Nếu nói chính xác thì phải là "nhiệt đới ẩm gió mùa"!!!
Câu này đúng là có nhiều cách giải thích khác nhau, người thêm ý này, người bỏ ý kia, chưa có cái gì gọi là "chuẩn" cả!!!
Theo gis thì thiên nhiên ở đây bao gồm tất cả các thành phần thuộc về tự nhiên như: khí hậu (đây là đặc điểm quan trọng nhất, chi phối các đặc điểm khác), địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật.
Cái này thì sgk địa lý 12 đã nói khá rõ rồi (riêng sgk 12nc có đến 2 bài để nói vấn đề này), gis chỉ tóm lượt lại và nhấn mạnh 1 số điểm cần chú ý thôi!!! (các bạn có thể tham khảo thêm ở sgk)
*Khí hậu: (yếu tố quan trọng nhất, cần chú ý)
-Tính chất nhiệt đới thể hiện ở chỗ:
+Vị trí nằm ở vùng nội chí tuyến, lượng bức xạ lớn (trung bình trên 1 triệu kCal/m2), góc nhập xạ lớn và đều có 2 lần MT lên thiên đỉnh tại mọi địa điểm.
+Cân bằng bức xạ luôn dương, nhiệt độ trung bình năm luôn trên 20oC (trừ vùng núi cao), số giờ nắng nhiều (1400 - 3000h/năm, tùy nơi).
-Tính chất ẩm:
+Lượng mưa trung bình đạt 1500 - 2000mm, nhiều nơi có lượng mưa rất lớn như: Bắc Quang - Hà Giang (4802mm), Hoàng Liên Sơn - Lào Cai (3552mm), Huế (2568mm),...
+Độ ẩm trung bình trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương.
-Tính chất gió mùa: trong năm có 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió, mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc, mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam (đây chỉ là khái quát khí hậu của cả nước, chi tiết thì các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn tại
https://diendankienthuc.net/diendan/dia-ly-viet-nam/25497-khi-hau-viet-nam.html?langid=2 )
*Địa hình:
-Sự xâm thực ở miền đồi núi: dạng địa hình đặc trưng cho tính chất "nhiệt đwois ẩm gió mùa" là cacxto
-Bồi tụ ở các động bằng hạ lưu sông
---> bồi tụ và xâm thực là 2 quá trình song song, các tác động chủ yếu đến sự thay đồi bề mặt địa hình ở VN
*Thủy văn:
-Mạng lưới sông ngòi dày đặc: VN có khoảng 2360 con sông dài trên 10km, dọc bờ biển trung bình cứ 20km lại có 1 cửa sông
-Sông ngòi nhiều nước và giàu phù sa
-Chế độ nước phù hợp với mùa gió
*Thổ nhưỡng: Quá trình ferralit hóa là quá trình đặc trưng (do ferralit hóa chỉ xày ra ở điều kiện nhiệt độ cao, phong hóa mạnh, cường độ lớn, mưa nhiều)
* Sinh vật: hệ động - thực vật đặc trưng cho tính chất "nhiệt đới ẩm gió mùa" với rừng lá rộng thường xanh, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất ferralit là tiêu biểu