Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể

singaling

New member
Xu
0
Bài 8: NHIỄM SẮC THỂ

* Nội dung cơ bản:

I. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
- NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau về hình thái, kích thước. Trong đó một có nguồn gốc từ mẹ, một có nguồn gốc từ bố.

- Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là lưỡng bội (2n), bộ NST trong giao tử là bộ đơn bội (n)

- Những loài đơn tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực với cá thể cái ở cặp NST giới tính (XX hoặc XY). VD: ở ruồi giấm và người: cái là XX, đực là XY. Ở gà, cái là XY, đực là XX. Ở châu chấu, con cái là XX, con đực là XO.

- Mỗi loài sinh vật, có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng

- Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội không phản ánh được trình độ tiến hoá của các loài sinh vật

II. Cấu trúc của nhiễm sắc thể

Chromosome-upright.png


Cấu trúc của NST: (1) Chromatid . (2) Tâm động - nơi 2 chromatid đính vào nhau, là nơi để NST trượt trên thoi vô sắc trong quá trình nguyên phângiảm phân. (3) Cánh ngắn. (4) Cánh dài.


-NST có dạng đặc trưng ở kì giữa: mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động

Kì giữa NST có chiều dài từ 0,5-50 micrômét, đường kính từ 0.2-2 micromét, đồng thời có hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que, hình chữ V.

-Tâm động là nơi dính NST vào sợi tơ vô sắc. Một số NST, ngoài tâm động còn có eo thứ hai

III.Chức năng của NST
- NST mang gen quy định các tính trạng của sinh vật.
- Nhờ có đặc tính tự nhân đôi của NST, mà các gen quy định tính trạng được sao chép lại qua các thế hệ.

Xem thêm:
Sinh học 9 Bài 7: Ôn tập chương I

Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top