BÀI 21: ĐỘT BIẾN GEN
I. Đột biến gen
Đột biến NST gồm các dạng sau:
-Mất một cặp nucleotit
-Thêm một cặp nucleotit
-Thay thế một cặp nucleotit
Đột biến gen là những biến đổi về số lượng, thành phần, trình tự các cặp nucleotit, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN
II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen
- Do những rối loạn trong quá trình tự sao chép phân tử ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường và ngoài cơ thể.
- Để gây ra các đột biến nhân tạo, người ta sử dụng các tác nhân vật lí hoặc hoá học tác động lên cơ thể sinh vật.
III. Vai trò của đột biến gen
- Sự biến đổi cấu trúc của gen có thể dẫn tới sự biến đổi cấu trúc của protein và có thể làm biến đổi kiểu hình.
- Các đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật, vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời, gây ra rối loạn trong tổng hợp protein.
- Phần lớn gen đột biến thường ở trạng thái lặn và được biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp, trong điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp thì một đột biến vốn là có hại có thể trở thành có lợi.
* Củng cố:
Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Nguyên nhân của đột biến là gì?
a.do quá trình giao phối giữa các cá thể khác loài
b.do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác dụng của các yếu tố tự nhiên
c.con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí hoặc hoá học
d.Cả b và c*
Câu 2: Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng lại có ý nghĩa đối với chăn nuôi, trồng trọt
a.Nếu đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thì thường có hại cho bản thân sinh vật. Vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen và gây ra những rỗi loạn trong quá trình tổng hợp protein
b.Đột biến gen có ý nghĩa đối với chăn nuôi, trồng trọt vì trong thực tế những đột biến có lợi cho con người
c.Đột biến gen làm tăng khả năng thích ứng của sinh vật với các điều kiện ngoại cảnh
d.Cả a, b, c*
Xem thêm:
Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng