dung của mỗi bài thơ khác nhau, nhưng lại có điểm giống nhau ở kết thúc với cụm từ “ta với ta”.</p><p></p><p>Trong bài thơ “Qua đèo Ngang”, Bà Huyện Thanh Quan đã kết thúc bằng những câu thơ:</p><p></p><p style="text-align: center"><em>“Dừng chân đứng lại trời, non, nước</em></p> <p style="text-align: center"><em>Một mảnh tình riêng, ta với ta”</em></p><p></p><p>Người đọc có thể hình dung được hình ảnh nhà thơ đang đứng một mình ở nơi đèo Ngang rộng lớn, xung quanh chỉ có “trời, non, nước” - chỉ có thiên nhiên hoang vu, lạnh lẽo. Đó là sự cô đơn đến của người lữ khách trên hành trình đơn độc. Tâm trạng của nhà thơ cũng chẳng thể chia sẻ cùng với ai. “Một mảnh tình riêng” - tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ. Cụm từ “ta với ta” ở đây đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Sự cô đơn ấy dường như chẳng thể có ai cùng chia sẻ.</p><p></p><p>Trái ngược với “ta với ta” của Bà Huyện Thanh Quan, trong thơ Nguyễn Khuyến cụm từ này lại được tác giả sử dụng với ý nghĩa khác:</p><p></p><p style="text-align: center"><em>“Đầu trò tiếp khách trầu không có,</em></p> <p style="text-align: center"><em>Bác đến chơi đây ta với ta”</em></p><p></p><p>Từ “ta” đầu tiên chỉ chính nhà thơ - chủ nhà, còn từ “ta” thứ hai chỉ người bạn - khách đến chơi. Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách. Qua đó thể hiện tình bạn gắn bó tri âm tri kỷ của nhà thơ. Dù trong hoàn cảnh thiếu thốn chẳng có lấy một thứ gì quý giá để tiếp đãi bạn bè nhưng nhà thơ và người bạn tâm giao vẫn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ đó là sự sẻ chia, đồng cảm và không màng đến những giá trị vật chất.</p><p></p><p>Như vậy, có thể thấy, chỉ một cụm từ thôi nhưng ở mỗi bài thơ lại diễn tả được những tâm trạng riêng của hai nhà thơ.</p><p></p><h2>So sánh cụm từ “ta với ta” - Mẫu 4</h2><p>Bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đều kết thúc bằng ba tiếng “ta với ta”. Tuy vậy, ở mỗi bài lại mang những ý nghĩa khác nhau.</p><p></p><p>Đối với “Qua đèo Ngang”, “ta với ta” ở đây cực tả nỗi cô đơn trước một không gian bao la. Cả hai từ “ta” ở đây đều là đại từ ngôi thứ nhất, chỉ bản thân nhà thơ trong tình cảnh lẻ loi giữa đèo Ngang rộng lớn:</p><p></p><p style="text-align: center"><em>“Dừng chân đứng lại trời, non, nước</em></p> <p style="text-align: center"><em>Một mảnh tình riêng, ta với ta"</em></p><p></p><p>Thời gian vào buổi xế tà, gợi buồn và nỗi cô đơn, sợ hãi trước dòng thời gian trôi chảy. Không gian tuy rộng lớn nhưng chỉ toàn những vật vô tri, vô giác. Có xuất hiện hình ảnh đời sống con người nhưng hết sức thầm lặng, nhỏ bé. Âm thanh sự sống đơn điệu, gợi nỗi buồn sâu thẳm. Con người lẻ loi trước vũ trụ mênh mông. Nhớ về quê hương, thương xót cho hoàn cảnh của đất nước, trước thiên nhiên rộng lớn chỉ có mình cô độc. Bà Huyện Thanh Quan phải thốt lên rằng “một mảnh tình riêng ta với ta”. Chẳng ai thấu hiểu, chẳng ai chia sẻ. Nỗi trống trải đã lên đến tận cùng. Không người giao cảm, khách đành trở về với lòng mình. Đành ôm một mối sầu hoài cổ một mình mình biết, một mình mình hay.</p><p></p><p>Còn với “Bạn đến chơi nhà”, “ta với ta” chỉ hai người: tác giả và người bạn tâm giao. “Ta với ta” đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau. “Ta với ta” là cách nói biểu hiện một tình bạn chân thành, tri kỉ, thắm thiết. Họ lấy sự hiểu nhau, cảm thông với nhau làm điều quý giá nhất, hơn tất cả mọi phẩm vật trên đời. Tuy cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn về vật chất đến ngay cả miếng trầu tiếp khách cũng không có. Nhưng việc người bạn vẫn trân trọng tình cảm, vậy là đã rất đáng quý rồi. Nhà thơ ở đây không hề buồn thương, cô độc mà rất vui vẻ, ấm áp bởi tình bạn tri kỷ.</p><p></p><p>Như vậy, mỗi bài thơ đều đã diễn tả được những nỗi niềm tâm trạng riêng của các nhà thơ.</p><p></p><p><em> </em></p><p><em></em></p><p><em>Chúc các em học tốt.</em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Sen Biển, post: 193412, member: 110786"] [HEADING=1]So sánh cụm từ “ta với ta” - Mẫu 3[/HEADING] Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Khuyến là các tác giả nổi tiếng trong nền văn học trung đại Việt Nam. Khi nhắc đến các sáng tác của hai nhà thơ không thể không kể đến “Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà”. Tuy nội dung của mỗi bài thơ khác nhau, nhưng lại có điểm giống nhau ở kết thúc với cụm từ “ta với ta”. Trong bài thơ “Qua đèo Ngang”, Bà Huyện Thanh Quan đã kết thúc bằng những câu thơ: [CENTER][I]“Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta”[/I][/CENTER] Người đọc có thể hình dung được hình ảnh nhà thơ đang đứng một mình ở nơi đèo Ngang rộng lớn, xung quanh chỉ có “trời, non, nước” - chỉ có thiên nhiên hoang vu, lạnh lẽo. Đó là sự cô đơn đến của người lữ khách trên hành trình đơn độc. Tâm trạng của nhà thơ cũng chẳng thể chia sẻ cùng với ai. “Một mảnh tình riêng” - tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ. Cụm từ “ta với ta” ở đây đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Sự cô đơn ấy dường như chẳng thể có ai cùng chia sẻ. Trái ngược với “ta với ta” của Bà Huyện Thanh Quan, trong thơ Nguyễn Khuyến cụm từ này lại được tác giả sử dụng với ý nghĩa khác: [CENTER][I]“Đầu trò tiếp khách trầu không có, Bác đến chơi đây ta với ta”[/I][/CENTER] Từ “ta” đầu tiên chỉ chính nhà thơ - chủ nhà, còn từ “ta” thứ hai chỉ người bạn - khách đến chơi. Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách. Qua đó thể hiện tình bạn gắn bó tri âm tri kỷ của nhà thơ. Dù trong hoàn cảnh thiếu thốn chẳng có lấy một thứ gì quý giá để tiếp đãi bạn bè nhưng nhà thơ và người bạn tâm giao vẫn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ đó là sự sẻ chia, đồng cảm và không màng đến những giá trị vật chất. Như vậy, có thể thấy, chỉ một cụm từ thôi nhưng ở mỗi bài thơ lại diễn tả được những tâm trạng riêng của hai nhà thơ. [HEADING=1]So sánh cụm từ “ta với ta” - Mẫu 4[/HEADING] Bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đều kết thúc bằng ba tiếng “ta với ta”. Tuy vậy, ở mỗi bài lại mang những ý nghĩa khác nhau. Đối với “Qua đèo Ngang”, “ta với ta” ở đây cực tả nỗi cô đơn trước một không gian bao la. Cả hai từ “ta” ở đây đều là đại từ ngôi thứ nhất, chỉ bản thân nhà thơ trong tình cảnh lẻ loi giữa đèo Ngang rộng lớn: [CENTER][I]“Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta"[/I][/CENTER] Thời gian vào buổi xế tà, gợi buồn và nỗi cô đơn, sợ hãi trước dòng thời gian trôi chảy. Không gian tuy rộng lớn nhưng chỉ toàn những vật vô tri, vô giác. Có xuất hiện hình ảnh đời sống con người nhưng hết sức thầm lặng, nhỏ bé. Âm thanh sự sống đơn điệu, gợi nỗi buồn sâu thẳm. Con người lẻ loi trước vũ trụ mênh mông. Nhớ về quê hương, thương xót cho hoàn cảnh của đất nước, trước thiên nhiên rộng lớn chỉ có mình cô độc. Bà Huyện Thanh Quan phải thốt lên rằng “một mảnh tình riêng ta với ta”. Chẳng ai thấu hiểu, chẳng ai chia sẻ. Nỗi trống trải đã lên đến tận cùng. Không người giao cảm, khách đành trở về với lòng mình. Đành ôm một mối sầu hoài cổ một mình mình biết, một mình mình hay. Còn với “Bạn đến chơi nhà”, “ta với ta” chỉ hai người: tác giả và người bạn tâm giao. “Ta với ta” đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau. “Ta với ta” là cách nói biểu hiện một tình bạn chân thành, tri kỉ, thắm thiết. Họ lấy sự hiểu nhau, cảm thông với nhau làm điều quý giá nhất, hơn tất cả mọi phẩm vật trên đời. Tuy cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn về vật chất đến ngay cả miếng trầu tiếp khách cũng không có. Nhưng việc người bạn vẫn trân trọng tình cảm, vậy là đã rất đáng quý rồi. Nhà thơ ở đây không hề buồn thương, cô độc mà rất vui vẻ, ấm áp bởi tình bạn tri kỷ. Như vậy, mỗi bài thơ đều đã diễn tả được những nỗi niềm tâm trạng riêng của các nhà thơ. [I] Chúc các em học tốt.[/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Cơ Sở
LỚP 7
Ngữ văn 7
Kết Nối Tri Thức - Ngữ văn 7
Làm văn 7 - KNTT
So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài thơ "Qua đèo Ngang" và "bạn đến chơi nhà"
Top