Sinh học 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp)

singaling

New member
Xu
0
BÀI 24: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ (tiếp)

* Nội dung cơ bản:
I. Tìm hiểu hiện tượng đa bội thể
- Đa bội thể là hiện tượng bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n (nhiều hơn 2n). Cơ thể mang các tế bào đó được gọi là thể đa bội.

- Sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN trong tế bào làm tăng cường độ trao đổi chất, kích thước tế bào, cơ quan và sức chống chịu của thể đa bội.

- Mức bội thể (số n) và kích thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản tương quan với nhau theo tỉ lệ thuận.

- Cơ thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua dấu hiệu về kích thước lớn hơn của các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản.

- Cơ thể khai thác các đặc điểm kích thước tế bào của thể đa bội lớn hơn , cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chông chịu tốt của cây đa bội trong chọn giống cây trồng.

II. Tìm hiểu sự hình thành thể đa bội
- Do sự tác động của các tác nhân vật lí, hoá học, (hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường) vào tế bào trong lúc nguyên phân hay giảm phân gây rối loạn phân bào, dẫn đến hiện tượng thể đa bội.

- Những rối loạn trong nguyên phân là hợp tử nhân đôi NST (2n=6)
´ 2 = (4n=12) , rồi tiếp tục nguyên phân để tạo ra các thế hệ tế bào. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, số lượng NST khong giảm đi một nửa.

Do đó khi thụ tinh đã tạo ra hợp tử có số lượng NST là 4n = 12 gấp đôi tế bào mẹ ban đầu.

Xem thêm:
Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top