antoangiaothong
New member
- Xu
- 0
Điện giật có thể gây ra ngưng tim ngưng thở, làm nạn nhân tử vong đột ngột. Cấp cứu nạn nhân tại chỗ trong 5 phút đầu tiên là rất quan trọng nên được xem là thời gian vàng.
Tổn thương do điện giật thay đổi từ cảm giác giật tê đến bỏng điện, ngưng tim ngừng thở và tử vong, tùy cường độ dòng điện. Bỏng có thể là hậu quả của tổn thương do điện thế thấp (<1000 V) hoặc điện thế cao (>1000 V). Nguyên nhân gây chết tức khắc là ngừng tim ngừng thở. Loạn nhịp tim dẫn đến rung thất, còn ngừng thở là do tổn thương trung khu hô hấp ở não hoặc do co thắt kiểu têtani hoặc liệt cơ hô hấp. Trở kháng của da giảm bớt khi ẩm ướt, khiến tai nạn do điện thế thấp có thể trở thành tổn thương đe dọa sinh mạng.
Khi phát hiện nạn nhân bị điện giật cần thao tác như sau:
- Bước 1: Nhanh chóng tách nạn nhân khỏi nguồn điện.
Lập tức cắt ngay nguồn điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách: cắt cầu dao, bỏ cầu chì hoặc dùng sào gậy khô đẩy nguồn điện ra khỏi người nạn nhân. Người cứu nạn phải luôn nhớ chân đi giày, dép khô và nơi đứng cũng phải khô ráo.
Không được chạm vào nạn nhân khi chưa cắt nguồn điện. Trường hợp tai nạn do điện cao thế, ví dụ đứt dây điện rơi nhằm người, phải báo ngay cho cơ quan hữu quan (Công ty Ðiện lực, Bộ phận Ðường dây). Mọi thứ đều có thể dẫn điện khi điện thế cao, do vậy không nên bước lại gần nạn nhân hoặc cố dùng gậy để khều dây điện ra, trừ khi đã cắt điện.
- Bước 2: Đánh giá tình trạng nạn nhân để cấp cứu kịp thời.
+ Khi nạn nhân bị ngưng thở (quan sát thấy lồng ngực nạn nhân không phập phồng), ngay lập tức phải tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.
Cách hô hấp nhân tạo: để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng, lấy dị vật trong miệng nạn nhân nếu có. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục hai hơi đối với người lớn, một hơi với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20-30 lần.
+ Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực.
Cách xoa bóp tim ngoài lồng ngực: để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4-5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút.
+ Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở: phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.
Việc sơ cứu phải tiến hành ngay lập tức mới hy vọng cứu sống được nạn nhân. Không bao giờ được chuyển nạn nhân tới bệnh viện mà chưa sơ cứu. Chỉ chuyển nạn nhân đi viện khi nạn nhân đã tự thở được, tim đập lại. Có thể lựa chọn phương tiện thích hợp (xe bò kéo hoặc công nông...) để vừa chuyển bệnh nhân vừa hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.
- Công việc tiếp theo là sơ cứu các chấn thương kết hợp nếu có như gãy xương, trật khớp... Trường hợp bị bỏng do điện cao thế phải đề phòng bị bục động mạch tại vết bỏng sâu.
- Bước 3: Gọi xe cấp cứu.
Tổn thương do điện giật thay đổi từ cảm giác giật tê đến bỏng điện, ngưng tim ngừng thở và tử vong, tùy cường độ dòng điện. Bỏng có thể là hậu quả của tổn thương do điện thế thấp (<1000 V) hoặc điện thế cao (>1000 V). Nguyên nhân gây chết tức khắc là ngừng tim ngừng thở. Loạn nhịp tim dẫn đến rung thất, còn ngừng thở là do tổn thương trung khu hô hấp ở não hoặc do co thắt kiểu têtani hoặc liệt cơ hô hấp. Trở kháng của da giảm bớt khi ẩm ướt, khiến tai nạn do điện thế thấp có thể trở thành tổn thương đe dọa sinh mạng.
Khi phát hiện nạn nhân bị điện giật cần thao tác như sau:
- Bước 1: Nhanh chóng tách nạn nhân khỏi nguồn điện.
Lập tức cắt ngay nguồn điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách: cắt cầu dao, bỏ cầu chì hoặc dùng sào gậy khô đẩy nguồn điện ra khỏi người nạn nhân. Người cứu nạn phải luôn nhớ chân đi giày, dép khô và nơi đứng cũng phải khô ráo.
Không được chạm vào nạn nhân khi chưa cắt nguồn điện. Trường hợp tai nạn do điện cao thế, ví dụ đứt dây điện rơi nhằm người, phải báo ngay cho cơ quan hữu quan (Công ty Ðiện lực, Bộ phận Ðường dây). Mọi thứ đều có thể dẫn điện khi điện thế cao, do vậy không nên bước lại gần nạn nhân hoặc cố dùng gậy để khều dây điện ra, trừ khi đã cắt điện.
- Bước 2: Đánh giá tình trạng nạn nhân để cấp cứu kịp thời.
+ Khi nạn nhân bị ngưng thở (quan sát thấy lồng ngực nạn nhân không phập phồng), ngay lập tức phải tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.
Cách hô hấp nhân tạo: để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng, lấy dị vật trong miệng nạn nhân nếu có. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục hai hơi đối với người lớn, một hơi với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20-30 lần.
+ Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực.
Cách xoa bóp tim ngoài lồng ngực: để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4-5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút.
+ Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở: phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.
Việc sơ cứu phải tiến hành ngay lập tức mới hy vọng cứu sống được nạn nhân. Không bao giờ được chuyển nạn nhân tới bệnh viện mà chưa sơ cứu. Chỉ chuyển nạn nhân đi viện khi nạn nhân đã tự thở được, tim đập lại. Có thể lựa chọn phương tiện thích hợp (xe bò kéo hoặc công nông...) để vừa chuyển bệnh nhân vừa hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.
- Công việc tiếp theo là sơ cứu các chấn thương kết hợp nếu có như gãy xương, trật khớp... Trường hợp bị bỏng do điện cao thế phải đề phòng bị bục động mạch tại vết bỏng sâu.
- Bước 3: Gọi xe cấp cứu.