Số phận người phụ nữ trong xã hội xưa

love life

New member
Xu
0
Đề bài : Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến , Nguyễn Du đã xót xa: “ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Bàng các tác phẩm đã học “ chuyện người con gái Nam Xương “ của Nguyễn Dữ và “ Truyện Kiều “ của Nguyễn Du, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

BÀI LÀM.

Xã hội Việt Nam thế kỉ XVI kéo dài cuộc chiến tranh phe phái, mâu thuẫn đã gây nên bao cảnh mịt mù,đau thương .,các nhà văn nhân đạo đều xót xa , trân trọng và tập trung viết về họ- người phụ nữ . Có rất nhiều tác phẩm được viết về đề tài này như là truyện Kiều của Nguyễn Du hay “ chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Đó đều là những tác phẩm khiến người đọc phải não nùng , búc xúc mỗi khi giở lại. Nguyễn Du đã từng thống thiết kêu lên:

“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Có lẽ đây là một lời nhận xét rất đúng về thân phận bèo bạt của những người phụ nữ xưa.Trong chuyện truyền kì mạn lục “ chuyện người con gái Nam Xương “ của Nguyễn Dữ thì “ Vũ Nương” hiện ra là 1 cô gái có “ tư dung tốt đẹp”. Và nàng cũng được xếp là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy rẫy những bất công đối với người phụ nữ.Tuy Trương sinh là một người khô khan , lạnh lùng , đa nghi mà lại ít học nhưng Vũ Nương luôn gìn giừ , ăn nói có chuẩn mực , chưa để vợ chồng tiếng to tiếng nhỏ với nhau bao giờ. Nàng lấy Trương Sinh chẳng được bao lâu thì cuộc sống 2 vợ chồng bị chia cắt. Trương Sinh phải đi lính. Không lâu sau khi Trương Sinh đi thì mẹ chàng bị bệnh và mất. Vũ Nương quả là một người phụ nữ tốt. Nàng chăm sóc và mai táng mẹ chồng hết sức là chu đáo , như một đứa con gái đối xử với mẹ để cùa mình. Thời gian thấm thoát trôi đi., Trương Sinh đi lính đã trở về và đứa con của chàng lúc đó đã biết nói. Tin lời của 1 đứa trẻ ngây ngô mà Trương Sinh đã đem lòng nghi oan cho Vũ Nương. Chàng bảo thủ , khăng khăng , nhiếc mắng và đánh đuổi Vũ Nương 1 cách thậm tệ. Bỏ ngoài tai những lời khuyên ngăn của dân làng, không thèm nghe những lời giải thích của Vũ Nương, Trương sinh Với cái tính ích kỉ, sự ghen tuông quá đỗi đã đẩy Vũ Nương đến ngõ cụt. Nàng phải lấy cái chết để giữ trong trắng cho bản thân mình . Nhưng cái chết đó không hề làm lương tâm Trương Sinh day dứt. Thật quá bất công. Với chế độ nam quyền thối nát , độc đoán , nó đã làm cho phụ nữ lúc bấy giờ phải chịu rất nhiều những oan trái ,tủi nhục không đáng có.
Không những Vũ Nương mà còn có rất nhiều người phụ nữ phải chịu những đau đớn đó. . “Phận đàn bà” trong xã hội ấy là “ đau đớn” , là “ bạc mệnh” , là tủi nhục không kể xiết. Như là Vương Thúy Kiều trong “truyện Kiều”-tiếng kêu thương thống thiết , ai oán , não nùng của đại thi hào dân tộc “ Nguyễn Du”. Số phận của nàng còn lênh đênh hơn nhiều Vũ Nương . Lần này , dưới chế độ đồng tiền hôi tanh đen bạc. Nó đã tạo ra 15 năm đau đớn phiêu bạt của nàng Kiều xinh đẹp . Chỉ vì tiền mà bọn sai nha đã gây nên cảnh tan tác, chia lìa của gia đình Kiều.Để có tiền cứu cha và em trai của mình , nàng đã quết định bán thân cho Mã Giám Sinh – một tên gian ác buôn thịt bán người. Và Kiều bỗng trở thành một món hàng để cho hắn cân đong . đo đếm , cò ke, ngã giá... Và từ tay Mà Giám Sinh đểu cáng thì Kiều đã rơi vào tay Tú Bà , mụ chủ nổi tiếng của thanh lâu. Là một người con gái xinh đẹp , tài năng, và đã sinh trưởng trong 1 gia đình trung lưu, lương thiện gia giáo , dòng dõi cao quý, nên Thúy Kiều không thể chấp nhận trở thành gái lầu xanh. Nàng cay đắng chịu đựng những trận đòn tàn khốc của Tú Bà, nàng đã đi tìm cái chết nhưng không được vì bị Tú bà bắt gặp. Tú Bà đã bày muốn thuê Sở khanh lừa nàng , buộc nàng trở thành 1 cô gái lầu xanh thực thụ. Thế là nàng đau đớn, cay đắng cam chịu số phận dấn thân vào cuộc sống ô nhục .Đau đớn thay !! Từ một cô gái trong trắng , đức hạnh, nàng đã trở thành 1 món đồ chơi thú vị cho bọn khách chơi.

Số phận trái ngang của Kiều không chỉ dừng lại ở đây mà số phận của nàng còn lênh đênh , bèo dạt , mây trôi và lưu lạc 15 năm trời , đã chịu bao nhiêu tai họa giáng xuống đầu .

Vũ Nương và Thúy Kiều thật đáng thương !Họ dường như đại diện cho tầng lớp phụ nữ ngày xưa . Họ không được hưởng bất cứ một thứ quyền lợi, không được hưởng một chút tự do . Thật bất công! Những hủ tục phong kiến thối nát đã tạo nên khổ đau cho người phụ nữ. Số phận của họ không thoát khỏi nanh vuốt của xã hội vô lí đó.Nhưng tất cả những vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn của họ thì luôn luôn đáng ca ngợi, đáng trân trọng và nâng niu.

THE END.
Mọi người đọc xong thì cho nhok ý kiến nha. Cảm ơn mọi ng nhiều ^_^
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
phải nói .suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa qua nhân vật Vũ nương ở chuyện người con gái năm Xương.cơ đâu phải cái này
 
Với đề bài rộng rãi như vậy các bạn có thể lấy dẫn chứng trong thơ Hồ XH, Chinh phụ ngâm, Cung oán... các truyện khác trong Truyền kì ML... trong ca dao, tục ngữ... rất nhiều

Và phải có luận điểm, luận cứ rõ ràng, tránh lan man
 
Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa qua bài 'Chuyện người con gái Nam Xương'

Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Nguyễn Du nghĩ gì khi viết nên những câu thơ nay? Phải chăng ông đã thấy được sự đau khổ, bất lực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, cái xã hội mà biết bao thế lực cả hữu hình lẫn siêu hình tác động lên cuộc đời họ. Mỗi người đều có một nỗi đau riêng và nếu không có nỗi đau nào giống nỗi đau nào thì tất cả đều là những người đàn bà đầy bạc mệnh. Đó là nàng Kiều của Nguyễn Du,là người chinh phụ của Đoàn Thị Điểm, nàng cung nữ của Nguyễn Gia Thiều, xa hơn một chút là Anna Karenia của Lev Tolstoi, Madam Borrory của G. Flaubert và còn có Vũ Thị Thiết của Nguyễn Dữ nữa.
Bình dị và nhỏ nhoi, đó là tất cả những gì mà ta có thể nói về ước mơ của người con gái Nam xương. “Nghi gia nghi thất”, lấy chông sinh con và được chung sống trong một gia đình yên bình hoà thuận , ước mơ đó dường như cũng là ước mơ chung của bao cô gái khác trên thế gian này.Nhưng đối với Vũ Thị Thiết ước mơ đó lại càng dễ thành hiện thực hơn khi nàng là con nhà gia giáo, “tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Có lẽ cũng vì vậy mà cuộc kết hôn với Trương Sinh cũng là một điều dễ hiểu dù Trương Sinh có tính cả ghen đi chăng nữa. Nàng cùng với sự khôn khéo của mình lúc nào cũng “giữ gìn khuôn phép, không từng để khi nào vợ chồng phải dẫn đến bất hoà”. Và vào chính lúc này hạnh phúc đã đến với nàng.
Thế nhưng, cuộc đời nào có bằng phẳng giống như ước nguyện của nhân sinh, thứ hạnh phúc mà Vũ Thị Thiết có được lại vô cùng mong manh và ngắn ngủi. Mong manh như sương khói và ngắn ngủi tựa kiếp sống của đoá phù dung sớm nở tối tàn.Hạnh phúc của nàng là hạnh phúc của Kiều khi gặo Kim Trọng, là hạnh phuc nhỏ nhoi của bao người con gái khác. Thế nhưng hạnh phúc chỉ là sự im lặng của nỗi đau và khi nỗi đau lên tiếng thì hạnh phúc cũng không tồn tại nữa. Cuộc sống đang yên ả thì đột nhiên dòng đời rẻ sang một hướng khác. Chàng phải đi lính- một nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ “ngôi đền hạnh phúc” của họ. Đây là khởi đầu của biết bao biến cố sau này.
Nhưng dù sao đi nữa thì chiến tranh vẫn là một nguyên nhân mang tính chất ngoại tại, nó cũng chỉ góp phần vào sự sụp đổ của gia đình Vũ Nương mà thôi. Ở đây ta nói đến một nguyên nhân khác đó chính là lời nói dối của nàng với con, lời nói dối tưởng chừng như vô hại nhưng sau này lại giữ một vai trò quyết định chi phối toàn bộ diễn biến của câu chuyện. Có lẽ trong thâm tâm mình khi nói đùa với con trẻ như thế nàng chỉ muốn cho con được hưởng thụ cái cảm giác có đầy đủ cả cha lẫn mẹ và cũng là đủ để thể hiện lòng trung thành của mình với chồng, thế nhưng ý nghĩa cao đẹp ấy lại giống như dòng nước đẩy nàng ra khơi xa đầy giông tố. Sự hiểu lầm ấy bắt đầu bằng sự ngây thơ của trẻ con nhưng đó lại là một sự ngây thơ có khả năng tàn phá một gia đình.
Emerson từng nói: “ Hạnh phúc là một mùi thơm mà người ta không thể toả sang cho người khác nếu không rưới vài giọt lên chính mình”. Có lẽ Trương Sinh chính là loại người có hạnh phúc mà không biết còn Vũ Thị Thiết là người đi tìm hạnh phúc mà không thấy. Phải chăng đó là nghịch lí tồn tại ở đây? Trương Sinh với sự cả ghen của mình lại tự đánh mất đi hạnh phúc không những vậy còn đẩy Vũ Nương vào bờ tuyệt vọng, khiến nàng phải tìm đến cái chết từ trong chính những bi kịch của hạnh phúc. Trương Sinh chính là biểu tượng của biết baonhững người đàn ông mang nặng tư tưởng phụ quyền trong xã hội phong kiến xưa. “ Hắn” là bộ mặt của tất cả những ai mang theo bên mình thói ghen tuông vô cớ, sống không có niềm tin lại vũ phu tàn nhẫn. Trở lại với Vũ Nương, nànglà bản sao của biết bao số kiếp hồng nhan bạc mệnh, của biết bao con người phụ nữ phải chôn vùi đời mình vào những con người như Trương Sinh. Họ trơ trọi, cô độc, bị đày đoạ và dường như là không thể có hạnh phúc. Vũ Nương mang trong mình tâm hồn nhiều khát vọng là thế, sâu sắc chân thành là thế nhưng vẫn dễ bị tổn thương. Không tổn thương sao được khi mặc cho nàng giải thích hay phân trần ra sao thì chàng vẫn không tin. Đến đây nàng xót xa, cay đắng tột cùng. Thầm trách xã hội kia sao lại ác độc, chế độ phong kiến kai sao lại bất công tàn nhẫn, để nàng giờđây lại không có chốn nương thân trong chính cái xã hội của mình. Và thế là nàng quyết địnhquyên sinh. Chết để thể hiện sự trong sạch ngay thẳng của mình và chết cũng là để tố cáo cái xã hội tàn ác kia. Nàng chết mà để lại cho mình một lời nguyền: “Kẻ bạc mệnh này …. xin làm cơm cho diều quạ”
Đến đây ta chợt nhớ về hai câu thơ trong bài “ Bánh trôi nước” của bà Hồ Xuân Hương:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Rõ ràng đời Vũ nương “ rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng”. Nhưng sống cũng như chết, nàng vẫn “ giữ tấm lòng son”: nàng chung thuỷ với chồng, hiếu thảo với mẹ chông, đời nàng sáng trong như ngọc. Thế nhưng dù là ở thế giới khác thì nàng vẫn nặng lòng với quê hương, vẫn nặng tình đời và khao khát được phục hồi danh dự. Ở đây Nguyễn Dữ muốn cho ta thấy được rằng cuộc đời luôn công bằng, người tốt dù trải qua bao oan khuất cuối cùng cungz sẽ được đền trả xứng đáng.
Dòng sông ngăn cách con người trước kia va hiện nay của Vũ Nương. Nàng không hoá thành ngọc thành cỏ, nàng vẫn là người-nhưng đã khác trước. Vật tin nàng gửi tới Trương Sinh cũng thật cụ thể và nên thơ nhưng cũng rất “người”: một chiếc hoa vàng- ý niệm về nàng và cũng là ýa niệm về sự cô đơn, phân ly.Cũng phải thôi vì tên nàng là Vũ Thị. Là hạt mưa sa, nàng trở về vớidòng sông. Cũng như Trương Chi, người lái đò gieo mình xuống dòng sông trước khi nhập vào cây gỗ bạch đàn. Và họ đều mượn mặt nước để thể hiện như một ảo ảnh lần cuối cùng trước người tình xưa.
Thật không ngoa khi nói rằng “ Chuyện người con gái Nam Xương” chính là một áng “thiên cổ kì bút” . Từ một chiếc bóng oan nghiệt, tác phẩm thấm dẫm cảm hứng nhân văn, mở ra trước mắt người đọc biết bao điều sâu rộng về tình nghĩa vợ chồng- về quan hệ giữa người với người. Cũng qua đó tác phẩm giúp người đọc nhận thấy được nhiều mặt của cuộc sống đương thời rằng vẫn còn nhiều Trương Sinh vơi đầu óc nam quyền độc đoán được sinh ra từu xã hội phong kiến suy tàn và những Vũ Nương đẹp cả về hình dáng, phẩm giá lẫn tâm hồn nhưng lại không bảo vệ được mình bởi những thế lực tàn ác. Có lẽ cũng vì vậy mà Nguyễn Du đã viết nên “lời chung” cho bao người phụ nữ đương thời, rằng:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Nếu thấy hay thì thanks nha.^_^
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top