[FONT="]SĨ KHÍ NGƯỜI THĂNG LONG
[/FONT]
[/FONT]
Đời vua Trần Anh Tông ( 1304) có ông Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên làm quan tới chức Thượng thư, được vua cử sang triều Nguyên ( Trung Quốc) làm sứ thần.
Khi vào bệ kiến, vua Nguyên ra câu đối thử tài họ Mạc:
Nhật hỏa vân yên bạch đán thiêu tàn thỏ ngọc:
Nghĩa là:
Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng.
Mạc Đĩnh Chi biết vua Nguyên kiêu hãnh tự coi mình là mặt trời, còn nước Việt chỉ như mặt trăng, ban ngày bị mặt trời thôn tính. Ông bèn ứng khẩu.
Nguyệt cung tinh đạn, hoàng hôn lạc xa kim ô.
Nghĩa là:
Trăng là cung, sao là đạn, chiều tối bắn rơi mặt trời.
Vua Nguyên biết mình bị trả miếng rất đau, nhưng cũng phải khen ngợi Mạc Đĩnh Chi.
Khi nhà Trần mất ngôi, Hồ Quý Ly lên nắm quyền, bỏ Thăng Long vào Thanh Hóa xây thành Tây Đô. Năm 1414 quân Minh sang diệt nhà Hồ, thu hết sách vở của ta, bắt dân đổi cách ăn mặc, đem tứ thư ngũ kinh bắt thanh thiếu niên đọc. Bấy giờ ở Thăng Long, Thượng thư nhà Minh là Hoàng Ngũ Phúc được vua Minh cử đến giảng sách.
Có một đêm kinh thành bị mưa to, gió lớn, nhiều nhà đổ, sáng hôm sau Hoàng Ngũ Phúc đến trường ứng khẩu đọc.
Nhà nhà đổ sập vách trường xưa ( ám chỉ vua Minh dễ dàng dẹp nước Đại Việt ta). Không ngờ học tròn đối ngay.
Chốn chốn mọc lên cây cỏ mới ( ý nói nhân dân khắp nơi nổi dậy chống lại nhà Minh).
Đúng là như vậy, chỉ mấy năm sau, một trận Long Giang, quân Lê Lợi đã bắt sống Hoàng Ngũ Phúc.
[FONT="] Theo NXBLD.
[/FONT]