BSA vừa công bố số liệu cho thấy tỉ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam là 85%. Con số này đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Một quan chức Bộ TT&TT cho rằng số liệu điều tra về bản quyền phần mềm của BSA có nhiều điểm chưa rõ ràng và không đáng tin cậy.
Nhiều người bất ngờ về con số 85%
Việc tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam vẫn ở mức 85% trong năm 2009 theo đánh giá của BSA và IDC là kết quả rất bất ngờ với nhiều nhà quản lý, các chuyên gia và các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT. Bởi lẽ, họ cho rằng trong thời gian vừa qua, đặc biệt là kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tình trạng tôn trọng sở hữu trí tuệ, đặc biệt là bản quyền phần mềm của Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể.
Trao đổi với chúng tôi, một quan chức Cục Bản quyền Tác giả thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho rằng vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam vẫn là vấn đề nhức nhối, rất phổ biến. Tuy nhiên, quan chức này khẳng định “nếu tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam không giảm trong 3 năm gần đây, nghiên cứu của BSA và IDC có lẽ đã không tính đến những nỗ lực hiệu quả của Việt Nam trong vấn đề bản quyền”.
Theo báo cáo của Cục Bản quyền Tác giả, trong thời gian từ 2008 đến nay, Việt Nam đã chi nhiều triệu USD cho việc mua sắm bản quyền phần mềm. Đến nay, nhiều cơ quan lớn như các ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank, Vietinbank…), Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc... đã trang bị 100% phần mềm hệ điều hành có bản quyền cho máy trạm và máy chủ. Và từ giữa năm 2008, Bộ TT&TT đại diện cho Chính phủ đã ký thoả thuận mua bản quyền phần mềm văn phòng của Microsoft trong thời hạn 3 năm cho các cơ quan quản lý nước cấp từ cấp trung ương đến các địa phương. Gói phần mềm mua của Microsoft đến nay đã được triển khai đến các bộ ngành và cơ quan quản lý nhà nước các tỉnh, thành trên cả nước.
Trong năm 2009, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thanh tra 27 vụ vi phạm bản quyền phần mềm, phạt 10 đơn vị vi phạm 145 triệu đồng, đồng thời gửi công văn nhắc nhở tôn trọng bản quyền phần mềm tới hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, quy định xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ, trong đó có bản quyền phần mềm, đã được nâng lên tới mức cao nhất là 500 triệu đồng (trước đây mức phạt tối đa với vi phạm bản quyền là 30 triệu đồng) và vi phạm bản quyền phần mềm đã được vào xử lý hình sự với mức phạt cao nhất lên tới 7 năm tù.
… và đáng ngờ
Ở khía cạnh khác, giám đốc Công ty cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long Bùi Hữu Cư cho rằng cách đánh giá vi phạm bản quyền của BSA là không chính xác. Theo phân tích của ông Cư, nghiên cứu của BSA và IDC lấy lượng máy tính nhập vào Việt Nam trừ đi tiền bản quyền đã mua để đưa ra con số và giá trị vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam là thiếu thực tế.
Theo ông Cư, cách tính này đã vô tình không tính đến những máy tính bán ra đã cài đặt sẵn hệ điều hành Linux và các phần mềm khác có bản quyền. Ông Cư, hiện là chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp tin học Hà Nội (hiện có 50 công ty bán lẻ máy tính ở Hà Nội là thành viên), cho biết các công ty bán lẻ máy tính ở Hà Nội hiện nay hầu như không có bộ phận cài đặt phần mềm lậu cho khách như cách đây vài năm. Các máy tính bán ra đều được cài đặt sẵn phần mềm có bản quyền của Microsoft hoặc nguồn mở Linux. Không chỉ có hệ điều hành, “các doanh nghiệp trong Câu lạc bộ của chúng tôi đã mua phần mềm diệt virus có bản quyền của Bkav và Kaspersky để cài vào máy tính bán ra”, ông Cư cho biết.
Hơn nữa, theo ông Cư, cách nghiên cứu dựa trên cơ sở lấy mẫu với lượng người dùng hạn chế (nghiên cứu năm 2008 của BSA và IDC dựa trên 6.000 phản hồi từ hơn 100 quốc gia, mỗi quốc gia khoảng 60 người) không đủ đại diện cho một ngành phần mềm. Đó là chưa kể đến nhiều người dùng không biết máy tính của họ có bản quyền hay không. “Năm ngoái, chúng tôi thực hiện dự án trang bị máy tính cho một số trường học của 63 tỉnh thành. Các máy tính đó đều đã mua bản quyền phần mềm rồi nhưng có hiệu trưởng không biết máy tính họ được trang bị có bản quyền hay không”, ông Cư nói.
Không trả lời được!
Ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ CNTT của Bộ TT&TT cho biết, BSA (do một số doanh nghiệp phần mềm thương mại lớn trên thế giới như Microsoft, Oracle... tài trợ, tổ chức lên) đã đưa ra dự thảo đánh giá về tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam. Năm nay là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam vẫn ở mức 85%.
“Chúng tôi có hỏi BSA về cách thức đánh giá như thế nào để đưa ra được con số 85%. Theo BSA, cách thức đánh giá là họ lấy mẫu và họ hỏi người dùng cài những phần mềm gì trên máy tính; sau đó đi hỏi các nhà cung cấp các phần mềm đó xem nhà cung cấp bán được bao nhiêu giấy phép; từ đó họ suy ra khoảng bao nhiêu người sử dụng phần mềm và bao nhiêu phần trăm có bản quyền và họ đưa ra con số tỉ lệ. Chúng tôi chất vấn là bộ gốc nào nếu mà họ suy kiểu như vậy thì chắc chắn phải có biến động, ví dụ có thể lên một chút, hoặc xuống một chút, chứ không thể nào 3 năm liên tiếp lấy mẫu như vậy mà lúc nào cũng cho ra kết quả là 85%. Câu hỏi này BSA không trả lời được”, ông Nguyễn Trọng Đường nói.
Nếu như BSA ra cách thức tính vi phạm bản quyền như vậy, rõ ràng đây là kết quả không đáng tin cậy. Những phương pháp đánh giá như vậy được giới CNTT Việt Nam cho là “bốc thuốc”. Câu hỏi được đặt ra sau khi BSA công bố số liệu này có nhằm mục đích chính là gây sức ép đối với Việt Nam để ép mua bản quyền phần mềm của các “đại gia” Microsoft, Oracle?
Ông Đường còn cho biết, đã chất vấn thêm BSA về về việc những số liệu của cơ quan nhà nước cung cấp, hay trong cơ quan Chính phủ cũng đã sử dụng nhiều phần mềm có bản quyền, tại sao tỷ lệ vẫn luôn luôn giữ như vậy trong 3 năm vừa qua? BSA trả lời họ có thuê 1 công ty lấy số liệu.
Trước vấn đề một nghiên cứu theo kiểu “bốc thuốc” để đưa ra con số vi phạm bản quyền của Việt Nam, bà Quản Duy Ngân Hà, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ TT&TT cho biết, “kết quả Việt Nam liên tục mấy năm liền tỉ lệ vi phạm vẫn 85% không phản ánh đúng thực tế. Chúng tôi cũng sẽ làm việc với Hội tin học Việt Nam có ý kiến phản hồi lại về vấn đề này, trước khi BSA họp báo công bố vào ngày 11/5 này”.
Nhiều người bất ngờ về con số 85%
Việc tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam vẫn ở mức 85% trong năm 2009 theo đánh giá của BSA và IDC là kết quả rất bất ngờ với nhiều nhà quản lý, các chuyên gia và các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT. Bởi lẽ, họ cho rằng trong thời gian vừa qua, đặc biệt là kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tình trạng tôn trọng sở hữu trí tuệ, đặc biệt là bản quyền phần mềm của Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể.
Trao đổi với chúng tôi, một quan chức Cục Bản quyền Tác giả thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho rằng vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam vẫn là vấn đề nhức nhối, rất phổ biến. Tuy nhiên, quan chức này khẳng định “nếu tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam không giảm trong 3 năm gần đây, nghiên cứu của BSA và IDC có lẽ đã không tính đến những nỗ lực hiệu quả của Việt Nam trong vấn đề bản quyền”.
Theo báo cáo của Cục Bản quyền Tác giả, trong thời gian từ 2008 đến nay, Việt Nam đã chi nhiều triệu USD cho việc mua sắm bản quyền phần mềm. Đến nay, nhiều cơ quan lớn như các ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank, Vietinbank…), Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc... đã trang bị 100% phần mềm hệ điều hành có bản quyền cho máy trạm và máy chủ. Và từ giữa năm 2008, Bộ TT&TT đại diện cho Chính phủ đã ký thoả thuận mua bản quyền phần mềm văn phòng của Microsoft trong thời hạn 3 năm cho các cơ quan quản lý nước cấp từ cấp trung ương đến các địa phương. Gói phần mềm mua của Microsoft đến nay đã được triển khai đến các bộ ngành và cơ quan quản lý nhà nước các tỉnh, thành trên cả nước.
Trong năm 2009, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thanh tra 27 vụ vi phạm bản quyền phần mềm, phạt 10 đơn vị vi phạm 145 triệu đồng, đồng thời gửi công văn nhắc nhở tôn trọng bản quyền phần mềm tới hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, quy định xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ, trong đó có bản quyền phần mềm, đã được nâng lên tới mức cao nhất là 500 triệu đồng (trước đây mức phạt tối đa với vi phạm bản quyền là 30 triệu đồng) và vi phạm bản quyền phần mềm đã được vào xử lý hình sự với mức phạt cao nhất lên tới 7 năm tù.
… và đáng ngờ
Ở khía cạnh khác, giám đốc Công ty cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long Bùi Hữu Cư cho rằng cách đánh giá vi phạm bản quyền của BSA là không chính xác. Theo phân tích của ông Cư, nghiên cứu của BSA và IDC lấy lượng máy tính nhập vào Việt Nam trừ đi tiền bản quyền đã mua để đưa ra con số và giá trị vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam là thiếu thực tế.
Theo ông Cư, cách tính này đã vô tình không tính đến những máy tính bán ra đã cài đặt sẵn hệ điều hành Linux và các phần mềm khác có bản quyền. Ông Cư, hiện là chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp tin học Hà Nội (hiện có 50 công ty bán lẻ máy tính ở Hà Nội là thành viên), cho biết các công ty bán lẻ máy tính ở Hà Nội hiện nay hầu như không có bộ phận cài đặt phần mềm lậu cho khách như cách đây vài năm. Các máy tính bán ra đều được cài đặt sẵn phần mềm có bản quyền của Microsoft hoặc nguồn mở Linux. Không chỉ có hệ điều hành, “các doanh nghiệp trong Câu lạc bộ của chúng tôi đã mua phần mềm diệt virus có bản quyền của Bkav và Kaspersky để cài vào máy tính bán ra”, ông Cư cho biết.
Hơn nữa, theo ông Cư, cách nghiên cứu dựa trên cơ sở lấy mẫu với lượng người dùng hạn chế (nghiên cứu năm 2008 của BSA và IDC dựa trên 6.000 phản hồi từ hơn 100 quốc gia, mỗi quốc gia khoảng 60 người) không đủ đại diện cho một ngành phần mềm. Đó là chưa kể đến nhiều người dùng không biết máy tính của họ có bản quyền hay không. “Năm ngoái, chúng tôi thực hiện dự án trang bị máy tính cho một số trường học của 63 tỉnh thành. Các máy tính đó đều đã mua bản quyền phần mềm rồi nhưng có hiệu trưởng không biết máy tính họ được trang bị có bản quyền hay không”, ông Cư nói.
Không trả lời được!
Ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ CNTT của Bộ TT&TT cho biết, BSA (do một số doanh nghiệp phần mềm thương mại lớn trên thế giới như Microsoft, Oracle... tài trợ, tổ chức lên) đã đưa ra dự thảo đánh giá về tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam. Năm nay là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam vẫn ở mức 85%.
“Chúng tôi có hỏi BSA về cách thức đánh giá như thế nào để đưa ra được con số 85%. Theo BSA, cách thức đánh giá là họ lấy mẫu và họ hỏi người dùng cài những phần mềm gì trên máy tính; sau đó đi hỏi các nhà cung cấp các phần mềm đó xem nhà cung cấp bán được bao nhiêu giấy phép; từ đó họ suy ra khoảng bao nhiêu người sử dụng phần mềm và bao nhiêu phần trăm có bản quyền và họ đưa ra con số tỉ lệ. Chúng tôi chất vấn là bộ gốc nào nếu mà họ suy kiểu như vậy thì chắc chắn phải có biến động, ví dụ có thể lên một chút, hoặc xuống một chút, chứ không thể nào 3 năm liên tiếp lấy mẫu như vậy mà lúc nào cũng cho ra kết quả là 85%. Câu hỏi này BSA không trả lời được”, ông Nguyễn Trọng Đường nói.
Nếu như BSA ra cách thức tính vi phạm bản quyền như vậy, rõ ràng đây là kết quả không đáng tin cậy. Những phương pháp đánh giá như vậy được giới CNTT Việt Nam cho là “bốc thuốc”. Câu hỏi được đặt ra sau khi BSA công bố số liệu này có nhằm mục đích chính là gây sức ép đối với Việt Nam để ép mua bản quyền phần mềm của các “đại gia” Microsoft, Oracle?
Ông Đường còn cho biết, đã chất vấn thêm BSA về về việc những số liệu của cơ quan nhà nước cung cấp, hay trong cơ quan Chính phủ cũng đã sử dụng nhiều phần mềm có bản quyền, tại sao tỷ lệ vẫn luôn luôn giữ như vậy trong 3 năm vừa qua? BSA trả lời họ có thuê 1 công ty lấy số liệu.
Trước vấn đề một nghiên cứu theo kiểu “bốc thuốc” để đưa ra con số vi phạm bản quyền của Việt Nam, bà Quản Duy Ngân Hà, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ TT&TT cho biết, “kết quả Việt Nam liên tục mấy năm liền tỉ lệ vi phạm vẫn 85% không phản ánh đúng thực tế. Chúng tôi cũng sẽ làm việc với Hội tin học Việt Nam có ý kiến phản hồi lại về vấn đề này, trước khi BSA họp báo công bố vào ngày 11/5 này”.
Theo ICTnews
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: