:21::84::83::18::60::go:
SỢ NGÀY TA ĐI LẠC
Chỉ trẻ con mới hay đi lạc. Vì năm tháng ở trên đời còn ít, vì trí chưa khôn, chân chưa vững bước đi. Sang đường phải nắm tay cha. Đến khu phố khác chơi phải níu tay mẹ. Lớn lên, trải nghiệm ngày một dài thêm, thì chuyện lạc đường ít dần. Vài trường hợp ngoại lệ, lớn tướng rồi mà vẫn ngu ngơ. Người ta gọi đấy là những người kém định hướng không gian.
Càng lớn lên, sống lâu hơn, trải nghiệm nhiều them, vậy mà một ngày ta thấy dường như người thân, hay chính ta, đang đi lạc.
Lạc vào những tập nhiễm đục trong, để một ngày “chợt nhận ra ở mình một thói xấu ngày xưa chưa có”. Lạc vào sân khấu ranh mãnh cuộc đời để rồi giả dối tự nhiên, lâu dần quên mất đang diễn một vai có lẽ ngày xưa không mong thế. Lạc vào những mộng tưởng danh lợi, uy quyền rồi quên cả trời cao đất dày. Lạc vào ma mị động quỷ rồi quên mất đường về. Đôi khi thoát ra rồi vẫn chưa quên được thủ thuật diễn khiến người thân ngạc nhiên như đang nói chuyện với người lạ.
Lạc lối đáng sợ hơn lạc đường. Đấy là khi ta bỗng nhiên sống khác, làm khác, nói khác. Cũng là ta đi đứng đó, mà người thân nhìn ta như người xa lạ. Làm rộn sân khấu đã đời rồi mà khi hạ vai tuồng rồi không còn biết hổ ngươi.
Sau “Bả tôi” rồi đến “Ông tôi”, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến vừa viết xong ca khúc “Cụ tôi”. Anh mở sổ tay hát vang giữa chốn đông người. “Rồi một ngày tôi đi rất xa. Lạc vào bao nhiêu đám đông. Lạc vào bao nhiêu thói quen. Vui à ơi…Buồn à ơi….”. Bài hát như là một mẩu kí ức xa vời của một cậu bé về “ Cụ tôi”, nhưng cũng là lời tự vấn của một chàng trai trưởng thành. Đủ để biết đường đi khắp chốn, nhưng luôn sợ một ngày mình đi lạc vào đám đông bầy đàn, lạc vào những thói quen lâu dần thành nước đọng ao tù, chẵng còn đủ để soi bong một khoảng trời xanh. Lạc vào những a dua dễ dãi, à ơi với bất cứ chuyện vui buồn.
Hầu hết trẻ con lên máy bay chẵng hề biết sợ, thậm chí còn nhún nhảy bi bô không chịu thắt dây an toàn. Cũng những đứa trẻ không hề biết say tàu, say xe ấy, lớn lên có người thậm chí chỉ mới ngeh đi chơi xa là đã nôn nao bụng dạ. Tuổi hồn nhiên lùi dần, rồi nhường chỗ cho những toan tính, âu lo. Những giấc mơ chinh phục, vượt núi băng song lụi dần như đóm tàn trong gió bấc. Ấy là khi những giấc mơ đi lạc. Lạc vào thói quen thủ cựu. Lẫn vào những chuyện được, mất, ăn thua. Con người ta lớn lên nhiều khi có thể rất nhớ quê nhà, nhớ trường cũ, nhớ người yêu xưa,…Nhưng không nỗi nhớ nào khiến tad a diết cho bằng nỗi nhớ về những giấc mơ tuổi thơ, chính là vì vậy.
Vì đó cũng chính là ngọn hải đăng trên biển đời, luôn giúp ta không đi lạc, nếu ta biết quay đầu nhìn lại mỗi ngày.!
SỢ NGÀY TA ĐI LẠC
Chỉ trẻ con mới hay đi lạc. Vì năm tháng ở trên đời còn ít, vì trí chưa khôn, chân chưa vững bước đi. Sang đường phải nắm tay cha. Đến khu phố khác chơi phải níu tay mẹ. Lớn lên, trải nghiệm ngày một dài thêm, thì chuyện lạc đường ít dần. Vài trường hợp ngoại lệ, lớn tướng rồi mà vẫn ngu ngơ. Người ta gọi đấy là những người kém định hướng không gian.
Càng lớn lên, sống lâu hơn, trải nghiệm nhiều them, vậy mà một ngày ta thấy dường như người thân, hay chính ta, đang đi lạc.
Lạc vào những tập nhiễm đục trong, để một ngày “chợt nhận ra ở mình một thói xấu ngày xưa chưa có”. Lạc vào sân khấu ranh mãnh cuộc đời để rồi giả dối tự nhiên, lâu dần quên mất đang diễn một vai có lẽ ngày xưa không mong thế. Lạc vào những mộng tưởng danh lợi, uy quyền rồi quên cả trời cao đất dày. Lạc vào ma mị động quỷ rồi quên mất đường về. Đôi khi thoát ra rồi vẫn chưa quên được thủ thuật diễn khiến người thân ngạc nhiên như đang nói chuyện với người lạ.
Lạc lối đáng sợ hơn lạc đường. Đấy là khi ta bỗng nhiên sống khác, làm khác, nói khác. Cũng là ta đi đứng đó, mà người thân nhìn ta như người xa lạ. Làm rộn sân khấu đã đời rồi mà khi hạ vai tuồng rồi không còn biết hổ ngươi.
Sau “Bả tôi” rồi đến “Ông tôi”, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến vừa viết xong ca khúc “Cụ tôi”. Anh mở sổ tay hát vang giữa chốn đông người. “Rồi một ngày tôi đi rất xa. Lạc vào bao nhiêu đám đông. Lạc vào bao nhiêu thói quen. Vui à ơi…Buồn à ơi….”. Bài hát như là một mẩu kí ức xa vời của một cậu bé về “ Cụ tôi”, nhưng cũng là lời tự vấn của một chàng trai trưởng thành. Đủ để biết đường đi khắp chốn, nhưng luôn sợ một ngày mình đi lạc vào đám đông bầy đàn, lạc vào những thói quen lâu dần thành nước đọng ao tù, chẵng còn đủ để soi bong một khoảng trời xanh. Lạc vào những a dua dễ dãi, à ơi với bất cứ chuyện vui buồn.
Hầu hết trẻ con lên máy bay chẵng hề biết sợ, thậm chí còn nhún nhảy bi bô không chịu thắt dây an toàn. Cũng những đứa trẻ không hề biết say tàu, say xe ấy, lớn lên có người thậm chí chỉ mới ngeh đi chơi xa là đã nôn nao bụng dạ. Tuổi hồn nhiên lùi dần, rồi nhường chỗ cho những toan tính, âu lo. Những giấc mơ chinh phục, vượt núi băng song lụi dần như đóm tàn trong gió bấc. Ấy là khi những giấc mơ đi lạc. Lạc vào thói quen thủ cựu. Lẫn vào những chuyện được, mất, ăn thua. Con người ta lớn lên nhiều khi có thể rất nhớ quê nhà, nhớ trường cũ, nhớ người yêu xưa,…Nhưng không nỗi nhớ nào khiến tad a diết cho bằng nỗi nhớ về những giấc mơ tuổi thơ, chính là vì vậy.
Vì đó cũng chính là ngọn hải đăng trên biển đời, luôn giúp ta không đi lạc, nếu ta biết quay đầu nhìn lại mỗi ngày.!
Hà Nhân
:2:
:2: