Sẽ hết cảnh 'điểm cao vẫn trượt'

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Theo dự báo của các chuyên gia tuyển sinh, mùa thi năm nay, một số ĐH, nhất là những trường đào tạo Y- Dược sẽ “không dám” ấn định điểm chuẩn ở mức cao, để rồi “ngó hoài mà thí sinh không tới” như một vài năm trước.

Nếu như năm 2007, nhiều thí sinh đạt 9 điểm mỗi môn vẫn trượt, hoặc năm 2008, những trường đào tạo ngành Y chỉ tuyển những thí sinh giỏi, thì sang năm 2009, chiều hướng diễn ra ngược lại.

Điều khiến nhiều người bất ngờ là trong danh sách tuyển nguyện vọng (NV) 3 năm 2009, xuất hiện những trường danh tiếng như ĐH Y Hà Nội (tuyển NV3), ĐH Y Hải Phòng (tuyển NV2,3), ĐH Y tế Công cộng (tuyển NV2)... Dự báo, thực tế này cũng sẽ được lặp lại trong mùa tuyển sinh năm 2010.

Phải “phá lệ” để tuyển đủ chỉ tiêu

Theo các chuyên gia, mùa thi năm 2009 vừa qua, giống như các khối A, C, điểm chuẩn của khối B là thấp, do kết quả điểm thi không cao. Ngay cả những trường có điểm chuẩn luôn ở mức “ngất ngưởng” như ĐH Y Hà Nội cũng đã không còn được như thời gian trước. So với những năm đỉnh cao 2007 - 2008, điểm trúng tuyển vào ĐH Y Hà Nội đã giảm mạnh.

Điển hình như ngành Bác sĩ đa khoa, điểm chuẩn năm 2007 ở ngưỡng 27,5 (thí sinh đạt 9 điểm/môn vẫn trượt) thì đến năm 2009, thí sinh chỉ cần 25,5 điểm là trúng tuyển. Trong khi đó, các ngành khác như Bác sĩ Y học cổ truyền, Bác sĩ Y học dự phòng, Cử nhân điều dưỡng… dù điểm chuẩn đã giảm từ 1-4,5 điểm, song trường vẫn không tuyển được đủ chỉ tiêu NV1 được giao.

xh252gdin.jpg


Năm 2010, sẽ không còn việc một số trường ấn định điểm chuẩn cao. Ảnh: Trung Kiên​

Phó hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tú lý giải: “Thí sinh không đến, dù trường đã gọi vượt chỉ tiêu được giao, có thể do thí sinh đã trúng tuyển khối A”. Theo ông Tú, nếu như chưa năm nào trường phải tận dụng các NV xét tuyển tiếp theo, thì năm 2009, trường đã phải "phá lệ" để tuyển thêm hơn 100 chỉ tiêu NV3.

Tương tự, điểm chuẩn của ĐH Y Hải Phòng qua 2 năm (2008- 2009) cũng giảm mạnh. Cụ thể, điểm chuẩn ngành Bác sĩ đa khoa năm 2008 là 25 thì đến năm 2009 giảm xuống còn 22,5 điểm; ngành Bác sĩ y học dự phòng từ 22,5 (năm 2008) giảm xuống còn 19 điểm (năm 2009)… Dù điểm chuẩn đã được giảm như vậy, trường phải kéo dài thêm thời gian xét tuyển NV2 mới có thể "vớt" được 15 thí sinh để bổ sung chỗ chỉ tiêu còn thiếu năm 2009.

“Èo uột” khối Nông- Lâm

Trong khi đó, tuyển sinh khối B ở các ngành Nông - Lâm - Ngư lại khá “èo uột”. Điển hình như điểm chuẩn các ngành tuyển khối B của ĐH Nông lâm (ĐH Thái Nguyên) năm 2009 chỉ ở mức 14, bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT. Nghĩa là trung bình mỗi môn thí sinh chỉ cần đạt trên 4,5 điểm/ môn là đậu. Năm 2009, các ngành Lâm học, Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Lâm nghiệp xã hội, Lâm nghiệp đô thị, Nông lâm kết hợp tuyển sinh khối B của ĐH Lâm nghiệp dao động trong khoảng từ 14 - 16 điểm.

Cũng trong năm 2009, "chuẩn" vào ĐH Nông nghiệp Hà Nội năm 2009 trường ấn định cho các ngành tuyển sinh khối B là chỉ 16 điểm (trừ các ngành Môi trường (20 điểm), Công nghệ sinh học (21 điểm), Kế toán doanh nghiệp (19,5 điểm), Quản lý đất đai (17,5 điểm)).

Không chỉ có điểm chuẩn cách biệt với khối Nông - Lâm, ở một số ngành có đào tạo liên kết "đầu vào" cũng tương đối thấp. Ở Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP HCM) năm 2009, có một số ngành thuộc các chương trình liên kết do trường ĐH nước ngoài cấp bằng, điểm chuẩn chỉ dừng ở ngưỡng 14 điểm.

Như vậy, để nhận bằng quốc tế, khi thi đầu vào thí sinh cũng chỉ cần đạt trên 4,5 điểm/ môn. Cụ thể là các ngành: Công nghệ sinh học liên kết với ĐH Nottingham (Anh), điểm chuẩn 14 (khối B); Công nghệ sinh học liên kết với ĐH West of England (Anh), điểm chuẩn 14 (khối B); Kỹ thuật y sinh học liên kết với ĐH SUNY Binghamton (Mỹ) điểm chuẩn 14 (khối B). Dù mức điểm chuẩn 3 ngành liên kết chỉ bằng điểm sàn của Bộ nhưng trường vẫn phải kéo dài thêm chỉ tiêu xét tuyển NV2.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top