Sinh viên vì đâu mà sợ môn triết học?

uocmo_kchodoi

Moderator
Ở Việt Nam, trong khi rất nhiều chuyên ngành có học phí khá cao, còn triết học, Mác - Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh lại thuộc số ít ỏi các môn học được miễn phí nhưng lượng sinh viên tham gia vẫn rất ít so với mặt bằng chung. Hằng năm chuyên ngành này còn phải tuyển bổ sung để đủ số lượng. Vậy nguyên nhân là từ đâu? Ở bài viết này chúng ta sẽ đi làm rõ vấn đề này.

Môn học này còn khó hơn cả môn học mà sinh viên thế giới cho là khó nhất - xác suất thống kê

photo-1-15198044165621764124616.jpeg

Nếu được hỏi có môn học nào còn khó hơn cả xác suất thống kê, thì câu trả lời sẽ là triết học. Nhiều sinh viên chia sẻ, trong giờ học khó ai có thể trụ vững nổi không buồn ngủ cho đến cuối giờ.

B.An (sinh viên khoa Triết học trường ĐH Mở) chia sẻ trên kenh14 rằng: “Bản thân mình là sinh viên Triết học nhưng đôi khi cũng vất vả vì môn này lắm. Thầy cô truyền đạt, nhưng quan trọng là mình có đủ chất xám để hiểu hết không. Vì môn triết có thể áp dụng quy luật trong tất cả các lĩnh vực, nội dung của nó mang ý nghĩa rất rộng, không biết cách tư duy và mường tượng thì chẳng bao giờ có thể hiểu nổi.”

Đối diện với những kỳ thi triết học quả là nỗi ám ảnh, sinh viên nào cũng cảm thấy lo lắng. Nếu với dạng đề mở được đem tài liệu vào phòng thì còn đỡ phần nào vì dù sao cũng có gì đó mà “sáng tác”. Tuy nhiên với dạng bài này độ khó lại cao hơn, đòi hỏi sinh viên phải hiểu và liên hệ, mở rộng kiến thức. Nếu không được mà phải học thuộc lòng thì quả thực là rất khó. Rất nhiều sinh viên vẫn còn ám ảnh môn học này cho đến lúc đã đi làm rồi.

Đại học và việc làm. Triết học không phải là lựa chọn tương lai hấp dẫn.

Vì lúc đang ngồi trên ghế nhà trường, hầu như các sinh viên đều không thể hiểu hết được những gì thầy cô truyền đạt về môn triết học, một bộ phận lớn còn phản ánh rằng họ không hiểu gì cả. Vì tất cả đều trừu tượng mà có những thứ sau này nghiệm lại họ mới hiểu được. Như vậy, khi người ta không hiểu mình đang học cái gì, hay đang học để làm gì thì sẽ dễ sinh ra nhàm chán, không tập trung, hứng thú. Hơn nữa nhiều sinh viên cho rằng môn học này không giúp ích gì cho công việc sau này, nên lơ là, bỏ bê, cúp tiết...

Tính hiện thực của môn học

Phụ huynh và cả sinh viên đều dễ dàng nhận thấy rằng, theo đuổi môn này không thấy có tương lai, không biết sau này học ra rồi làm gì vì có nhiều điều không còn phù hợp với hiện thực của xã hội hiện tại nữa. Chẳng hạn những lý thuyết như “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, nghe qua là đã cảm thấy không hợp lý, vì trong thực tiễn cuộc sống, ai cũng biết rằng làm nhiều được nhiều, làm ít được ít, không làm thì không được.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top