“Nhắn tin và chat cùng bạn bè luôn mang lại cho tôi một cảm giác thoải mái không ngừng”, một sinh viên Mỹ giãi bày trên blog về các phản ứng của mình khi thiếu Internet. “Khi tôi không thể có hai thứ này, tôi cảm thấy cô đơn và tách biệt khỏi cuộc sống”.
Theo một nghiên cứu mới công bố, các sinh viên đại học ở Mỹ đang bị cuốn vào điện thoại di động, truyền thông xã hội và mạng Internet. Họ biểu hiện các triệu chứng tương tự như chứng nghiện rượu hay ma túy.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland đã yêu cầu 200 sinh viên từ bỏ tất cả các phương tiện truyền thông trong một ngày trọn vẹn. Kết quả thu được sau 24 tiếng đồng hồ cho thấy nhiều sinh viên không thể làm việc tốt mà thiếu các phương tiện truyền thông và những liên kết xã hội.
Susan Moeller, giám đốc dự án của cuộc nghiên cứu và là một giảng viên báo chí tại Đại học Maryland, cho biết nhiều sinh viên đã viết về việc họ ghét bị mất các mối quan hệ với các phương tiện truyền thông như thế nào. Một số sinh viên thậm chí còn coi đó ngang với việc mất những người bạn và người thân trong gia đình.
“Rõ ràng tôi đã bị nghiện và sự phụ thuộc thật ghê gớm”, một sinh viên nói. “Khi sở hữu một chiếc Blackberry, một laptop, TV và một chiếc iPod, mọi người đang trở nên không thể tách rời khỏi lớp vỏ bọc làm bằng phương tiện truyền thông của họ”.
Susan Moeller tiết lộ các sinh viên phàn nàn nhiều nhất về việc họ cần phải nhắn tin qua điện thoại di động, chat, viết e-mail và Facebook.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rất ít sinh viên xem tin tức trên truyền hình hay đọc một tờ báo.
Các sinh viên tham gia cuộc nghiên cứu của Đại học Maryland cũng cho thấy họ không phải là tín đồ của các chương trình tin tức, một nhân vật nổi tiếng dẫn chương trình tin tức hay một diễn đàn tin tức. Họ duy trì một mối quan hệ bình thường với các chương trình tin tức và hiếm khi phân biệt giữa tin tức và thông tin chung.
Theo một nghiên cứu mới công bố, các sinh viên đại học ở Mỹ đang bị cuốn vào điện thoại di động, truyền thông xã hội và mạng Internet. Họ biểu hiện các triệu chứng tương tự như chứng nghiện rượu hay ma túy.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland đã yêu cầu 200 sinh viên từ bỏ tất cả các phương tiện truyền thông trong một ngày trọn vẹn. Kết quả thu được sau 24 tiếng đồng hồ cho thấy nhiều sinh viên không thể làm việc tốt mà thiếu các phương tiện truyền thông và những liên kết xã hội.
Susan Moeller, giám đốc dự án của cuộc nghiên cứu và là một giảng viên báo chí tại Đại học Maryland, cho biết nhiều sinh viên đã viết về việc họ ghét bị mất các mối quan hệ với các phương tiện truyền thông như thế nào. Một số sinh viên thậm chí còn coi đó ngang với việc mất những người bạn và người thân trong gia đình.
“Rõ ràng tôi đã bị nghiện và sự phụ thuộc thật ghê gớm”, một sinh viên nói. “Khi sở hữu một chiếc Blackberry, một laptop, TV và một chiếc iPod, mọi người đang trở nên không thể tách rời khỏi lớp vỏ bọc làm bằng phương tiện truyền thông của họ”.
Susan Moeller tiết lộ các sinh viên phàn nàn nhiều nhất về việc họ cần phải nhắn tin qua điện thoại di động, chat, viết e-mail và Facebook.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rất ít sinh viên xem tin tức trên truyền hình hay đọc một tờ báo.
Các sinh viên tham gia cuộc nghiên cứu của Đại học Maryland cũng cho thấy họ không phải là tín đồ của các chương trình tin tức, một nhân vật nổi tiếng dẫn chương trình tin tức hay một diễn đàn tin tức. Họ duy trì một mối quan hệ bình thường với các chương trình tin tức và hiếm khi phân biệt giữa tin tức và thông tin chung.
Theo Reuters, Hiệp hội Tâm thần Mỹ không công nhận việc gọi “nghiện” Internet là một chứng bệnh rối loạn.
Tuy nhiên, “nghiện” Internet có vẻ như đã trở thành một vấn nạn của cuộc sống hiện đại. Ở Hàn Quốc, một cặp vợ chồng đã bị buộc tội bỏ mặc cô con gái 3 tuổi đến chết đói vì họ dành 12 tiếng mỗi ngày ngồi trước máy tính để nuôi một đứa con ảo.
Tại Mỹ, một trung tâm tư nhân nhỏ có tên ReSTART nằm gần Redmond, Washington được mở cửa vào năm ngoái đã trở thành trung tâm cai nghiện Internet đầu tiên của nước này. Mục đích của trung tâm là điều trị cho những người sử dụng quá mức Internet, game video và nhắn tin.
Trang web của ReSTART đã trích dẫn những “tấm gương” sinh viên điển hình phải gánh lấy các khoản nợ lớn hoặc bị đuổi học vì quá “nghiện” Internet.
Võ Hiền
Theo Reuters
Dân Trí
Dân Trí