be_ngoc_2011
New member
- Xu
- 0
BÀI 12: MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN DẸP
I. Một số giun dẹp khác
- Ngoài sán lông, sán lá gan, còn gặp khoảng 4000 loài giun dẹp khác, chủ yếu kí sinh, sau đây là một số đại diện:
*Thảo luận các vấn đề sau:
- Giun dẹp thường kí sinh ở những bộ phận nào trong cơ thể người và động vật ? Vì sao?
- Để phòng chống giun dẹp kí sinh, cần phải ăn, uống, giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc?
II. Đặc điểm chung
- Mặc dù ngành giun dẹp có các đại diện như sán dây, sán lá,...cấu tạo biến đổi rất xa nhau để thích nghi với kí sinh nhưng tất cả các giun dẹp đều có các đặc điểm như sau:
+ Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng
+ Ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn
+ Số lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm: giác bám, cơ qua sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.
Video sán dây xem qua kính hiển vi
*Câu hỏi:
1. Sán dây có các đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?
2. Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào?
3. Nêu đặc điểm chung của ngành giun dẹp. Tại sao lại lấy đặc điểm "dẹp" đặt tên cho ngành?
*Trắc nghiệm
1,Nhóm nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun dẹp?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa.
B. Giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi.
C. Sán bã trầu, giun đũa, giun kim, giun móc câu.
D. Sán lông, sán lá gan, sán bã trầu, sán dây.
2,Sán dây có cấu tạo như thế nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Mỗi đốt sán đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính, đốt cuối cùng chứa đầy trứng.
B. Thân gồm hàng trăm đốt, ruột tiêu giảm.
C. Đầu nhỏ có giác bám.
D. Đầu nhỏ có giác bám, thân gồm hàng trăm đốt, ruột tiêu giảm, mỗi đốt sán đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính, đốt cuối cùng chứa đầy trứng.
3,Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp là:
a. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng, bụng.
b. Ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.
c. Phần lớn giun dẹp kí sinh có giác bám, cơ quan sinh sản phát triển,...
Chọn câu trả lời đúng:
A. a, c.
B. a, b, c.
C. a.
D. c.
4,Sán bã trầu kí sinh ở đâu?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Trong máu người.
B. Trong gan, mật trâu, bò.
C. Trong ruột lợn.
D. Trong ruột non của người.
5,Tại sao người mắc bệnh sán dây?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Người ăn thịt trâu, bò, lợn gạo.
B. Nang sán có trong trâu, bò, lợn (gạo); người ăn thịt trâu, bò, lợn gạo; người ăn phải ấu trùng phát triển thành nang sán.
C. Nang sán có trong trâu, bò, lợn (gạo).
D. Người ăn phải ấu trùng phát triển thành nang sán.
6,Những đặc điểm của sán dây là:
a. Cơ thể dài 8-9 m, kí sinh ở ruột non người và cơ bắp trâu bò.
b. Đầu sán nhỏ, có giác bám, thân sán gồm hàng trăm đốt sán.
c. Ruột tiêu giảm, bề mặt cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, mỗi đốt sán đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính, các đốt cuối cùng chứa đầy trứng.
Chọn câu trả lời đúng:
A. a, b, c.
B. a, c.
C. a, b.
D. a.
7,Sán dây kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể động vật?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Ở trong bắp cơ của trâu bò.
B. Ở trong da của người.
C. Ở ruột non người và trong bắp cơ của trâu bò.
D. Ở ruột non người.
8,Triệu trứng lợn nuôi bị mắc bệnh sán bã trầu?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Làm lợn gầy rạc, da sần sùi, chậm lớn.
B. Da sần sùi.
C. Chậm lớn.
D. Làm lợn gầy rạc.
9,Đặc điểm nào không phải là đặc điểm thích nghi với lối sống kí sinh của Sán dây?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Đầu sán nhỏ có giác bám.
B. Ruột tiêu giảm, bề mặt cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.
C. Cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.
D. Cơ thể nhỏ ngắn gọn.
10,Vật chủ trung gian của sán bã trầu?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Cua và cá.
B. Cá.
C. Ốc (ốc gạo, ốc mút).
D. Cua.
Nguồn: diendankienthuc.net*
Xem thêm
Sinh hoc 7- Bài 11: Sán lá gan
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: