Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Cổ Đại ( Nguyên thủy - Thế kỷ V )
Sơ lược về lịch sử Arập
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Trang Dimple" data-source="post: 179911" data-attributes="member: 288054"><p><span style="font-size: 18px"><strong><span style="color: rgb(235, 107, 86)">Văn học nghệ thuật, khoa học, giáo dục</span></strong></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>1. Văn học</strong></span></p><p><span style="font-size: 18px"><a href="https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-co-dai-nguyen-thuy-the-ky-v.108/" target="_blank">Văn học Arập</a> có những thành tựu rất xuất sắc, chủ yếu biểu hiện ở hai mặt: Thơ và truyện.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trước khi nhà nước ra đời, ở Arập đã có rất nhiều thơ ca truyền miệng. Lúc bấy giờ trong dân gian đã có rất nhiều thi sĩ. Họ thường ngâm thơ cho các bộ lạc du mục nghe. Từ nửa thế kỷ VII về sau, thơ ca chép bằng chữ viết ra đời. Kế thừa truyền thống thơ ca đời trước, các bài thơ trong thời kỳ này tập trung thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời mà phần lớn là ca ngợi chiến công, tình yêu, rượu ngon...</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><a href="https://vnkienthuc.com/threads/nhung-thanh-tuu-chu-yeu-cua-van-minh-luong-ha-co-dai.79170/" target="_blank">Thời kỳ phát triển rực rỡ</a> nhất của thơ ca Arập là từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XI. Trên cơ sở nền thơ ca đời trước, giữa thế kỷ IX, hai thầy trò Abu Tammam đã sưu tầm và hiệu đính thành một tác phẩm gồm hai tập lấy đề là <em>Anh dũng ca</em> trong đó bao gồm tác phẩm của hơn 500 thi sĩ Arập thời xưa. Đến thế kỷ X Abu Lơ Pharagiơ (Abu Lơ Faraj) lại soạn một tuyển tập thơ lớn gồm gần 20 cuốn lấy đề là <em>Thi ca tập,</em> trong đó đưa vào rất nhiều thơ của các tác giả thời trước.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trong thời kỳ này, ở Arập xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng, trong đó tiêu biểu nhất là Abu Nuvát, Abu lơ Ala Maari.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Abu Nuvát (nghĩa là ông Tóc quăn) vốn tên là Haxan Ibơn Havi được coi là nhà thơ xuất sắc nhất lúc bấy giờ. Ông tính tình phóng túng, thích rượu, đàn bà và thơ, nhưng lại thiếu thành kính đối với Hồi giáo. Ông đã từng viết muốn mình biến thành con chó ngồi ở cổng thành phố Mécca để cắn khách hành hương. Ông còn viết:</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Lại đây, Xulâyman! Hát cho anh nghe nào,</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Và đem rượu lại đây mau...</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Rót cho anh một ly để anh quên sầu,</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Khỏi phải nghe tiếng nhắc đến giờ cầu nguyện.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Về sau ông cải hối, không phóng đãng nữa, đi đâu cũng mang theo một chuỗi hạt và kinh Côran.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Abu lơ Ala Maari là một nhà thơ mù vì hồi mới bốn tuổi ông bị bệnh đậu mùa. Tuy vậy, ông vẫn siêng năng học tập và đã trở thành một nhà thơ nổi tiếng vào đầu thế kỷ XI. Khác với Abu Nuvát, ông theo chủ nghĩa khắc kỷ. Ông hoàn toàn ăn chay, kiêng cả sữa, trứng và mật ong vì cho rằng ăn những thứ đó là ăn cắp của các loài vật. Ông không dùng đồ da, khuyên mọi người không nên mặc áo lông và chỉ nên đi guốc. Không giống các nhà thơ khác, thơ ông không ca ngợi phụ nữ và tình yêu, cũng không nói đến chiến tranh mà thường bàn về những vấn đề triết lý như có Chúa không, có kiếp sau không, đời có đáng sống không, có nên theo những lời phán bảo của Chúa không?</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ông ngang nhiên phủ nhận cả imam, hóa thân của Chúa:</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Có kẻ nghĩ rằng imam có tài tiên tri,</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Sẽ xuất hiện và làm mọi người ngạc nhiên im lặng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Nghĩ sai đấy! Chỉ có mỗi một imam là lý trí</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Chỉ đường cho ta sáng sáng chiều chiều.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ông còn lên án các nhà thần học Hồi giáo đã lừa bịp các tín đồ trong khi thuyết giáo:</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Vì những mục tiêu đê tiện, nó đăng đàn, và mặc dầu nó không tin ở sự phục sinh,</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Nó cũng làm cho người nghe run sợ khi nó tả những cảnh hãi hùng ngày tận thế.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ông còn phê phán cả xã hội đương thời vì cho rằng trong đó đầy rẫy những điều xấu xa do con người tạo nên và do đó cho rằng giá đừng sinh ra ở đời thì tốt hơn. Do tư tưởng và khuynh hướng sáng tác của ông như vậy nên ông được gọi là “Nhà triết học trong nhà thơ và nhà thơ trong nhà triết học”.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Như vậy tuy Arập là nơi tinh thần Hồi giáo bao trùm tất cả, nhưng các nhà thơ, bằng khuynh hướng này hoặc khuynh hướng khác, đã thoát khỏi sự ràng buộc của tôn giáo. Ngược lại, tình hình ấy cũng chứng tỏ rằng lúc bấy giờ Hồi giáo cũng còn tương đối khoan dung chứ chưa khắt khe như sau này.<a href="https://vi.kipkis.com/V%C4%83n_minh_Ar%E1%BA%ADp#cite_note-3" target="_blank">[3]</a></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Về văn xuôi, nổi tiếng nhất là tập <em>Nghìn lẻ một đêm</em> hình thành từ thế kỷ X đến thế kỷ XII. Những truyện trong tác phẩm này bắt nguồn từ tập <em>“Một nghìn câu chuyện”</em> của Ba Tư ra đời từ thế kỷ VI, dần dần được bổ sung bằng các truyện thần thoại của Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp... rồi cải biên và gắn lại với nhau thành một truyện dài xảy ra trong cung vua Arập. Tập truyện ly kỳ hấp dẫn này phản ánh cuộc sống, phong tục, tập quán và ước nguyện của nhân dân các dân tộc trong đế quốc Arập, đồng thời thể hiện sức tưởng tượng phong phú của họ.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Năm 1700, một người ở Xiri đã giữ một bản chép tay tác phẩm này cho nhà phương Đông học Pháp Ăngtoan Galăng (Artoine Galland). Ông đã dịch tác phẩm này ra tiếng Pháp, lấy nhan đề là <em>Nghìn lẻ một đêm</em> và xuất bản lần đầu tiên ở Pari năm 1704. Sau đó tác phẩm này được dịch ra các tiếng châu Âu khác và rất được người đọc ưa thích.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ngoài<a href="https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-co-dai-nguyen-thuy-the-ky-v.108/" target="_blank"> <em>Nghìn lẻ một đêm</em></a>, ở Arập còn có một tập truyện được lưu hành rất rộng, đó là tập <em>“Ngụ ngôn”.</em> Tập truyện này vốn là của Ấn Độ, viết bằng tiếng Phạn, được truyền sang Ba Tư từ thế kỷ VI, đến thế kỷ VIII thì được dịch ra tiếng Arập. Sau đó nguyên bản tiếng Phạn đã mất, chỉ còn bản tiếng Arập và nhờ vậy đã được dịch ra 40 thứ tiếng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>2. Nghệ thuật</strong></span></p><p><span style="font-size: 18px">Khi nhà nước Arập mới ra đời, vốn thoát thai từ kinh tế du mục và buôn bán, cơ sở nghệ thuật Arập rất nghèo nàn. Thêm vào đó, Môhamet lại cấm điêu khắc và hội họa vì hai môn này có thể dẫn đến sự sùng bái ảnh tượng. Môhamet cũng cấm dùng tơ lụa đẹp, các đồ trang sức đẹp bằng vàng bạc, để nhân dân khỏi phải vì ham muốn các thú vui mà sinh ra đồi bại. Tuy vậy, về sau những cấm đoán ấy được nới lỏng, đồng thời đã học tập nghệ thuật của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư, Bizantium, Ấn Độ nên nghệ thuật cũng có những tiến bộ đáng kể.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Thành tích về kiến trúc chủ yếu biểu hiện ở cung điện và thánh thất Hồi giáo. Tương truyền rằng các cung điện của các Calipha Arập rất tráng lệ nhưng ngày nay không còn nữa.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ví dụ thời Ômayát, người Arập đã xây một tòa cung điện có tới 360 phòng để mỗi phòng dành cho một ngày. Ở đây còn có một thư viện 2 tầng. Có người nói: “Không có một quyển sách gì về một đề tài gì mà ở đó không có bản sao”.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Thánh thất được xây cất rất công phu và trang hoàng rất rực rỡ. Trước thánh thất có một cái sân vuông, có một cái hồ nước để tín đồ tẩy uế trước khi cầu nguyện. Ở góc sân hướng về Mécca là thánh thất. Thánh thất xây theo hình vuông có mái tròn. Phía trong thánh thất có khám thờ, giảng đàn, giá đặt kinh Côran. Trong thời kỳ đầu, thánh thất chỉ được trang trí bằng hình hoa lá và các hình kỷ hà. Về sau, khi lệnh cấm vẽ hình người và động vật được nới lỏng thì thánh thất cũng được trang trí bằng các hình chim, thú và các động vật tưởng tượng nửa chim nửa thú.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Tuy luật của Hồi giáo thì như vậy nhưng một số Calipha Arập bất chấp những điều cấm đoán đó. Trong cung điện mùa hè của Valit I đầu thế kỷ VIII được trang hoàng bằng những bích họa, trong đó vẽ người đi săn, vũ nữ, phụ nữ đang tắm và chân dung của ông ngồi trên ngai vàng. Trong cung điện các vua triều Abát thì treo tranh vẽ cảnh săn bắn, tu sĩ, vũ nữ khỏa thân...</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Do Hồi giáo cấm điêu khắc và hội họa nên địa vị của họa sĩ rất thấp, chỉ được coi ngang với thợ thủ công mà thôi. Trái lại môn thư pháp rất được coi trọng, do đó những người viết chữ được để cao và được tặng những số tiền lớn.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Âm nhạc lúc đầu cũng bị cấm vì truyền thuyết nói Môhamet cho rằng lời ca, điệu vũ của phụ nữ cũng như tiếng các nhạc cụ là tiếng dụ dỗ của quỷ sứ để đày con người xuống địa ngục. Về sau người ta cho rằng, rượu như thể xác, âm nhạc như linh hồn, nhờ hai thứ đó mà cuộc sống con người mới được vui vẻ. Vì vậy âm nhạc dần dần được thịnh hành. Tuy vậy nhạc Arập thường đơn điệu, buồn tẻ.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trong quá trình ấy, từ thế kỷ VII, ở Arập đã biết “Âm nhạc có thể đo được”. Tư liệu này nổi lên rằng lúc bấy giờ ở Arập đã biết ký âm thể hiện độ cao và độ dài của các nốt nhạc. Trong khi đó ở châu Âu mãi đến cuối thế kỷ XII mới biết vấn đề đó. Người Arập cũng đã phát minh ra rất nhiều loại nhạc cụ như đàn lút (luth), đàn lia (lyre), sáo, trống, chũm chọe, tù và... Đàn lút giống như đàn măngđôlin, đàn lút lớn gọi là Kitara. Tương truyền rằng, cũng chính người Arập là người đầu tiên sử dụng cây đũa nhạc trưởng. Sau khi âm nhạc trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được thì Hồi giáo cũng phải dùng nó trong các buổi lễ. Tuy vậy, cũng như họa sĩ, địa vị của nhạc sĩ rất thấp kém. Nhạc và vũ thường dành cho nô tì, vì vậy có một số người cho rằng sự làm chứng của nhạc sĩ là không có giá trị. Về sau, do chịu ảnh hưởng của Hy Lạp và Ba Tư nên mới bớt thái độ khinh thường nhạc sĩ.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>3. Khoa học tự nhiên</strong></span></p><p><span style="font-size: 18px">Là một nước thành lập rất muộn, lúc đầu Arập tương đối lạc hậu về các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nhưng nhờ học tập được các thành tựu của các nền văn minh xung quanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp nên khoa học của Arập đã phát triển nhanh chóng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Sau khi thành lập nước không lâu, Arập đã cho dịch nhiều tác phẩm<a href="https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-co-dai-nguyen-thuy-the-ky-v.108/" target="_blank"> viết bằng tiếng Hy Lạp,</a> Xiri, Phạn... Năm 830, triều Abát xây dựng một trung tâm khoa học bao gồm một viện khoa học, một đài thiên văn và một thư viện. Cơ quan này đã tuyển dụng một đội ngũ phiên dịch viên đông đảo. Người đứng đầu đội ngũ phiên dịch này là Hunai Ibơn Isac (Hunai Ibn Ishak). Ông nói rằng riêng ông đã dịch hơn 100 tác phẩm ra tiếng Arập trong đó có kinh Cựu ước và nhiều tác phẩm của Arixtốt, Platôn, Ptôlêmê... Ông được trả thù lao rất hậu: các dịch phẩm cân nặng bao nhiêu thì được trả bấy nhiêu vàng. Đến giữa thế kỷ IX, hầu hết các tác phẩm về toán học, thiên văn, y học của Hy Lạp đã được dịch sang tiếng Arập.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trên cơ sở tiếp thu các thành tựu văn hóa bên ngoài, các học giả Arập đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển, do đó đã có nhiều cống hiến mới, nhất là về các mặt toán học, thiên văn học, địa lý học, y học, hóa học...</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong><em>a) Về toán học:</em></strong> Người Arập đã tiếp tục phát triển các môn đại số học, lượng giác học, hình học và hoàn thiện hệ thống chữ số. Nhà Đại số học Arập nổi tiếng nhất là Môhamét Ibơn Muxa tức An Khoaridơmi (780-855). Tác phẩm <em>Đại số học</em> của ông là quyển sách đầu tiên về môn khoa học này. Chính vì vậy chữ <em>Algèbre</em> trong tiếng Pháp và <em>Algebra</em> trong tiếng Anh (Đại số học) là bắt nguồn từ chữ <em>Alfabr</em> (có nghĩa là phục hồi nguyên trạng) trong tiếng Arập.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Nhà toán học Abu Apđala al-Battani (850-929) thì lại có nhiều đóng góp về môn Lượng giác học. Các khái niệm sin, cosin, tang, cotang mà ngày nay chúng ta sử dụng là do ông đặt ra.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Người Arập còn có công lớn trong việc cải tiến và truyền bá hệ thống chữ số. Từ thế kỷ VIII, Arập đã dịch sách Xitđanta (Siddhantas), tác phẩm thiên văn học của Ấn Độ viết từ thế kỷ V TCN. Có lẽ do công việc này mà người Arập đã học tập được 10 chữ số của Ấn Độ. Năm 813 An Khoaridơmi (Al-Khwarizmi) đã dùng chữ số Ấn Độ trong môn thiên văn học. Khoảng năm 825 ông viết một cuốn sách nhan đề là <em>“An Khoaridơmi viết về con số Ấn Độ</em>”. Năm 976, Môhamét Ibơn Amát nói khi làm toán nếu không có số nào xuất hiện ở hàng chục thì phải dùng một vòng tròn nhỏ thay vào để giữ hàng. Người Arập gọi vòng tròn ấy là <em>Sifr</em> nghĩa là trống không, tiếng Latinh đổi thành <em>Zephyrum,</em> người Ý gọi tắt là <em>Zero.</em></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong><em>b)</em></strong><a href="https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-co-dai-nguyen-thuy-the-ky-v.108/" target="_blank"><strong><em> Về thiên văn học</em></strong></a><strong><em>:</em></strong> Người Arập cũng rất chú ý quan sát các tinh tú và nghiên cứu các vết trên Mặt Trời. Họ cũng cho rằng Trái Đất tròn, hơn nữa, Al-Biruni, học giả tiêu biểu nhất của Arập cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI còn biết rằng vật gì cũng bị hút về phía trung tâm Trái Đất. Tuy nhiên ông lại không dứt khoát khi nói: Hoặc Trái Đất mỗi ngày quay xung quanh địa trục một vòng và mỗi năm quay xung quanh Mặt Trời một vòng, hoặc ngược lại, Mặt Trời mỗi ngày quay xung quanh nhật trục một vòng và mỗi năm quay xung quanh Trái Đất một vòng, cả hai cách giải thích đều đúng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Cuối thế kỷ XI, người Arập đã làm được một thiên cầu bằng đồng thau đường kính 209 mm, trên đó có 47 chòm sao gồm 1015 ngôi sao.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>c) Về địa lý học:</strong> Người Arập đã dùng phương pháp cùng một lúc lấy vị trí của Mặt Trời ở hai điểm trên mặt đất và tính được 1° của Trái Đất dài hơn 90km và chu vi của Trái Đất là 35.000km như vậy là gần đúng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Do thương nghiệp phát triển sớm, người Arập có điều kiện đi đây đi đó nên từ thế kỷ IX Arập đã có một số tác phẩm mô tả về Trung Quốc, Ấn Độ, Xri Lanca. Đến cuối thế kỷ X Arập còn có một tác phẩm địa lý rất quan trọng, đó là quyển <em>Địa chí đế quốc Hồi giáo</em> của Môhamét Al-Mucađaxi.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Vào thế kỷ XII, Arập có hai nhà địa lý học nổi tiếng là Al- Iđrixi và Abu-Apđala Yacút. Theo yêu cầu của vua Xiri Rôgiê II (Roger). Iđrixi đã viết một tác phẩm nhan đề là <em>Sách của Rôgiê.</em></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trong sách này, ông chia Trái Đất làm 7 miền khí hậu, mỗi miền lại chia làm 10 phần, mỗi phần có vẽ một bản đồ tương đối chi tiết.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Abu Apđala Yacút mặc dầu cuộc đời trải qua nhiều gian truân nhưng đã hoàn thành được một bộ sách địa lý rất dày. Trong đó tập hợp hầu hết những hiểu biết về Trái Đất của thời bấy giờ.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong><em>d) Về vật lý học:</em></strong> Nhà khoa học tiêu biểu nhất là AI Haitơham sinh năm 965 và lĩnh vực ông có nhiều cống hiến là quang học. Tác phẩm <em>Sách quang học</em> của ông được đánh giá là tác phẩm có tính chất khoa học nhất thời trung đại. Ông giải thích được rằng: “Hình thể của vật và con mắt người ta nhờ một vật trong suốt” tức là ông muốn nói đến thủy tinh thể. Ông cũng đã biết sự khúc xạ của ánh sáng trong không khí và nước, chính vì sự khúc xạ ấy mà Mặt Trời và Mặt Trăng khi ở gần chân trời thì nhìn thấy lớn hơn khi đã lên cao. Cũng do sự khúc xạ ánh sáng trong không khí mà chúng ta vẫn nhìn thấy tia sáng Mặt Trời khi Mặt Trời đã xuống tới 19° dưới chân trời. Căn cứ vào đó, ông tính được lớp khí quyển xung quanh Trái Đất dày đến 15km. Ông còn nghiên cứu tác động của ánh sáng chiếu trên các gương lồi, gương lõm và các thấu kính hội tụ.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Những ý kiến của ông có ảnh hưởng rất lớn đối với các nhà khoa học châu Âu. Chính nhờ sự gợi ý của ông mà các nhà vật lý học phương Tây đã chế ra được kính hiển vi và kính viễn vọng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong><em>e) Về hóa học:</em></strong> Đóng góp của <a href="https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-co-dai-nguyen-thuy-the-ky-v.108/" target="_blank">người Arập </a>cũng rất quan trọng. Chính người Arập đã chế tạo ra nồi cất trước tiên và đặt tên là al-ambik, do đó nay tiếng Pháp gọi là alambic. Họ cũng đã phân tích được nhiều chất hóa học, đã phân biệt được bazơ và axít, lại còn bào chế được nhiều loại thuốc.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Người Arập còn quan niệm rằng kim loại nào phân tích tới cùng đều có những nguvên tố như nhau, do đó có thể làm cho loại này biến thành loại khác. Vì vậy, họ cho rằng từ sắt, đồng, chì có thể tạo thành vàng bạc nhưng muốn thực hiện được thì phải có một chất xúc tác mà họ chưa tìm thấy.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong><em>f) Về sinh vật học</em>:</strong> Từ thế kỷ IX, Ôtman Am an-Giahip đã nêu ra thuyết tiến hóa, cho rằng từ khoáng vật tiến hóa thành thực vật rồi đến động vật, đến người. Trong sinh học, lĩnh vực được người Arập quan tâm nhiều nhất là thực vật học. Từ sớm, họ đã biết ghép cây, tạo ra các giống cây mới. Nhà thực vật học tiêu biểu nhất đầu thế kỷ XIII là Baita. Ông đã tổng hợp các kiến thức về thực vật học của người Arập thành một tác phẩm lớn, một tác phẩm được coi là cơ sở của môn thực vật học và được sử dụng đến thế kỷ XVI. Một nhà thực vật học khác là Avan trong tác phẩm <em>Sách của nông dân</em> đã hướng dẫn cách trồng 585 loại cây và 50 giống cây ăn quả, hướng dẫn cách ghép cây, chỉ rõ các triệu chứng và cách chữa một số bệnh của cây.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong><em>g) Về y học:</em></strong> Tuy bị cấm giải phẫu và mổ tử thi nhưng Arập vẫn là nước có nền y học rất phát triển. Các thầy thuốc Arập đã biết cách chữa trị rất nhiều loại bệnh thuộc nội ngoại khoa, đặc biệt giỏi là khoa mắt. Có lẽ vì xứ Arập nhiều cát gió, nhiều người bị đau mắt nên các thầy thuốc quan tâm nhiều đến bệnh này. Thành tựu y học của Arập còn thể hiện ở chỗ nhiều tác phẩm y học đã được biên soạn như <em>Mười khái luận về mắt</em> của Isác, <em>Sách chỉ dẫn cho các thầy thuốc khoa mắt</em>của Ixa, <em>Bệnh đậu mùa và bệnh sởi</em> của Radi, <em>Tiêu chuẩn y học</em> của Xina... Nhiều tác phẩm trong số này được dịch ra tiếng Latinh và được dùng trong các trường Y khoa ở Tây Âu trong nhiều thế kỷ.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Arập có một đội ngũ thầy thuốc rất đông đảo, trong đó tiêu biểu nhất là Radi (người châu Âu gọi là Khadét), Xina (người châu Âu gọi là Avixen), Zuhr (người châu Âu gọi là Arendoa). Danh tiếng những người này vang tận Tây Âu, do vậy ngày nay ở Đại học y khoa Pari vẫn treo chân dung của Radi và Xina.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Để chữa bệnh cho nhân dân, nhà nước Arập đã thành lập trong toàn đế quốc rất nhiều bệnh viện để chữa bệnh miễn phí cho mọi tầng lớp nhân dân. Lớn nhất trong số bệnh viện đó, là bệnh viện Manxua xây ở Cairô vào cuối thế kỷ XIII. Bệnh viện này gồm 4 tòa nhà, trong đó có phòng khám bệnh, phòng phát thuốc, phòng thí nghiệm, phòng bệnh nhân, phòng họp, thánh thất, thư viện, phòng tắm, nhà bếp. Những người bị bệnh mất ngủ được ru ngủ bằng một thứ nhạc êm ái và được nghe những người chuyên môn kể chuyện. Bệnh nhân nghèo khi xuất viện còn được tặng một số tiền để khỏi làm việc ngay.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ngoài các bệnh viện, nhà nước còn tổ chức các đoàn thầy thuốc đến các thị trấn để chữa bệnh cho dân. Một số thầy thuốc còn được thường xuyên cử đến các nhà lao để khám bệnh cho tù nhân.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Như vậy, có thể nói, trong thời Trung đại, Arập là nước có những thành tựu rất lớn về y học và là nước đứng hàng đầu thế giới về sự nghiệp y tế.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>4. Giáo dục</strong></span></p><p><span style="font-size: 18px">Arập sở dĩ có nền văn hóa cao như vậy, một phần quan trọng là do sự nghiệp giáo dục. Theo truyền thuyết, Môhamét rất khuyến khích việc mở rộng kiến thức. Ông nói: “Kẻ nào từ biệt gia đình để đi tìm hiểu thêm và mở mang trí thức là kẻ đó đang đi trên con đường của Chúa... Mực của nhà bác học còn linh thiêng hơn máu của người tử vì đạo”.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Tuy không có tổ chức chặt chẽ nhưng chế độ giáo dục của Arập cũng bao gồm 3 cấp tiểu học, trung học và đại học.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trẻ em từ 6 tuổi, kể cả một số con gái bắt đầu vào học ở trường sơ học. Môn học chính là tập đọc, còn tập viết và toán thì lên các lớp trên mới học. Nội dung học tập là kinh Côran vì trong đó không những chỉ có thần học mà còn có cả lịch sử, đạo đức và pháp luật. Nơi học thường là ở trong các thánh thất hoặc ở ngoài trời.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trường trung học cũng đặt trong các thánh thất. Ngoài thần học, học sinh còn được học các môn văn học, ngôn ngữ, ngữ pháp, toán, thiên văn... Trong đó môn ngữ pháp được đặc biệt coi trọng vì người ta cho rằng tiếng Arập là ngôn ngữ hoàn hảo nhất và ai nói đúng thứ tiếng này thì được coi là thuộc hạng thượng lưu.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ở bậc đại học, trong toàn đế quốc có ba trung tâm là Bátđa, Cairo (Ai Cập) và Coócđôba (Tây Ban Nha).</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trường đại học Cairô bắt đầu thành lập năm 988. Lúc đầu chỉ mới là một lớp học mở trong thánh thất gồm 35 sinh viên. Sau đó, sinh viên khắp đế quốc Arập đều về đây học tập, do đó số sinh viên lên đến 10.000 người. Họ được vua chúa, quan lại và các nhà hảo tâm cấp học bổng. Nhà trường có một đội ngũ giáo sư khoảng 300 người thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn. Sinh viên ở đây được học các môn ngữ pháp, tu từ học, thần học, luật, thơ, lôgich, toán... Đây là trường đại học cổ nhất Arập.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ngoài ra, ở Cairô còn có một trung tâm khoa học để nghiên cứu và giảng dạy thần học, thiên văn, y học.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Bên cạnh hệ thống trường học, trong toàn đế quốc đã xây dựng rất nhiều thư viện. Đến đầu thế kỷ VIII, người Arập học được cách làm giấy của Trung Quốc. Từ đó sách xuất hiện ngày càng nhiều. Cuối thế kỷ IX, ở Bátđa có đến trên 100 hiệu sách. Trên cơ sở ấy trong các thánh thất và ở các thị trấn đều thành lập thư viện. Thành phố Bátđa khi bị quân Mông Cổ đánh chiếm có đến 36 thư viện công cộng. Các thư viện này thường mở cửa đón mọi người đến đọc sách, thậm chí có thư viện còn cung cấp giấy cho sinh viên đến đó đọc sách. Nhờ vậy mà việc học tập trong toàn đế quốc không ngừng phát triển. Hơn nữa trong khi ở Tây Âu, văn hóa đang suy thoái thì các trung tâm đại học của Arập, nhất là Coócđôba đã thu hút nhiều lưu học sinh các nước Tây Âu đến học tập.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Tóm lại, nền văn minh Arập rất rực rỡ và toàn diện. Nhân dân Arập đã đóng góp vào kho tàng của nhân loại nhiều sáng tạo có giá trị. Đồng thời họ còn có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn nhiều di sản văn hóa của Hy Lạp cổ đại. Trong khi ở Tây Âu giáo hội Kitô hủy hoại các tác phẩm cổ điển thì nhiều tác phẩm đã được dịch sang tiếng Arập do đó vẫn được bảo tồn. Ví dụ, người châu Âu lần đầu tiên biết đến Arixtốt là nhờ các bản dịch các tác phẩm của ông bằng tiếng Arập. Chính các sinh viên Tây Âu du học ở Arập đã dịch lại các tác phẩm ấy từ tiếng Arập ra tiếng Latinh.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ngoài ra, người Arập cũng là kẻ trung gian truyền bá nhiều phát minh quan trọng của phương Đông như chữ số của Ấn Độ, giấy, nghề in, thuốc súng, la bàn của Trung Quốc sang Tây Âu.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong><span style="color: rgb(65, 168, 95)">Nguồn :</span></strong><span style="color: rgb(65, 168, 95)"> Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục </span></span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Trang Dimple, post: 179911, member: 288054"] [SIZE=5][B][COLOR=rgb(235, 107, 86)]Văn học nghệ thuật, khoa học, giáo dục[/COLOR][/B] [B]1. Văn học[/B] [URL='https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-co-dai-nguyen-thuy-the-ky-v.108/']Văn học Arập[/URL] có những thành tựu rất xuất sắc, chủ yếu biểu hiện ở hai mặt: Thơ và truyện. Trước khi nhà nước ra đời, ở Arập đã có rất nhiều thơ ca truyền miệng. Lúc bấy giờ trong dân gian đã có rất nhiều thi sĩ. Họ thường ngâm thơ cho các bộ lạc du mục nghe. Từ nửa thế kỷ VII về sau, thơ ca chép bằng chữ viết ra đời. Kế thừa truyền thống thơ ca đời trước, các bài thơ trong thời kỳ này tập trung thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời mà phần lớn là ca ngợi chiến công, tình yêu, rượu ngon... [URL='https://vnkienthuc.com/threads/nhung-thanh-tuu-chu-yeu-cua-van-minh-luong-ha-co-dai.79170/']Thời kỳ phát triển rực rỡ[/URL] nhất của thơ ca Arập là từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XI. Trên cơ sở nền thơ ca đời trước, giữa thế kỷ IX, hai thầy trò Abu Tammam đã sưu tầm và hiệu đính thành một tác phẩm gồm hai tập lấy đề là [I]Anh dũng ca[/I] trong đó bao gồm tác phẩm của hơn 500 thi sĩ Arập thời xưa. Đến thế kỷ X Abu Lơ Pharagiơ (Abu Lơ Faraj) lại soạn một tuyển tập thơ lớn gồm gần 20 cuốn lấy đề là [I]Thi ca tập,[/I] trong đó đưa vào rất nhiều thơ của các tác giả thời trước. Trong thời kỳ này, ở Arập xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng, trong đó tiêu biểu nhất là Abu Nuvát, Abu lơ Ala Maari. Abu Nuvát (nghĩa là ông Tóc quăn) vốn tên là Haxan Ibơn Havi được coi là nhà thơ xuất sắc nhất lúc bấy giờ. Ông tính tình phóng túng, thích rượu, đàn bà và thơ, nhưng lại thiếu thành kính đối với Hồi giáo. Ông đã từng viết muốn mình biến thành con chó ngồi ở cổng thành phố Mécca để cắn khách hành hương. Ông còn viết: Lại đây, Xulâyman! Hát cho anh nghe nào, Và đem rượu lại đây mau... Rót cho anh một ly để anh quên sầu, Khỏi phải nghe tiếng nhắc đến giờ cầu nguyện. Về sau ông cải hối, không phóng đãng nữa, đi đâu cũng mang theo một chuỗi hạt và kinh Côran. Abu lơ Ala Maari là một nhà thơ mù vì hồi mới bốn tuổi ông bị bệnh đậu mùa. Tuy vậy, ông vẫn siêng năng học tập và đã trở thành một nhà thơ nổi tiếng vào đầu thế kỷ XI. Khác với Abu Nuvát, ông theo chủ nghĩa khắc kỷ. Ông hoàn toàn ăn chay, kiêng cả sữa, trứng và mật ong vì cho rằng ăn những thứ đó là ăn cắp của các loài vật. Ông không dùng đồ da, khuyên mọi người không nên mặc áo lông và chỉ nên đi guốc. Không giống các nhà thơ khác, thơ ông không ca ngợi phụ nữ và tình yêu, cũng không nói đến chiến tranh mà thường bàn về những vấn đề triết lý như có Chúa không, có kiếp sau không, đời có đáng sống không, có nên theo những lời phán bảo của Chúa không? Ông ngang nhiên phủ nhận cả imam, hóa thân của Chúa: Có kẻ nghĩ rằng imam có tài tiên tri, Sẽ xuất hiện và làm mọi người ngạc nhiên im lặng. Nghĩ sai đấy! Chỉ có mỗi một imam là lý trí Chỉ đường cho ta sáng sáng chiều chiều. Ông còn lên án các nhà thần học Hồi giáo đã lừa bịp các tín đồ trong khi thuyết giáo: Vì những mục tiêu đê tiện, nó đăng đàn, và mặc dầu nó không tin ở sự phục sinh, Nó cũng làm cho người nghe run sợ khi nó tả những cảnh hãi hùng ngày tận thế. Ông còn phê phán cả xã hội đương thời vì cho rằng trong đó đầy rẫy những điều xấu xa do con người tạo nên và do đó cho rằng giá đừng sinh ra ở đời thì tốt hơn. Do tư tưởng và khuynh hướng sáng tác của ông như vậy nên ông được gọi là “Nhà triết học trong nhà thơ và nhà thơ trong nhà triết học”. Như vậy tuy Arập là nơi tinh thần Hồi giáo bao trùm tất cả, nhưng các nhà thơ, bằng khuynh hướng này hoặc khuynh hướng khác, đã thoát khỏi sự ràng buộc của tôn giáo. Ngược lại, tình hình ấy cũng chứng tỏ rằng lúc bấy giờ Hồi giáo cũng còn tương đối khoan dung chứ chưa khắt khe như sau này.[URL='https://vi.kipkis.com/V%C4%83n_minh_Ar%E1%BA%ADp#cite_note-3'][3][/URL] Về văn xuôi, nổi tiếng nhất là tập [I]Nghìn lẻ một đêm[/I] hình thành từ thế kỷ X đến thế kỷ XII. Những truyện trong tác phẩm này bắt nguồn từ tập [I]“Một nghìn câu chuyện”[/I] của Ba Tư ra đời từ thế kỷ VI, dần dần được bổ sung bằng các truyện thần thoại của Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp... rồi cải biên và gắn lại với nhau thành một truyện dài xảy ra trong cung vua Arập. Tập truyện ly kỳ hấp dẫn này phản ánh cuộc sống, phong tục, tập quán và ước nguyện của nhân dân các dân tộc trong đế quốc Arập, đồng thời thể hiện sức tưởng tượng phong phú của họ. Năm 1700, một người ở Xiri đã giữ một bản chép tay tác phẩm này cho nhà phương Đông học Pháp Ăngtoan Galăng (Artoine Galland). Ông đã dịch tác phẩm này ra tiếng Pháp, lấy nhan đề là [I]Nghìn lẻ một đêm[/I] và xuất bản lần đầu tiên ở Pari năm 1704. Sau đó tác phẩm này được dịch ra các tiếng châu Âu khác và rất được người đọc ưa thích. Ngoài[URL='https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-co-dai-nguyen-thuy-the-ky-v.108/'] [I]Nghìn lẻ một đêm[/I][/URL], ở Arập còn có một tập truyện được lưu hành rất rộng, đó là tập [I]“Ngụ ngôn”.[/I] Tập truyện này vốn là của Ấn Độ, viết bằng tiếng Phạn, được truyền sang Ba Tư từ thế kỷ VI, đến thế kỷ VIII thì được dịch ra tiếng Arập. Sau đó nguyên bản tiếng Phạn đã mất, chỉ còn bản tiếng Arập và nhờ vậy đã được dịch ra 40 thứ tiếng. [B]2. Nghệ thuật[/B] Khi nhà nước Arập mới ra đời, vốn thoát thai từ kinh tế du mục và buôn bán, cơ sở nghệ thuật Arập rất nghèo nàn. Thêm vào đó, Môhamet lại cấm điêu khắc và hội họa vì hai môn này có thể dẫn đến sự sùng bái ảnh tượng. Môhamet cũng cấm dùng tơ lụa đẹp, các đồ trang sức đẹp bằng vàng bạc, để nhân dân khỏi phải vì ham muốn các thú vui mà sinh ra đồi bại. Tuy vậy, về sau những cấm đoán ấy được nới lỏng, đồng thời đã học tập nghệ thuật của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư, Bizantium, Ấn Độ nên nghệ thuật cũng có những tiến bộ đáng kể. Thành tích về kiến trúc chủ yếu biểu hiện ở cung điện và thánh thất Hồi giáo. Tương truyền rằng các cung điện của các Calipha Arập rất tráng lệ nhưng ngày nay không còn nữa. Ví dụ thời Ômayát, người Arập đã xây một tòa cung điện có tới 360 phòng để mỗi phòng dành cho một ngày. Ở đây còn có một thư viện 2 tầng. Có người nói: “Không có một quyển sách gì về một đề tài gì mà ở đó không có bản sao”. Thánh thất được xây cất rất công phu và trang hoàng rất rực rỡ. Trước thánh thất có một cái sân vuông, có một cái hồ nước để tín đồ tẩy uế trước khi cầu nguyện. Ở góc sân hướng về Mécca là thánh thất. Thánh thất xây theo hình vuông có mái tròn. Phía trong thánh thất có khám thờ, giảng đàn, giá đặt kinh Côran. Trong thời kỳ đầu, thánh thất chỉ được trang trí bằng hình hoa lá và các hình kỷ hà. Về sau, khi lệnh cấm vẽ hình người và động vật được nới lỏng thì thánh thất cũng được trang trí bằng các hình chim, thú và các động vật tưởng tượng nửa chim nửa thú. Tuy luật của Hồi giáo thì như vậy nhưng một số Calipha Arập bất chấp những điều cấm đoán đó. Trong cung điện mùa hè của Valit I đầu thế kỷ VIII được trang hoàng bằng những bích họa, trong đó vẽ người đi săn, vũ nữ, phụ nữ đang tắm và chân dung của ông ngồi trên ngai vàng. Trong cung điện các vua triều Abát thì treo tranh vẽ cảnh săn bắn, tu sĩ, vũ nữ khỏa thân... Do Hồi giáo cấm điêu khắc và hội họa nên địa vị của họa sĩ rất thấp, chỉ được coi ngang với thợ thủ công mà thôi. Trái lại môn thư pháp rất được coi trọng, do đó những người viết chữ được để cao và được tặng những số tiền lớn. Âm nhạc lúc đầu cũng bị cấm vì truyền thuyết nói Môhamet cho rằng lời ca, điệu vũ của phụ nữ cũng như tiếng các nhạc cụ là tiếng dụ dỗ của quỷ sứ để đày con người xuống địa ngục. Về sau người ta cho rằng, rượu như thể xác, âm nhạc như linh hồn, nhờ hai thứ đó mà cuộc sống con người mới được vui vẻ. Vì vậy âm nhạc dần dần được thịnh hành. Tuy vậy nhạc Arập thường đơn điệu, buồn tẻ. Trong quá trình ấy, từ thế kỷ VII, ở Arập đã biết “Âm nhạc có thể đo được”. Tư liệu này nổi lên rằng lúc bấy giờ ở Arập đã biết ký âm thể hiện độ cao và độ dài của các nốt nhạc. Trong khi đó ở châu Âu mãi đến cuối thế kỷ XII mới biết vấn đề đó. Người Arập cũng đã phát minh ra rất nhiều loại nhạc cụ như đàn lút (luth), đàn lia (lyre), sáo, trống, chũm chọe, tù và... Đàn lút giống như đàn măngđôlin, đàn lút lớn gọi là Kitara. Tương truyền rằng, cũng chính người Arập là người đầu tiên sử dụng cây đũa nhạc trưởng. Sau khi âm nhạc trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được thì Hồi giáo cũng phải dùng nó trong các buổi lễ. Tuy vậy, cũng như họa sĩ, địa vị của nhạc sĩ rất thấp kém. Nhạc và vũ thường dành cho nô tì, vì vậy có một số người cho rằng sự làm chứng của nhạc sĩ là không có giá trị. Về sau, do chịu ảnh hưởng của Hy Lạp và Ba Tư nên mới bớt thái độ khinh thường nhạc sĩ. [B]3. Khoa học tự nhiên[/B] Là một nước thành lập rất muộn, lúc đầu Arập tương đối lạc hậu về các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nhưng nhờ học tập được các thành tựu của các nền văn minh xung quanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp nên khoa học của Arập đã phát triển nhanh chóng. Sau khi thành lập nước không lâu, Arập đã cho dịch nhiều tác phẩm[URL='https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-co-dai-nguyen-thuy-the-ky-v.108/'] viết bằng tiếng Hy Lạp,[/URL] Xiri, Phạn... Năm 830, triều Abát xây dựng một trung tâm khoa học bao gồm một viện khoa học, một đài thiên văn và một thư viện. Cơ quan này đã tuyển dụng một đội ngũ phiên dịch viên đông đảo. Người đứng đầu đội ngũ phiên dịch này là Hunai Ibơn Isac (Hunai Ibn Ishak). Ông nói rằng riêng ông đã dịch hơn 100 tác phẩm ra tiếng Arập trong đó có kinh Cựu ước và nhiều tác phẩm của Arixtốt, Platôn, Ptôlêmê... Ông được trả thù lao rất hậu: các dịch phẩm cân nặng bao nhiêu thì được trả bấy nhiêu vàng. Đến giữa thế kỷ IX, hầu hết các tác phẩm về toán học, thiên văn, y học của Hy Lạp đã được dịch sang tiếng Arập. Trên cơ sở tiếp thu các thành tựu văn hóa bên ngoài, các học giả Arập đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển, do đó đã có nhiều cống hiến mới, nhất là về các mặt toán học, thiên văn học, địa lý học, y học, hóa học... [B][I]a) Về toán học:[/I][/B] Người Arập đã tiếp tục phát triển các môn đại số học, lượng giác học, hình học và hoàn thiện hệ thống chữ số. Nhà Đại số học Arập nổi tiếng nhất là Môhamét Ibơn Muxa tức An Khoaridơmi (780-855). Tác phẩm [I]Đại số học[/I] của ông là quyển sách đầu tiên về môn khoa học này. Chính vì vậy chữ [I]Algèbre[/I] trong tiếng Pháp và [I]Algebra[/I] trong tiếng Anh (Đại số học) là bắt nguồn từ chữ [I]Alfabr[/I] (có nghĩa là phục hồi nguyên trạng) trong tiếng Arập. Nhà toán học Abu Apđala al-Battani (850-929) thì lại có nhiều đóng góp về môn Lượng giác học. Các khái niệm sin, cosin, tang, cotang mà ngày nay chúng ta sử dụng là do ông đặt ra. Người Arập còn có công lớn trong việc cải tiến và truyền bá hệ thống chữ số. Từ thế kỷ VIII, Arập đã dịch sách Xitđanta (Siddhantas), tác phẩm thiên văn học của Ấn Độ viết từ thế kỷ V TCN. Có lẽ do công việc này mà người Arập đã học tập được 10 chữ số của Ấn Độ. Năm 813 An Khoaridơmi (Al-Khwarizmi) đã dùng chữ số Ấn Độ trong môn thiên văn học. Khoảng năm 825 ông viết một cuốn sách nhan đề là [I]“An Khoaridơmi viết về con số Ấn Độ[/I]”. Năm 976, Môhamét Ibơn Amát nói khi làm toán nếu không có số nào xuất hiện ở hàng chục thì phải dùng một vòng tròn nhỏ thay vào để giữ hàng. Người Arập gọi vòng tròn ấy là [I]Sifr[/I] nghĩa là trống không, tiếng Latinh đổi thành [I]Zephyrum,[/I] người Ý gọi tắt là [I]Zero.[/I] [B][I]b)[/I][/B][URL='https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-co-dai-nguyen-thuy-the-ky-v.108/'][B][I] Về thiên văn học[/I][/B][/URL][B][I]:[/I][/B] Người Arập cũng rất chú ý quan sát các tinh tú và nghiên cứu các vết trên Mặt Trời. Họ cũng cho rằng Trái Đất tròn, hơn nữa, Al-Biruni, học giả tiêu biểu nhất của Arập cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI còn biết rằng vật gì cũng bị hút về phía trung tâm Trái Đất. Tuy nhiên ông lại không dứt khoát khi nói: Hoặc Trái Đất mỗi ngày quay xung quanh địa trục một vòng và mỗi năm quay xung quanh Mặt Trời một vòng, hoặc ngược lại, Mặt Trời mỗi ngày quay xung quanh nhật trục một vòng và mỗi năm quay xung quanh Trái Đất một vòng, cả hai cách giải thích đều đúng. Cuối thế kỷ XI, người Arập đã làm được một thiên cầu bằng đồng thau đường kính 209 mm, trên đó có 47 chòm sao gồm 1015 ngôi sao. [B]c) Về địa lý học:[/B] Người Arập đã dùng phương pháp cùng một lúc lấy vị trí của Mặt Trời ở hai điểm trên mặt đất và tính được 1° của Trái Đất dài hơn 90km và chu vi của Trái Đất là 35.000km như vậy là gần đúng. Do thương nghiệp phát triển sớm, người Arập có điều kiện đi đây đi đó nên từ thế kỷ IX Arập đã có một số tác phẩm mô tả về Trung Quốc, Ấn Độ, Xri Lanca. Đến cuối thế kỷ X Arập còn có một tác phẩm địa lý rất quan trọng, đó là quyển [I]Địa chí đế quốc Hồi giáo[/I] của Môhamét Al-Mucađaxi. Vào thế kỷ XII, Arập có hai nhà địa lý học nổi tiếng là Al- Iđrixi và Abu-Apđala Yacút. Theo yêu cầu của vua Xiri Rôgiê II (Roger). Iđrixi đã viết một tác phẩm nhan đề là [I]Sách của Rôgiê.[/I] Trong sách này, ông chia Trái Đất làm 7 miền khí hậu, mỗi miền lại chia làm 10 phần, mỗi phần có vẽ một bản đồ tương đối chi tiết. Abu Apđala Yacút mặc dầu cuộc đời trải qua nhiều gian truân nhưng đã hoàn thành được một bộ sách địa lý rất dày. Trong đó tập hợp hầu hết những hiểu biết về Trái Đất của thời bấy giờ. [B][I]d) Về vật lý học:[/I][/B] Nhà khoa học tiêu biểu nhất là AI Haitơham sinh năm 965 và lĩnh vực ông có nhiều cống hiến là quang học. Tác phẩm [I]Sách quang học[/I] của ông được đánh giá là tác phẩm có tính chất khoa học nhất thời trung đại. Ông giải thích được rằng: “Hình thể của vật và con mắt người ta nhờ một vật trong suốt” tức là ông muốn nói đến thủy tinh thể. Ông cũng đã biết sự khúc xạ của ánh sáng trong không khí và nước, chính vì sự khúc xạ ấy mà Mặt Trời và Mặt Trăng khi ở gần chân trời thì nhìn thấy lớn hơn khi đã lên cao. Cũng do sự khúc xạ ánh sáng trong không khí mà chúng ta vẫn nhìn thấy tia sáng Mặt Trời khi Mặt Trời đã xuống tới 19° dưới chân trời. Căn cứ vào đó, ông tính được lớp khí quyển xung quanh Trái Đất dày đến 15km. Ông còn nghiên cứu tác động của ánh sáng chiếu trên các gương lồi, gương lõm và các thấu kính hội tụ. Những ý kiến của ông có ảnh hưởng rất lớn đối với các nhà khoa học châu Âu. Chính nhờ sự gợi ý của ông mà các nhà vật lý học phương Tây đã chế ra được kính hiển vi và kính viễn vọng. [B][I]e) Về hóa học:[/I][/B] Đóng góp của [URL='https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-co-dai-nguyen-thuy-the-ky-v.108/']người Arập [/URL]cũng rất quan trọng. Chính người Arập đã chế tạo ra nồi cất trước tiên và đặt tên là al-ambik, do đó nay tiếng Pháp gọi là alambic. Họ cũng đã phân tích được nhiều chất hóa học, đã phân biệt được bazơ và axít, lại còn bào chế được nhiều loại thuốc. Người Arập còn quan niệm rằng kim loại nào phân tích tới cùng đều có những nguvên tố như nhau, do đó có thể làm cho loại này biến thành loại khác. Vì vậy, họ cho rằng từ sắt, đồng, chì có thể tạo thành vàng bạc nhưng muốn thực hiện được thì phải có một chất xúc tác mà họ chưa tìm thấy. [B][I]f) Về sinh vật học[/I]:[/B] Từ thế kỷ IX, Ôtman Am an-Giahip đã nêu ra thuyết tiến hóa, cho rằng từ khoáng vật tiến hóa thành thực vật rồi đến động vật, đến người. Trong sinh học, lĩnh vực được người Arập quan tâm nhiều nhất là thực vật học. Từ sớm, họ đã biết ghép cây, tạo ra các giống cây mới. Nhà thực vật học tiêu biểu nhất đầu thế kỷ XIII là Baita. Ông đã tổng hợp các kiến thức về thực vật học của người Arập thành một tác phẩm lớn, một tác phẩm được coi là cơ sở của môn thực vật học và được sử dụng đến thế kỷ XVI. Một nhà thực vật học khác là Avan trong tác phẩm [I]Sách của nông dân[/I] đã hướng dẫn cách trồng 585 loại cây và 50 giống cây ăn quả, hướng dẫn cách ghép cây, chỉ rõ các triệu chứng và cách chữa một số bệnh của cây. [B][I]g) Về y học:[/I][/B] Tuy bị cấm giải phẫu và mổ tử thi nhưng Arập vẫn là nước có nền y học rất phát triển. Các thầy thuốc Arập đã biết cách chữa trị rất nhiều loại bệnh thuộc nội ngoại khoa, đặc biệt giỏi là khoa mắt. Có lẽ vì xứ Arập nhiều cát gió, nhiều người bị đau mắt nên các thầy thuốc quan tâm nhiều đến bệnh này. Thành tựu y học của Arập còn thể hiện ở chỗ nhiều tác phẩm y học đã được biên soạn như [I]Mười khái luận về mắt[/I] của Isác, [I]Sách chỉ dẫn cho các thầy thuốc khoa mắt[/I]của Ixa, [I]Bệnh đậu mùa và bệnh sởi[/I] của Radi, [I]Tiêu chuẩn y học[/I] của Xina... Nhiều tác phẩm trong số này được dịch ra tiếng Latinh và được dùng trong các trường Y khoa ở Tây Âu trong nhiều thế kỷ. Arập có một đội ngũ thầy thuốc rất đông đảo, trong đó tiêu biểu nhất là Radi (người châu Âu gọi là Khadét), Xina (người châu Âu gọi là Avixen), Zuhr (người châu Âu gọi là Arendoa). Danh tiếng những người này vang tận Tây Âu, do vậy ngày nay ở Đại học y khoa Pari vẫn treo chân dung của Radi và Xina. Để chữa bệnh cho nhân dân, nhà nước Arập đã thành lập trong toàn đế quốc rất nhiều bệnh viện để chữa bệnh miễn phí cho mọi tầng lớp nhân dân. Lớn nhất trong số bệnh viện đó, là bệnh viện Manxua xây ở Cairô vào cuối thế kỷ XIII. Bệnh viện này gồm 4 tòa nhà, trong đó có phòng khám bệnh, phòng phát thuốc, phòng thí nghiệm, phòng bệnh nhân, phòng họp, thánh thất, thư viện, phòng tắm, nhà bếp. Những người bị bệnh mất ngủ được ru ngủ bằng một thứ nhạc êm ái và được nghe những người chuyên môn kể chuyện. Bệnh nhân nghèo khi xuất viện còn được tặng một số tiền để khỏi làm việc ngay. Ngoài các bệnh viện, nhà nước còn tổ chức các đoàn thầy thuốc đến các thị trấn để chữa bệnh cho dân. Một số thầy thuốc còn được thường xuyên cử đến các nhà lao để khám bệnh cho tù nhân. Như vậy, có thể nói, trong thời Trung đại, Arập là nước có những thành tựu rất lớn về y học và là nước đứng hàng đầu thế giới về sự nghiệp y tế. [B]4. Giáo dục[/B] Arập sở dĩ có nền văn hóa cao như vậy, một phần quan trọng là do sự nghiệp giáo dục. Theo truyền thuyết, Môhamét rất khuyến khích việc mở rộng kiến thức. Ông nói: “Kẻ nào từ biệt gia đình để đi tìm hiểu thêm và mở mang trí thức là kẻ đó đang đi trên con đường của Chúa... Mực của nhà bác học còn linh thiêng hơn máu của người tử vì đạo”. Tuy không có tổ chức chặt chẽ nhưng chế độ giáo dục của Arập cũng bao gồm 3 cấp tiểu học, trung học và đại học. Trẻ em từ 6 tuổi, kể cả một số con gái bắt đầu vào học ở trường sơ học. Môn học chính là tập đọc, còn tập viết và toán thì lên các lớp trên mới học. Nội dung học tập là kinh Côran vì trong đó không những chỉ có thần học mà còn có cả lịch sử, đạo đức và pháp luật. Nơi học thường là ở trong các thánh thất hoặc ở ngoài trời. Trường trung học cũng đặt trong các thánh thất. Ngoài thần học, học sinh còn được học các môn văn học, ngôn ngữ, ngữ pháp, toán, thiên văn... Trong đó môn ngữ pháp được đặc biệt coi trọng vì người ta cho rằng tiếng Arập là ngôn ngữ hoàn hảo nhất và ai nói đúng thứ tiếng này thì được coi là thuộc hạng thượng lưu. Ở bậc đại học, trong toàn đế quốc có ba trung tâm là Bátđa, Cairo (Ai Cập) và Coócđôba (Tây Ban Nha). Trường đại học Cairô bắt đầu thành lập năm 988. Lúc đầu chỉ mới là một lớp học mở trong thánh thất gồm 35 sinh viên. Sau đó, sinh viên khắp đế quốc Arập đều về đây học tập, do đó số sinh viên lên đến 10.000 người. Họ được vua chúa, quan lại và các nhà hảo tâm cấp học bổng. Nhà trường có một đội ngũ giáo sư khoảng 300 người thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn. Sinh viên ở đây được học các môn ngữ pháp, tu từ học, thần học, luật, thơ, lôgich, toán... Đây là trường đại học cổ nhất Arập. Ngoài ra, ở Cairô còn có một trung tâm khoa học để nghiên cứu và giảng dạy thần học, thiên văn, y học. Bên cạnh hệ thống trường học, trong toàn đế quốc đã xây dựng rất nhiều thư viện. Đến đầu thế kỷ VIII, người Arập học được cách làm giấy của Trung Quốc. Từ đó sách xuất hiện ngày càng nhiều. Cuối thế kỷ IX, ở Bátđa có đến trên 100 hiệu sách. Trên cơ sở ấy trong các thánh thất và ở các thị trấn đều thành lập thư viện. Thành phố Bátđa khi bị quân Mông Cổ đánh chiếm có đến 36 thư viện công cộng. Các thư viện này thường mở cửa đón mọi người đến đọc sách, thậm chí có thư viện còn cung cấp giấy cho sinh viên đến đó đọc sách. Nhờ vậy mà việc học tập trong toàn đế quốc không ngừng phát triển. Hơn nữa trong khi ở Tây Âu, văn hóa đang suy thoái thì các trung tâm đại học của Arập, nhất là Coócđôba đã thu hút nhiều lưu học sinh các nước Tây Âu đến học tập. Tóm lại, nền văn minh Arập rất rực rỡ và toàn diện. Nhân dân Arập đã đóng góp vào kho tàng của nhân loại nhiều sáng tạo có giá trị. Đồng thời họ còn có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn nhiều di sản văn hóa của Hy Lạp cổ đại. Trong khi ở Tây Âu giáo hội Kitô hủy hoại các tác phẩm cổ điển thì nhiều tác phẩm đã được dịch sang tiếng Arập do đó vẫn được bảo tồn. Ví dụ, người châu Âu lần đầu tiên biết đến Arixtốt là nhờ các bản dịch các tác phẩm của ông bằng tiếng Arập. Chính các sinh viên Tây Âu du học ở Arập đã dịch lại các tác phẩm ấy từ tiếng Arập ra tiếng Latinh. Ngoài ra, người Arập cũng là kẻ trung gian truyền bá nhiều phát minh quan trọng của phương Đông như chữ số của Ấn Độ, giấy, nghề in, thuốc súng, la bàn của Trung Quốc sang Tây Âu. [B][COLOR=rgb(65, 168, 95)]Nguồn :[/COLOR][/B][COLOR=rgb(65, 168, 95)] Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục [/COLOR][/SIZE] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Cổ Đại ( Nguyên thủy - Thế kỷ V )
Sơ lược về lịch sử Arập
Top