Số phận đao phủ khét tiếng thời Nguyễn

An Nhiên^^

Moderator
Xu
0
Số phận đao phủ khét tiếng thời Nguyễn

Ở Huế, mỗi khi nhắc đến cụ Ngáo là trẻ con đều lấm lét sợ hãi. Cụ Ngáo là ai mà lại trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp đến vậy? Một con người có thật nhưng lại hiện lên một cách ma mị, đó chính là một tay đao phủ danh nổi như cồn của thế kỉ XIX.

upload_2018-6-5_22-3-17.png

Ảnh minh họa​

Xứ Huế vốn được coi là mảnh đất thịnh của Phật giáo. Tuy nhiên trong lòng thành phố Huế ngày nay cũng tồn tại một địa danh gắn liền với những vụ xử tử phạm nhân của triều đình nhà Nguyễn và chính quyền thực dân nửa phong kiến trước đây – cống chém An Hòa. Nơi đây cũng là địa bàn hành nghề của cụ Ngáo.

Ngày nay, từ Cống Chém còn được dùng để đặt tên cho một cây cầu trên Quốc lộ 1A. Ngay cạnh pháp trường Cống Chém là cồn Mả Thí, được xem là nghĩa trang của những người bị xử chém không có người thân đến nhận, cùng một bụi tre lớn, tương truyền là nơi bêu đầu người bị chém để thị uy những người qua lại trên con đường cái quan xưa.

upload_2018-6-5_22-3-55.png

Cồn Mã Thi nơi chôn cất những người bị hành hình không có người thân đến nhận xác
Được biết, theo pháp luật triều Nguyễn, phạm nhân bị xử phạt với nhiều cách thức. Hình thức nhẹ nhất là “tội xuy”, nhẹ thì chịu roi vọt kiêm những lời răn đe để phạm nhân xám hối . Nặng hơn thì phải chịu đòn trượng. Mức “tội đồ” thì phạm nhân vừa bị, đồng thời phải làm nô lệ trong khoảng thời gian từ 1 – 3 năm tùy vào độ nghiêm trọng của tội. Tiếp đến là “tội lưu”, tù nhân đúng lí phải bị xử tử nhưng xét các mặt khác nên cho đày đi xa cho đến hết đời. Nặng nhất là tội chết, được phân làm 5 bậc: “Trảm” là chém đầu, “giảo” là thắt cổ, “lăng trì” là xẻo dần từng miếng thịt, “cưu” tức chém sau đó bêu đầu và “lục thi” là phanh thây banh xác.Trường hợp phạm trọng tội, bên cạnh xử lí đích danh phạm nhân thì gia đình của họ cũng bị liên lụy. Đặc biệt với tội danh làm phản, có thể bị xử “tru di cửu tộc”, tức giết chết tất cả những người thân trong gia đình cả bên cha, bên mẹ, bên vợ (chồng) của tử tù để diệt cỏ tận gốc.

Theo nhà Nghiên cứu Hồ Tấn Phan, kĩ nghệ “chặt đầu người” của cụ Ngáo đạt đến cảnh giới “chém khéo, chém ngọt”. Cụ nổi tiếng với ngón nghề “chém treo ngành”, tức là chém làm sao cho đầu không rơi xuống đất mà còn dính một mảng da ở cổ. Chính từ cách chém này mà cụ nhiều được nhiều bổng lộc từ gia đình nạn nhân, vì lẽ họ mong còn mảng da để có thể thuê thợ da may lại đầu vào cổ, tránh thân thể mất đầu. Nếu họ không đi cửa sau thì cụ chặt năm lần bảy lượt đầu phạm nhân mới lìa khỏi cổ, thậm chí cứa đi cứa lại nhiều lần. Để được đáp ứng theo nhu cầu họ phải đút lót cho cụ Ngáo ít tiền. Bất cứ khi nào có án tử từ trên hạ xuống, cụ Ngáo lại tới vườn chuối trên Thượng Thành luyện chém cho thành thục, vừa chặt vừa hát “Sống không thù nhau, chết không oán nhau”. Phải chăng nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy cụ Ngáo để xây dựng nhân vật Bát Lê trong “Chém treo ngành” in trong tập “Vang bóng một thời” của mình.

upload_2018-6-5_22-4-50.png

Cầu Cống Chém​

Mỗi khi chính quyền Pháp thuê cụ chém đầu tử tội, cụ thường mặc quần áo bóng bẩy, đai đỏ thắt ngang hông, bóng gươm sáng loáng. Theo chân cụ thường có đám đệ tử phụ những công việc như mài dao thật sắc, đặt giỏ để hứng đầu phạm nhân rơi xuống, vén cổ áo phạm nhân để lát chém không bị trở ngại khi rơi xuống… Cụ Chính tay cụ Ngáo đã chém đầu hai nhà cách mạng yêu nước Thái Phiên và Trần Cao Vân trong vụ khởi nghĩa hụt của vua Duy Tân vào ngày 15/7/1916. Vốn bị coi là nghề thất đức, sau khi thi hành án, tối, vị đồ tể lại đem một lễ cau trầu rượu xuống miếu Âm Hồn ở ngã tư Anh Danh để cầu xá tội.

Về già, cụ Ngáo hành nghề thịt chó, lại là một nghề bị khinh bạc ở xứ Huế ngày ấy. Có người kể lại, ban ngày cụ Ngáo đi bắt chó chạy rong ngoài đường, chiều ra bến Thượng Bạc, để làm thịt. Khi xong xuôi, cụ treo con chó được làm trắng phông sau lưng, băng qua cửa Thượng Tứ, theo đường Tôn nhơn, trở về nhà trong nhá nhem tối. Có thể do ăn và làm thịt chó bán nên người cụ nặng mùi, bất kể cụ đi đâu, lũ chó cũng rượt theo mà sủa vang trời. Cứ thế cụ sống lầm lũi để rồi cuối đời sống trong điên loạn. Tổng kết cuộc đời cụ Ngáo, người con xứ Huế có làm bài thơ “Hỏi cụ Ngáo”:

Nghe nói ngày xưa lão chặt đầu,

Đầu xanh, đầu bạc tội gì đâu?

Sao không chặt hết đầu bao đứa,

Mũ mão rồng nay, áo phượng chầu?

Nay lão vác tròng đi thịt chó,

Chó vàng, chó mực tội gì đâu?

Sao không chặt hết bao con đó,

Lém gót giày Tây, béo mượt đâu?​

Một thân đao phủ tung hoành pháp trường khi còn trai trẻ rồi cuối cùng phải sống cảnh điên khùng. Phải chăng đó là báo ứng cho những lần sát sinh, trong đó có linh hồn của những người yêu nước? Chỉ biết với đông đảo người dân Huế, cụ Ngáo là một nhân vật vừa đáng thương, đáng sợ, mà cũng rất đáng khinh…
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top