BÀI 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
* Nội dung cơ bản:
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Các dạng đột biến NST: mất đoan, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST.
II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST
- Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST là do các tác nhân vật lí và hoá học (từ ngoại cảnh) làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.
- Trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Nên những biến đổi về cấu trúc, số lượng, trình tự sắp xếp trên gen đó thường gây hại cho sinh vật. Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có các dạng đột biến cấu trúc NST có lợi.
* Củng cố:
Chọn câu trả lời đúng khi viết về đột biến cấu trúc NST
a.Các dạng đột biến cấu trúc NST gồm: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn*
b.Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST là do các tác nhân vật lí và hoá học làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của NST*
c.Biến đổi cấu trúc NST làm đảo lộn cách sắp xếp các gen trên NST gây rối loạn hoặc bệnh liên quan NST*
d.Tuy nhiên trong thực tế người ta thấy hầu hết các đột biến cấu trúc NST là có lợi
Xem thêm:
Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen