So sánh cách mạng tháng 2 và tháng 10 Nga?

  • Thread starter Thread starter Mika
  • Ngày gửi Ngày gửi
Em hỏi như này ai mà help em được chứ? Cách mạng tháng 10 với cách mạng tháng 12 của nước nào chứ ? Em bảo anh so sánh tháng 10 với tháng 12 của năm thì anh còn so sánh được. Cái câu hỏi này của em anh chịu.

Nước Nga có 2 cuộc cách mạng liền kề nhau là cách mạng tháng 2 và cách mạng tháng 10 anh ạ
 
Nước Nga có 2 cuộc cách mạng liền kề nhau là cách mạng tháng 2 và cách mạng tháng 10 anh ạ

Vậy em phải nói rõ ra chứ ? Đúng ko nào em.

Trước tiên về tínhh chất

Cách mạng tháng Haicuộc cách mạng dân chủ tư sản diễn ra vào tháng 2 năm 1917 (theo lịch Nga cũ). Cuộc cách mạng này đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng Nikolai II và vương triều Romanov trị vì hơn 300 năm ở nước Nga. Cuộc cách mạng này cũng đã dẫn tới một tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và chính quyền của các Xô viết đại biểu công nhân.

Cách mạng tháng hai về tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì lãnh đạo cuộc cách mạng là giai cấp vô sản và hướng đi lên của cuộc cách mạng là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa chứ không phải chế độ tư bản chủ nghĩa.

Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do giai cấp vô sản tiến hành, thắng lợi của cuộc cách mạng đã tạo ra nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 
So sánh giùm em cách mạng tháng 10 và tháng 2

Em thử coi tài liệu này xem có ích không nhé !

So sánh cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười Nga

Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản diễn ra vào tháng 2 năm 1917 (theo lịch Nga cũ). Cuộc cách mạng này đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng Nikolai II và vương triều Romanov trị vì hơn 300 năm ở nước Nga. Cuộc cách mạng này cũng đã dẫn tới một tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và chính quyền của các Xô viết đại biểu công nhân.

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một sự kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời của nhà nước Nga Xô viết. Cách mạng tháng Mười nổ ra vào ngày 24 tháng 10 năm 1917, do Vladimir Ilyich Lenin và Ðảng Bolshevik lãnh đạo. Cách mạng tháng Mười thành công vào ngày 7 tháng 11 năm 1917 (theo lịch Gregory) hay ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius).

1/Về hoàn cảnh:

Cách mạng tháng Hai nổ ra trong hoàn cảnh: Sau khi cách mạng tư sản 1905-1907 thất bại, nước Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nikolai II. ; quân đội Nga liên tiếp bại trận trên chiến trường ; nhân dân Nga ngày càng bất mãn, làn sóng phản đối chiến tranh lan rộng. Kinh tế Nga ngày càng suy sụp, nạn đói xảy ra khắp nơi. Chính phủ Nga hoàng tỏ ra bất lực, không thể cai trị được như trước nữa.

Cách mạng tháng Mười diễn ra trong hoàn cảnh: Sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng. Vladimir Ilyich Lenin từ Thụy Sĩ trở về tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân. “Luận cương tháng Tư" do Lê nin trình bày chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2/Về mục tiêu:

CM tháng Hai: Lật đổ chỉnh phủ chuyên chế của Nga hoàng, giành chính quyền về tay nhân dân

CM Tháng Mười: Lật đổ CP LTTS, đưa nước Nga tiến lên CNXH.

3/Lãnh đạo

CM tháng Hai: Ban đầu là giai cấp Vô sản, sau đó quyền lực rơi vào tay giai cấp Tư sản

CM tháng 10: Giai cấp vô sản thông qua chính đảng là Đảng bôn và Lê-nin.

4/ Tính chất:

CM tháng Hai: Cách mạng tháng hai về tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì lãnh đạo cuộc cách mạng là giai cấp vô sản và hướng đi lên của cuộc cách mạng là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa chứ không phải chế độ tư bản chủ nghĩa.

CM tháng Mười: CMXHCN

5/ Kết quả:

CM tháng Hai: Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, lập được xô viết và chính quyền tư sản

CM Tháng Mười: Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, lập ra nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.

Còn chi tiết câu trả lời, có lẽ em nên xem qua tài liệu từ Wikipedia sau:

I/Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản diễn ra vào tháng 2 năm 1917 (theo lịch Nga cũ). Cuộc cách mạng này đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng Nikolai II và vương triều Romanov trị vì hơn 300 năm ở nước Nga. Cuộc cách mạng này cũng đã dẫn tới một tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và chính quyền của các Xô viết đại biểu công nhân.

1.Nguyên nhân và tình hình nước Nga trước cách mạng

Sau khi cách mạng tư sản 1905-1907 thất bại, nước Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nikolai II. Ngày 1 tháng 8 năm 1914, Nga tuyên chiến với Đức, chính thức tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất với hi vọng có thêm thị trường và thuộc địa sau chiến tranh. Tuy nhiên quân đội Nga liên tiếp bại trận trên chiến trường do trình độ tổ chức kém và lạc hậu khiến nhân dân Nga ngày càng bất mãn, làn sóng phản đối chiến tranh lan rộng do Nga hoàng đã tốn rất nhiều sức người, sức của cho cuộc chiến. Kinh tế Nga ngày càng suy sụp, nạn đói xảy ra khắp nơi. Chính phủ Nga hoàng tỏ ra bất lực, không thể cai trị được như trước nữa. Điều này báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.

2.Diễn biến

Đảng Bolshevik do Lenin lãnh đạo nhân thời cơ đó đã tổ chức những cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh và bãi công tập thể. Ngày 9 tháng 1 năm 1917 (22 tháng 1 theo Công Lịch), trong lễ kỷ niệm "Ngày chủ nhật đẫm máu" ở Petrograd đã xảy ra một cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh. Cuộc biểu tình lan rộng sang Moskva, Baku và nhiều thành phố khác.

Phong trào cách mạng sôi nổi nhất là ở thành phố Petrograd. Ngày 18 tháng 2 (3 tháng 3 theo Công Lịch), 30.000 công nhân đình công và ngày này trở thành ngày mở đầu cho Cách mạng tháng Hai. Ngày 23 tháng 2 (8 tháng 3) nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ, 90.000 nữ công nhân của 50 xí nghiệp ở Petrograd tham gia biểu tình chống chiến tranh. Cuộc bãi công nhanh chóng chuyển sang tổng bãi công chính trị. Ngày 24 tháng 2 bãi công lan rộng khắp thành phố, lôi cuốn 20 vạn công nhân tham gia.

Ngày 25 tháng 2 (10 tháng 3), đảng Bolshevik quyết định chuyển sang tổng bãi công chính trị toàn thành phố và các cuộc xung đột giữa những người biểu tình và cảnh sát đã diễn ra. Ngày 26 tháng 2 (11 tháng 3) , theo lời kêu gọi của đảng Bolshevik, công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang bằng cách tước vũ khí của cảnh sát. Công nhân còn kêu gọi binh lính đứng về cách mạng lật đổ Nga hoàng. Đến buổi chiều, nhiều nơi quân đội đã đứng về phía nhân dân, nổ súng bắn vào cảnh sát.

Ngày 27 tháng 2 (12 tháng 3), cuộc khởi nghĩa lan ra khắp thành phố. Chính phủ Nga hoàng phải huy động 60.000 binh lính từ mặt trận trở về đàn áp phong trào tuy nhiên binh lính được nhân dân vận động đã bắn vào cảnh sát, bắt các bộ trưởng và tướng của Nga hoàng. Chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng sụp đổ.

3.Kết quả và tính chất của cuộc cách mạng

Trong thời gian khởi nghĩa, theo lời kêu gọi của đảng Bolsheviks, công nhân và binh lính đã tiến hành thành lập các xô viết đại biểu cho mình. Chiều ngày 27 tháng 2, hội nghị các xô viết toàn Petrograd đã họp và bầu ra lãnh đạo thống nhất: xô viết đại biểu công nhân và binh lính Petrograd. Ngay sau khi chính phủ Nga hoàng sụp đổ, xô viết đại biểu công nhân và binh lính Petrograd đã đứng ra điều hành mọi công việc của nhà nước.

Trong lúc đó giai cấp tư sản nhân cơ hội đó tìm cách giành lấy chính quyền. Sau khi đàm phán với các thế lực bảo hoàng còn sót lại không thành, đại diện của giai cấp tư sản đã thỏa thuận với các lãnh tụ Mensheviks lúc này đang chiếm đa số trong các xô viết, đặc biệt là xô viết Petrograd. Sau đó, các lãnh tụ Mensheviks và xã hội cách mạng đã thỏa thuận trao chính quyền cho giai cấp tư sản. Ngày 2 tháng 3 (15-3), chính phủ lâm thời tư sản được thành lập do huân tước Georgy Lvov làm thủ tướng. Do đó đến thời điểm này nước Nga xuất hiện tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và xô viết các đại biểu công nhân và binh lính.

Cách mạng tháng hai về tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì lãnh đạo cuộc cách mạng là giai cấp vô sản và hướng đi lên của cuộc cách mạng là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa chứ không phải chế độ tư bản chủ nghĩa.



II/Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một sự kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời của nhà nước Nga Xô viết. Cách mạng tháng Mười nổ ra vào ngày 24 tháng 10 năm 1917, do Vladimir Ilyich Lenin và Ðảng Bolshevik lãnh đạo. Cách mạng tháng Mười thành công vào ngày 7 tháng 11 năm 1917 (theo lịch Gregory) hay ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius).

1.Nguyên nhân

Sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính uyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.

Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của đảng Bolshevik Vladimir Ilyich Lenin từ Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan ngày 3 tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Petrograd. Ngày 4 tháng 4 năm 1917, Lenin đọc một bài phát biểu quan trọng có nhan đề "Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay". Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi "Luận cương tháng Tư" chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lenin chỉ rõ rằng cần chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại bằng cách chuyển giao chính quyền về tay các xô viết: "Điều độc đáo trong thời sự nước Nga chính là bước quá độ từ giai đoạn thứ nhất của cách mạng là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản và cho những tầng lớp nghèo trong nông dân". Về phương pháp đấu tranh, Lenin viết: "Vũ khí ở trong tay nhân dân, không có sự cưỡng bức nào từ bên ngoài đối với nhân dân, đó là thực chất của sự vật. Điều đó cho phép và bảo đảm sự phát triển và hòa bình của cách mạng"[cần dẫn nguồn]. Tuy nhiên, Lenin cũng chỉ rõ phải sẵn sàng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang một khi hoàn cảnh thay đổi.

Để bày tỏ sự ủng hộ đảng Bolshevik, ngày Quốc tế Lao động 18 tháng 4 (1-5) năm 1917, công nhân Nga biểu tình đòi hoà bình, dân chủ. Trong khi đó bộ trưởng ngoại giao của chính phủ lâm thời gửi công hàm cho các nước phe Hiệp ước cam kết theo đuổi chiến tranh đến cùng gây sự phẫn nộ trong dân chúng. Dưới sự lãnh đạo của đảng Bolshevick, ngày 20 và 21 tháng 4, hàng chục vạn nhân dân Nga xuống đường biểu tình hòa bình, giơ cao khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô Viết", "Hòa bình, ruộng đất, bánh mỳ". Những cuộc biểu tình này làm cho chính phủ tư sản lâm thời khủng hoảng. Ngày 2 tháng 5 (15-5) trước áp lực của quần chúng, bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng chiến tranh phải từ chức. Ngày 5 tháng 5, chính phủ lâm thời tiến hành cải tổ và thành lập chính phủ liên hiệp tăng thêm số ghế cho các đảng thỏa thiệp.

Ngày 18 tháng 6 (1-7), đảng Menshevik và xã hội cách mạng đã âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quân chúng để biểu dương lực lượng nhưng đảng Bolshevik đã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối đảng Bolshevick với các khẩu hiệu: "Đả đảo chiến tranh", "Tất cả chính quyền về tay các xô viết". Ngoài mặt trận, cuộc tấn công của quân Nga theo lệnh của chính phủ lâm thời vào liên quân Đức, Áo-Hung thất bại nặng nề với 60.000 binh lính Nga bị bắt và giết. Tin thất bại gây sự căm phẫn và bất bình rất lớn trong nhân dân Nga.

Ngày 3 tháng 7, hơn 500.000 nhân dân Petrograd xuống đường biểu tình đòi chuyển giao chính quyền về tay xô viết nhưng chính phủ lâm thời đã từ chối và ra lệnh cho binh lính bắn vào đoàn biểu tình. Sau đó, chính phủ lâm thời tiến hành đàn áp và bắt các đảng viên Bolshevik. Các nhà in phá hủy và báo bị cấm xuất bản. Chúng ra lệnh truy nã Lenin để đưa ra tòa, các đơn vị cách mạng bị tước khí giới hoặc bị đẩy ra mặt trận. Từ đó, trong tháng 7, tình trạng hai chính quyền song song tồn tại kết thúc với thắng lợi thuộc về giai cấp tư sản.

Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, đảng Bolshevik đã họp đại hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu tranh. Đại hội chỉ rõ phải chuẩn bị chuyển sang khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền. Đại hội cũng chủ trương tạm thời rút bỏ khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay xô viết" còn Lenin rút về hoạt động bí mật. Về phái chính phủ lâm thời, chính phủ liên hiệp đưa Alexander Kerensky, lãnh tụ đảng Menshevik lên làm thủ tướng mặt khác âm mưu thiết lập chế độ độc tài quân sự bằng cách đưa Kornilov Affair, một tên tướng cũ của Sa hoàng, làm bạo loạn giành lấy chính quyền.

Ngày 25 tháng 8, Kornilov tuyên bố thiết quân luật ở Petrograd, giải tán chính phủ Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu. Trong hoàn cảnh đó, Lenin phát động quần chúng đánh tan cuộc nổi loạn đồng thời vạch mặt chính phủ Kerensky do đó sau khi cuộc nổi loạn bị dặp tắt, uy tín của đảng Bolshevik tiếp tục dâng cao. Nhân dân dần dần thay thế các đại biểu đảng Menshevik và xã hội cách mạng bằng các đại biểu Bolshevik trong các xô viết. Ngày 31 tháng 8, xô viết Petrograd và sau đó ngày 5 tháng 9, xô viết Moskva đã thông qua các nghị quyết của đảng Bolshevik và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành lại chính quyền.

2.Diễn biến

Sang tháng 10, làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước Nga. Ngày 7 tháng 10, Lenin từ Phần Lan trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc hành động. Ngày 10 tháng 10, ban chấp hành trung ương họp quyết định khởi nghĩa vũ trang. Tại hội nghị này ban chấp hành trung ương đã bầu ra bộ chính trị do Lenin đứng đầu để lãnh đạo cuộc tạo phản. Tuy nhiên, một số ủy viên không tán thành kế hoạch khởi nghĩa nên ngày 18 tháng 10 họ đã đăng ý kiến của mình trên tờ báo Đời sống mới do đó chính phủ lâm thời biết được kế hoạch tạo phản nên đã chuẩn bị đề phòng. Do đó Lenin đã quyết định tạo phản sớm 1 ngày tức là ngày 24 tháng 10 làm cho đối thủ bất ngờ.

Ngày 24 tháng 10 (6-11), Lenin viết cho ban chấp hành Trung ương Đảng: "...vô luận bằng cách nào cũng không được để chính quyền nằm trong tay Kerensky và bè lũ đến ngày 25 tháng 10. Việc đó phải tuyệt đối quyết định ngay chiều nay hay đêm nay. Lịch sử sẽ không tha thứ những người cách mạng hôm nay có thể thắng (và nhất định sẽ chiến thắng hôm nay) mà lại để chậm trễ, vì đợi đến ngày mai không khéo họ lại gặp tổn thất nhiều, không khéo họ lại bị mất hết cả"[cần dẫn nguồn].
Chiều ngày 24 tháng 10, Lenin cải trang đến điện Smolny để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Tại điện Smolny trên các cửa sổ đều có đốt lửa, phía ngoài là xe thiết giáp, trạm gác bố trí tại cửa ra vào. Binh sĩ vũ trang đi lại tấp nập. Tin Lenin trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được báo tới khắp các trung đoàn và nhà máy. Trong khi đó, chính phủ tư sản lâm thời đưa các đội canh gác đến đóng chung quanh những cơ quan quan trọng nhất bao gồm các học sinh sĩ quan, tiểu đoàn kị binh xung kích, tiểu đoàn lính phụ nữ và các đơn vị Cossacks tập trung tại Cung điện Mùa Đông. Sáng ngày 25 tháng 10, với danh nghĩa bộ chỉ huy tối cao, Kerensky đến bộ tổng tham mưu ra lệnh cho các trung đoàn Cossacks sông Đông số 1, 4, 14 đến tiếp ứng nhưng các đơn vị này lấy lí do là kị binh của họ không có bộ binh mang súng máy yểm trợ nên không thi hành mệnh lệnh. Các đơn vị ở Petrograd cũng từ chối tiếp viện. Kerensky nghe tin liền báo tin cho chính phủ lâm thời biết lực lượng còn rất ít sau đó viện lí do đến gặp các đơn vị đã lợi dụng xe của đại sứ quán Mỹ trốn khỏi thành phố. Tất cả các sĩ quan cao cấp cũng bỏ về nhà riêng chỉ còn các bộ trưởng ở lại Cung điện Mùa Đông.

Chiều 24 tháng 10, cuộc khởi nghĩa bắt đầu. Theo kế hoạch, các đơn vị cận vệ đỏ tập trung lực lượng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các bộ, tổng đài điện thoại, nhà ga, các cầu bắc qua sông Neva. Ngay trong đêm 24 tháng 10, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd, bao vây Cung điện Mùa Đông mà hầu như không tổn thất. Kế hoạch tấn công cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 tháng 10. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của bọn phản cách mạng. Đến 6 giờ chiều, cung điện bị vây chặt, binh sĩ và thủy thủ tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Bọn sĩ quan dựng chướng ngại vật chặn cổng ra vào Cung điện Mùa Đông, nã súng trường và súng máy vào các mục tiêu di động.

Chiến hạm Rạng Đông

6 giờ chiều, đảng Bolshevik gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Petrograd buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Một tối hậu thư khác được gửi đến cho chính phủ lâm thời buộc phải dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. 9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt súng lệnh báo hiệu tấn công. Hàng người bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời bị bắt (trừ Kerensky).

3.Kết quả

Ngay trong đêm 7 tháng 11 năm 1917 (25 tháng 10 theo lịch Nga), Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai tuyên bố khai mạc tại điện Smoniyl và tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Lenin đứng đầu. Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô Viết đã được thông qua là Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô Viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, nam nữ bình đẳng. Đối với các dân tộc, chính phủ Xô Viết công bố bản Tuyên ngôn về quyền các dân tộc ở Nga khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có quyền tự quyết như công nhận nền độc lập của Ba Lan, Phần Lan. Các cơ quan trung ương và Xô Viết các địa phương được thành lập. Tháng 12 năm 1917, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao được thành lập nhằm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, nước Nga Xô Viết kí Hòa ước Brest-Litovsk với các nước phe Liên minh Trung tâm chính thức rút khỏi Thế chiến thứ nhất.

Trong khi nước Nga đang xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa thì các phần tử bạch vệ với sự giúp sức của 14 nước đế quốc đã ra sức lật đổ chính quyền Xô Viết. Trước tình hình đó, nước Nga Xô Viết đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến, xây dựng Hồng quân công nông. Cuộc nội chiến Nga đã diễn ra từ đầu năm 1918 đến tháng 11 năm 1920 khi Hồng quân đã đánh tan đội quân của. Cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về chính quyền Xô Viết.

(Tài liệu sưu tầm từ Wikipedia)​
 
còn thiếu cái tính chất:
-CM2 mang tinh chat la cuoc CMDCTS kieu moi
-CM10 mang tinh chat la cuoc cach mang XHCN
tien day co ai phan tich gium em tinh chat cua cuoc CM10 Nga ko
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top