BÀI 33: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
* Nội dung cơ bản:
I. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí
- Các tia phóng xạ: Khi xuyên qua mô, chúng tác động trực tiếp hay gián tiếp nên ADN trong tế bào, gây đột biến hoặc làm chấn thương NST, gây đột biến NST
-Tia tử ngoại: Dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử hạt phấn bằng đột biến gen
- Sốc nhiệt: Tăng giảm nhiệt độ đột ngột làm cho cơ thể tự điều tiết cân bằng của cơ thể không khởi động kịp, gây chấn thương bộ máy di truyền, tổn thương thoi vô sắc, rối loạn phân bào, phát sinh đột biến số lượng NST
II. Gây đột biến nhân tạo bằng phương pháp hoá học
- Khi thấm vào tế bào, hoá chất tác động trực tiếp lên phân tử ADN, gây ra hiện tượng thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác dẫn đến mất hoặc thêm cặp nucleotit.
Do có những loại hoá chất chỉ phản ứng với một loại nucleotit xác định, người ta hy vọng có thể gây đột biến theo ý muốn.
- Dùng cônsinxin để gây ra hiện tượng đa bội là vì khi thấm vào mô đang phân bào, cônsixin cản trở sự hình thành thoi vô sắc, làm cho NST không phân li.
- Tạo ra các đột biến và các thể đa bội bằng cách ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất với nồng độ thích hợp hoặc tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ hoặc quấn bông tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng (ở thực vật). Có thể cho hoá chất tác động vào tinh hoàn hay buồng trứng (ở vật nuôi).
III. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống
1. Chọn giống vi sinh vật
- Chọn các thể đột biến nhân tạo có hoạt tính cao - Chọn các thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối(vi khuẩn, nấm men)
- Chọn các thể đột biến giảm sức sống, có vai trò như một kháng nguyên
2. Chọn giống cây trồng
- Chọn các thể đột biến từ một giống tốt đang được gieo trồng nhân lên tạo giống mới
- Dùng thể đột biến có ưu điểm từng mặt khi lai giống với nhau, tạo giống mới
- Sử dụng thể đa bội tạo ra giống cây trồng có năng suất tốt
* Người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi là vì: Cơ quan sinh sản của chúng nằm sâu trong cơ thể, chúng phản ứng rất nhanh và dễ bị chết khi xử lí bằng các tác nhân lí hoá
Xem thêm:
Sinh học 9 Bài 32: Công nghệ gen