Vì muốn mình luôn tỉnh táo và có thêm thời gian làm việc và học tập, một số sinh viên và giám đốc điều hành trẻ ở Singapore đã uống những loại thuốc tăng độ tỉnh táo mà không tính đến những hậu quả của việc này.
Uống thuốc để chỉ cần ngủ 2 tiếng/ngày
John cũng giống như bất cứ sinh viên đại học năm nhất nào khác ở Singapore, ngoại trừ việc cậu chỉ ngủ 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Trên thực tế, chàng sinh viên 21 tuổi chỉ chợp mắt 30 phút sau khi thức suốt 5 tiếng rưỡi. Việc học ở trường cùng gánh nặng điều hành hai doanh nghiệp mà John đang sở hữu khiến thời gian để ngủ với John trở nên quá xa xỉ, nếu không muốn nói là lãng phí. John thường xuyên phải thức đến tận đêm khuya để giải quyết công việc.
Để giữ mình luôn tỉnh táo với chỉ 2 tiếng đồng hồ ngủ nghỉ mỗi ngày, suốt 3 năm qua, John đã dùng một loại thuốc chống ngủ mà không hề tìm hiểu về hậu quả của việc lạm dụng này. John chỉ cần biết loại thuốc đó cho phép cậu có thêm thời gian sắp xếp và hoàn thành công việc suôn sẻ.
ể có thêm thời gian học tập hay làm việc, một số bạn trẻ ở Singapore đã uống thuốc chống buồn ngủ mà không tính đến tác hại lâu dài của việc này. (Ảnh minh họa)
Trường hợp như John không phải là hiếm gặp trong giới sinh viên và giám đốc điều hành trẻ ở Singapore.
John cho biết 15 người bạn cùng trường đại học với cậu cũng đang điều hành những công ty riêng khi chưa đến 20 tuổi và họ đều phải dùng thuốc chống ngủ thường xuyên.
John cho biết những người dùng loại thuốc chống buồn ngủ có 3 nhóm. Nhóm 1 là những sinh viên vừa học vừa mở công ty riêng như John. Nhóm 2 là những sinh viên muốn đạt được thành tích xuất sắc trong học tập và nhóm 3 là những doanh nhân trên 20 tuổi muốn tăng hiệu suất công việc của họ.
Ngoài ra, vào giai đoạn thi cử, nhiều sinh viên cũng tìm đến John để mua loại thuốc này vì muốn có thêm thời gian “nhồi” kiến thức.
Từ một người mua thuốc chống buồn ngủ để sử dụng cho bản thân, John đã trở thành người kinh doanh loại thuốc này.
Đầu tiên, John và một người bạn đã phát hiện ra loại thuốc chống ngủ này khi họ đang tìm kiếm trên Internet những phương pháp giúp họ có thêm thời gian để điều hành các doanh nghiệp của mình trong khi vẫn đi học hay phục vụ quân đội. Phát hiện này lại khiến John nảy ra ý tưởng kinh doanh mới.
Nguồn cung cấp những loai thuốc này đến từ các nước như Nam Phi, Pháp và Mỹ thông qua các hiệu thuốc trực tuyến và nguồn cung cấp riêng của John. Mỗi viên thuốc mà John bán ra có giá từ 1USD đến 5USD, bao gồm cả phí dịch vụ.
Các loại thuốc này bao gồm modafinil và methylphenidate, thường được sử dụng để điều trị chứng ngủ quá nhiều
Methylphenidate được đăng kí sử dụng ở Singapore bởi Tổ chức Khoa học Sức khỏe (HSA) và chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Còn nếu muốn nhập khẩu Modafinil, các bác sĩ phải đăng kí với HSA vì loại thuốc này không được đăng kí sử dụng ở Singapore.
Những tác hại lâu dài
Phát ngôn viên của tổ chức HSA nhấn mạnh rằng không có cơ quan nào, kể cả HAS, cho phép bán những loại thuốc tăng cường các chức năng nhận thức. Việc sử dụng tùy tiện thuốc methylphenidate rất có hại cho sức khỏe.
Ở mức độ nhẹ, nó có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu và nôn mửa; nặng hơn có thể làm tăng huyết áp và gây rối loạn chức năng gan.
Người nào nhập khẩu cả hai loại thuốc trên mà không có sự cho phép của HSA, kể cả bán hay dùng cho bản thân mình đều có thể bị phạt tới 5.000 USD và ngồi tù 2 năm.
John thừa biết những loại thuốc chống buồn ngủ này được kiểm soát chặt chẽ nhưng cậu và bạn bè buộc phải dùng chúng để đạt được những tham vọng kinh doanh của mình.
“Chúng tôi không uống những loại thuốc này để cho vui. Đó là cách chúng tôi có thể tiếp tục theo đuổi phong cách sống mà chúng tôi đã lựa chọn”, John nói.
Tiến sĩ Sridhar Venkateswaran, một nhà tư vấn của khoa hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa Changi và là thành viên của Hiệp hội giấc ngủ Singapore cho biết mô hình giấc ngủ như John không lành mạnh vì nó làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể.
“Những loại thuốc này có hiệu quả thúc đẩy trong việc giữ cho người sử dụng tỉnh táo cao hơn so với caffeine. Nhưng nó cũng có nhiều tác dụng phụ hơn và chúng không được phép sử dụng ngoài mục đích y tế”.
John cho biết cậu đang phải chịu những tác dụng phụ của thuốc như nhức đầu vì sử dụng chúng quá thường xuyên. John cũng lo lắng về những ảnh hưởng lâu dài.
Tuy nhiên, John khẳng định cậu và bạn bè cậu sẽ chỉ ngừng sử dụng thuốc lại một khi đạt được mục tiêu kinh doanh của họ. Còn bây giờ, John sẽ cố gắng kiểm soát những rủi ro về sức khỏe bằng cách đi kiểm tra thường xuyên, đặc biệt là kiểm tra gan.
Nhóm của John hiện đã chuyển sang dùng một loại thuốc mạnh hơn thường chỉ được sử dụng trong quân đội Mỹ với giá bán từ 10 đến 15 USD/viên.
Với loại thuốc mới này, John có thể tỉnh táo suốt 4 ngày liền mà không cần ngủ. Cậu cần có thêm thời gian để sắp xếp việc học, điều hành một triển lãm thương mại và mở rộng việc kinh doanh của mình.
“Tôi chỉ uống loại thuốc mới này trong những giai đoạn căng thẳng như hiện nay”, John phân trần.
Theo Dân trí.
Uống thuốc để chỉ cần ngủ 2 tiếng/ngày
John cũng giống như bất cứ sinh viên đại học năm nhất nào khác ở Singapore, ngoại trừ việc cậu chỉ ngủ 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Trên thực tế, chàng sinh viên 21 tuổi chỉ chợp mắt 30 phút sau khi thức suốt 5 tiếng rưỡi. Việc học ở trường cùng gánh nặng điều hành hai doanh nghiệp mà John đang sở hữu khiến thời gian để ngủ với John trở nên quá xa xỉ, nếu không muốn nói là lãng phí. John thường xuyên phải thức đến tận đêm khuya để giải quyết công việc.
Để giữ mình luôn tỉnh táo với chỉ 2 tiếng đồng hồ ngủ nghỉ mỗi ngày, suốt 3 năm qua, John đã dùng một loại thuốc chống ngủ mà không hề tìm hiểu về hậu quả của việc lạm dụng này. John chỉ cần biết loại thuốc đó cho phép cậu có thêm thời gian sắp xếp và hoàn thành công việc suôn sẻ.
ể có thêm thời gian học tập hay làm việc, một số bạn trẻ ở Singapore đã uống thuốc chống buồn ngủ mà không tính đến tác hại lâu dài của việc này. (Ảnh minh họa)
Trường hợp như John không phải là hiếm gặp trong giới sinh viên và giám đốc điều hành trẻ ở Singapore.
John cho biết 15 người bạn cùng trường đại học với cậu cũng đang điều hành những công ty riêng khi chưa đến 20 tuổi và họ đều phải dùng thuốc chống ngủ thường xuyên.
John cho biết những người dùng loại thuốc chống buồn ngủ có 3 nhóm. Nhóm 1 là những sinh viên vừa học vừa mở công ty riêng như John. Nhóm 2 là những sinh viên muốn đạt được thành tích xuất sắc trong học tập và nhóm 3 là những doanh nhân trên 20 tuổi muốn tăng hiệu suất công việc của họ.
Ngoài ra, vào giai đoạn thi cử, nhiều sinh viên cũng tìm đến John để mua loại thuốc này vì muốn có thêm thời gian “nhồi” kiến thức.
Từ một người mua thuốc chống buồn ngủ để sử dụng cho bản thân, John đã trở thành người kinh doanh loại thuốc này.
Đầu tiên, John và một người bạn đã phát hiện ra loại thuốc chống ngủ này khi họ đang tìm kiếm trên Internet những phương pháp giúp họ có thêm thời gian để điều hành các doanh nghiệp của mình trong khi vẫn đi học hay phục vụ quân đội. Phát hiện này lại khiến John nảy ra ý tưởng kinh doanh mới.
Nguồn cung cấp những loai thuốc này đến từ các nước như Nam Phi, Pháp và Mỹ thông qua các hiệu thuốc trực tuyến và nguồn cung cấp riêng của John. Mỗi viên thuốc mà John bán ra có giá từ 1USD đến 5USD, bao gồm cả phí dịch vụ.
Các loại thuốc này bao gồm modafinil và methylphenidate, thường được sử dụng để điều trị chứng ngủ quá nhiều
Methylphenidate được đăng kí sử dụng ở Singapore bởi Tổ chức Khoa học Sức khỏe (HSA) và chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Còn nếu muốn nhập khẩu Modafinil, các bác sĩ phải đăng kí với HSA vì loại thuốc này không được đăng kí sử dụng ở Singapore.
Những tác hại lâu dài
Phát ngôn viên của tổ chức HSA nhấn mạnh rằng không có cơ quan nào, kể cả HAS, cho phép bán những loại thuốc tăng cường các chức năng nhận thức. Việc sử dụng tùy tiện thuốc methylphenidate rất có hại cho sức khỏe.
Ở mức độ nhẹ, nó có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu và nôn mửa; nặng hơn có thể làm tăng huyết áp và gây rối loạn chức năng gan.
Người nào nhập khẩu cả hai loại thuốc trên mà không có sự cho phép của HSA, kể cả bán hay dùng cho bản thân mình đều có thể bị phạt tới 5.000 USD và ngồi tù 2 năm.
John thừa biết những loại thuốc chống buồn ngủ này được kiểm soát chặt chẽ nhưng cậu và bạn bè buộc phải dùng chúng để đạt được những tham vọng kinh doanh của mình.
“Chúng tôi không uống những loại thuốc này để cho vui. Đó là cách chúng tôi có thể tiếp tục theo đuổi phong cách sống mà chúng tôi đã lựa chọn”, John nói.
Tiến sĩ Sridhar Venkateswaran, một nhà tư vấn của khoa hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa Changi và là thành viên của Hiệp hội giấc ngủ Singapore cho biết mô hình giấc ngủ như John không lành mạnh vì nó làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể.
“Những loại thuốc này có hiệu quả thúc đẩy trong việc giữ cho người sử dụng tỉnh táo cao hơn so với caffeine. Nhưng nó cũng có nhiều tác dụng phụ hơn và chúng không được phép sử dụng ngoài mục đích y tế”.
John cho biết cậu đang phải chịu những tác dụng phụ của thuốc như nhức đầu vì sử dụng chúng quá thường xuyên. John cũng lo lắng về những ảnh hưởng lâu dài.
Tuy nhiên, John khẳng định cậu và bạn bè cậu sẽ chỉ ngừng sử dụng thuốc lại một khi đạt được mục tiêu kinh doanh của họ. Còn bây giờ, John sẽ cố gắng kiểm soát những rủi ro về sức khỏe bằng cách đi kiểm tra thường xuyên, đặc biệt là kiểm tra gan.
Nhóm của John hiện đã chuyển sang dùng một loại thuốc mạnh hơn thường chỉ được sử dụng trong quân đội Mỹ với giá bán từ 10 đến 15 USD/viên.
Với loại thuốc mới này, John có thể tỉnh táo suốt 4 ngày liền mà không cần ngủ. Cậu cần có thêm thời gian để sắp xếp việc học, điều hành một triển lãm thương mại và mở rộng việc kinh doanh của mình.
“Tôi chỉ uống loại thuốc mới này trong những giai đoạn căng thẳng như hiện nay”, John phân trần.
Theo Dân trí.