BÀI 35: ƯU THẾ LAI
* Nội dung cơ bản:
I. Hiện tượng ưu thế lai
- Khái niệm: Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng về hình thái và năng xuất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội giữa hai bố mẹ.
- Ví dụ: cây và bắp ngô của con lai F1 vượt trội cây và bắp ngô của hai cây làm bố mẹ (2 dòng tự thụ phấn).
II. Nguyên nhân của ưu thế lai
- Khi lai giữa hai dòng thuần thì ưu thế lai biểi hiện rõ nhất. Vì các gen trội được biểu hiện ở F1.
- Ở thế hệ F1 thế lai biểu hiện rõ nhất, sau đó giảm dần. Vì ở F1 tỉ lệ các cặp gen dị hợp cao nhất và sau đó giảm dần.
III. Các biện pháp tạo ưu thế lai
1. 1.Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng
- Đối với thực vật, người ta thường tạo ưu thế lai bằng phương pháp lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phối với nhau.
- Ví dụ:
Ở ngô đã tạo được giống ngô lai F1 năng suất đạt 20 – 30%.
Ở lúa tạo được giống lúa lai F1 năng suất tăng 20 – 40%.
- Người ta còn đùng phương pháp lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và giống mới.
2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi
- Ở vật nuôi, để tạo ưu thế lai, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế, tức là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm (không dùng làm giống).
Áp dụng phương pháp này, Việt Nam thường dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nôi giống của mẹ, có sức tăng sản của bố.
- Lai kinh tế:
·Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
·Không dùng con lai kinh tế để làm giống là vì: con lai kinh tế là con lai F1 có nhiều cặp gen dị hợp, ưu thế lai thể hiện rõ nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Xem thêm:
Sinh học 9 Bài 34: Thoái hóa giống do tự thụ phấn và do giao phối gần