- Côn nhị khúc hay Nunchaku (còn được gọi là côn ly tâm, lưỡng tiết côn) là một binh khí được phát sinh từ đảo Okinawa (hay còn gọi là đảo Xung Thằng) - một đảo nằm ở phía Nam Nhật Bản và cũng là quê hương của môn Karate-Do.
- Đảo Okinawa đã luôn trải qua nhiều cuộc chiến đấu nội bộ giữa các bộ tộc bản địa. Năm 1429 vua Sho Hashi thống nhất các lãnh địa ở Okinawa và ban hành một đạo luật cấm đoán mọi việc mang vũ khí đối với tất cả mọi người, trừ quân cận vệ của nhà vua và các quan lại của triều đình nhằm loại trừ các mưu toan bạo động. Vậy là nhân dân Okinawa bị tước mất tất cả các loại vũ khí tự vệ và họ đã tìm cho mình một loại vũ khí mới là võ thuật “Kenbo’’ (tiền thân của Karate-Do sau này). Chưa hết, sang đầu thế kỷ thứ VII Okinawa lại bị Nhật Bản xâm lăng với một chính sách cai trị vô cùng khắc nghiệt, sưu cao thuế nặng. Từ đó đã có nhiều cuộc nổi dậy ở nhiều nơi để chống đối lại triều đình chuyên chế.
- Nhà cầm quyền ban một đạo luật tịch thu toàn bộ các loại vũ khí trong nhân dân. Một chiến dịch được mệnh danh là “săn lùng kiếm” đã được tiến hành trên lãnh thổ Okinawa. Người dân, thậm chí là sư sãi cũng có thể bị hành hình do việc tàng trữ vũ khí, dù đó là một lưỡi dao cạo râu! Tất cả những lò rèn ở các làng xóm đều bị đóng cửa, và các công dụng gia đình bằng kim loại đều bị tịch thu. Mỗi làng chỉ có độc nhất một con dao được xích lại ở đầu làng, do lính Nhật canh giữ.
- Côn nhị khúc được phát sinh từ thời gian này. Với cây kẹp lúa dùng trong nông nghiệp người dân đã cải tạo thành một binh khí tiện dụng và có thể cất giữ được trong người, có thể qua mắt được lính canh. Ngoài côn nhị khúc còn nhiều dụng cụ nông nghiệp khác cũng được người dân tập luyện & chuyển hóa như một binh khí để chiến đấu chống lại sự đàn áp của chính quyền phong kiến như: côn dùi (bo), liềm cắt lúa (kama), song quái (tonfa), kiếm ngắn (sai)….
Mặt khác, lịch sử võ thuật thế giới cũng đã ghi nhận công lao của Lý Tiểu Long trong việc giới thiệu hình ảnh côn nhị khúc trên phim ảnh. Có lẽ từ đó, côn nhị khúc đã trở thành một binh khí tập luyện phổ biến của những người yêu mến võ thuật cho đến ngày nay.
Vào khoảng tháng 8 năm 1985, môn sinh Lê Lý Thuận ở Tp.HCM đã nghiên cứu, sáng tạo và hệ thống các kỹ thuật côn nhị khúc thành chương trình đào tạo hoàn chỉnh, theo 3 bậc chuyên môn: sơ cấp, trung cấp & nâng cao. Trong những cố gắng hoàn thiện trên, nổi bật nhất là sự sáng tạo 04 kỹ thuật lăn cơ bản đã góp phần đưa côn nhị khúc từ một binh khí thông thường trở thành một môn nghệ thuật thể thao.
Ngày 20/5/2005, Bộ môn Côn nhị khúc Trung tâm MIC đã thông qua “Luật thi đấu côn nhị khúc” do thầy Lê Rích Tô - Giáo viên côn nhị khúc của Trung tâm MIC nghiên cứu xây dựng.
Như vậy, lịch sử côn nhị khúc có thể đút kết ngắn gọn như sau: Côn nhị khúc được hình thành ở Okinawa (Nhật Bản), được hệ thống & phát triển tại Việt Nam (Trung tâm MIC).
Lê Lý Thuận
- Đảo Okinawa đã luôn trải qua nhiều cuộc chiến đấu nội bộ giữa các bộ tộc bản địa. Năm 1429 vua Sho Hashi thống nhất các lãnh địa ở Okinawa và ban hành một đạo luật cấm đoán mọi việc mang vũ khí đối với tất cả mọi người, trừ quân cận vệ của nhà vua và các quan lại của triều đình nhằm loại trừ các mưu toan bạo động. Vậy là nhân dân Okinawa bị tước mất tất cả các loại vũ khí tự vệ và họ đã tìm cho mình một loại vũ khí mới là võ thuật “Kenbo’’ (tiền thân của Karate-Do sau này). Chưa hết, sang đầu thế kỷ thứ VII Okinawa lại bị Nhật Bản xâm lăng với một chính sách cai trị vô cùng khắc nghiệt, sưu cao thuế nặng. Từ đó đã có nhiều cuộc nổi dậy ở nhiều nơi để chống đối lại triều đình chuyên chế.
- Nhà cầm quyền ban một đạo luật tịch thu toàn bộ các loại vũ khí trong nhân dân. Một chiến dịch được mệnh danh là “săn lùng kiếm” đã được tiến hành trên lãnh thổ Okinawa. Người dân, thậm chí là sư sãi cũng có thể bị hành hình do việc tàng trữ vũ khí, dù đó là một lưỡi dao cạo râu! Tất cả những lò rèn ở các làng xóm đều bị đóng cửa, và các công dụng gia đình bằng kim loại đều bị tịch thu. Mỗi làng chỉ có độc nhất một con dao được xích lại ở đầu làng, do lính Nhật canh giữ.
- Côn nhị khúc được phát sinh từ thời gian này. Với cây kẹp lúa dùng trong nông nghiệp người dân đã cải tạo thành một binh khí tiện dụng và có thể cất giữ được trong người, có thể qua mắt được lính canh. Ngoài côn nhị khúc còn nhiều dụng cụ nông nghiệp khác cũng được người dân tập luyện & chuyển hóa như một binh khí để chiến đấu chống lại sự đàn áp của chính quyền phong kiến như: côn dùi (bo), liềm cắt lúa (kama), song quái (tonfa), kiếm ngắn (sai)….
Mặt khác, lịch sử võ thuật thế giới cũng đã ghi nhận công lao của Lý Tiểu Long trong việc giới thiệu hình ảnh côn nhị khúc trên phim ảnh. Có lẽ từ đó, côn nhị khúc đã trở thành một binh khí tập luyện phổ biến của những người yêu mến võ thuật cho đến ngày nay.
Vào khoảng tháng 8 năm 1985, môn sinh Lê Lý Thuận ở Tp.HCM đã nghiên cứu, sáng tạo và hệ thống các kỹ thuật côn nhị khúc thành chương trình đào tạo hoàn chỉnh, theo 3 bậc chuyên môn: sơ cấp, trung cấp & nâng cao. Trong những cố gắng hoàn thiện trên, nổi bật nhất là sự sáng tạo 04 kỹ thuật lăn cơ bản đã góp phần đưa côn nhị khúc từ một binh khí thông thường trở thành một môn nghệ thuật thể thao.
Ngày 20/5/2005, Bộ môn Côn nhị khúc Trung tâm MIC đã thông qua “Luật thi đấu côn nhị khúc” do thầy Lê Rích Tô - Giáo viên côn nhị khúc của Trung tâm MIC nghiên cứu xây dựng.
Như vậy, lịch sử côn nhị khúc có thể đút kết ngắn gọn như sau: Côn nhị khúc được hình thành ở Okinawa (Nhật Bản), được hệ thống & phát triển tại Việt Nam (Trung tâm MIC).
Lê Lý Thuận