Sinh viên chế tạo máy bay

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92


T9c62979897.jpg

Nhóm chế tạo Kata - Ảnh: Phương Nguyên


Nhóm SV và cựu SV trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã chế tạo được chiếc máy bay dùng cho công tác quan trắc, phục vụ quản lý và bảo vệ môi trường.


Nhu cầu sử dụng máy bay tự động, không người lái hiện rất lớn, dùng cho các hoạt động như: kiểm tra đường dây truyền tải điện, đường ống dẫn dầu, phòng chống cháy rừng, kiểm tra tình trạng sạt lở, tìm kiếm cứu nạn... Đặc biệt ở TP.HCM - nơi có diện tích rộng lớn; địa hình đa dạng, có cả kênh, rạch, sông ngòi, rừng, biển; hoạt động kinh tế sôi động... thì nhu cầu ứng dụng khí cụ bay tự động càng lớn. Khí cụ bay tự động trên thế giới đã được sản xuất nhiều, nhưng giá thành rất cao. Trên thị trường cũng có nhiều máy bay mô hình, nhưng khả năng chở tải thấp, không chở được máy móc phục vụ cho nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế đó, nhóm SV và cựu SV trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã bắt tay vào thực hiện đề tài.

Đến nay, qua rất nhiều lần bay thử nghiệm, nhóm đã chế tạo thành công máy bay Kata làm từ vật liệu composite, sử dụng xăng, sải cánh 2,5 m, nặng 12kg, bay đạt độ cao 600 m, vận tốc bay trung bình 85 km/giờ và chở được vật nặng 4 kg, có thể mang camera quay phim, chụp ảnh trên không... Kata chỉ cần “đường băng” dài 10 - 15 m để cất và hạ cánh, bay tương đối ổn định và ít rung lắc trước gió, bán kính bay từ 6 - 10 km. Khi đạt độ cao, máy bay có thể thực hiện dễ dàng nhiều động tác như tăng - giảm độ cao, bay vòng, bay thẳng, bay hình zíc zắc... thông qua bộ điều khiển cầm tay sử dụng sóng vô tuyến. Camera gắn trên máy bay sẽ truyền hình ảnh ghi được trên không về máy tính đặt dưới mặt đất cho người quan sát.

Trước khi chế tạo Kata, nhóm đã nhiều lần sử dụng gỗ để chế tạo thân và cánh máy bay nhưng chất liệu này tỏ ra không phù hợp. Cũng có nhiều chiếc đã lao xuống nước, hoặc “tan xác” do bị mất lái khiến các bạn tiếc ngẩn ngơ. Để cho ra đời Kata, chi phí nghiên cứu và thử nghiệm lên tới 385 triệu đồng.

Tuy nhiên, Kata còn một số nhược điểm mà nhóm sẽ phải hoàn thiện trong thời gian tới. Chẳng hạn bề rộng của Kata chỉ có 14 cm, còn hẹp để bố trí các thiết bị nghiên cứu; máy bay chưa thể bay tự động hoàn toàn, độ ổn định và tin cậy chưa cao. “Đây là những việc mà nhóm sẽ phải làm trong giai đoạn 2 của đề tài”, Ngô Đình Trí - thành viên của nhóm cho biết.

Theo Phương Nguyên - TNO
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top