Sẩy thai và cách phòng tránh sẩy thai tự nhiên

Sẩy thai là tình trạng mất thai trước tuần 20 của thai kỳ. Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, tỷ lệ sẩy thai chiếm khoảng từ 10 – 15% tổng số thai kỳ. 80% các ca sẩy thai xảy ra trước khi thai phát triển được 12 tuần.

Sẩy thai và thai chết lưu là hai vấn đề khác nhau. Thai chết lưu là thai nhi chết sau 20 tuần tuổi thai.

mkdWqICfVaWdiqDDctd6e4jjfI29Qk4KVLbrW9a01jhh1T8GOkUjH5UvX9KArJjTuf-G_eNpXbavM6L8yQrLInr-hhv2IN86UYrmGuT51jswGCYjSOivdSCHfHWDbwzrTo8gpQmE



1. Các hình thức sẩy thai có thể gặp phải:
  • Sẩy thai hoàn toàn: phôi thai ra khỏi cơ thể bạn trong một lần.
  • Sẩy thai không hoàn toàn: cổ tử cung của bạn bị giãn hoặc mỏng và các phần của phôi thai sẽ bị đẩy ra khỏi cơ thể dần dần.
  • Trứng trống: tình trạng phôi thai không phát triển trong tử cung;
  • Sẩy thai tái phát (liên tiếp): trường hợp sẩy thai ít nhất 3 lần liên tiếp. Chỉ khoảng 1% các cặp vợ chồng gặp phải tình trạng này.
  • Sẩy thai ngoài tử cung: trứng làm tổ tại một nơi khác ngoài tử cung của bạn, thường là trong ống dẫn trứng. Thai ngoài tử cung cần được điều trị ngay để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
  • Dọa sẩy thai: xuất hiện tình trang xuất huyết hoặc chuột rút, cảnh báo nguy cơ sẩy thai.
Ngoài ra, nhiều phụ nữ bị sẩy thai cả khi chưa nhận ra mình đang mang thai.
2. 9 nguyên nhân chính gây sẩy thai ở mẹ bầu
1. Các vấn đề về nhiễm sắc thể


Theo Healthline, khoảng 50% các ca sẩy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên liên quan đến nhiễm sắc thể. Nguyên do là hợp tử tạo thành từ quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng có vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể, có thể là thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể. Điều này khiến thai nhi không thể phát triển bình thường gây sẩy thai.

2. Vấn đề với nhau thai

Nhau thai là cơ quan kết nối cơ thể bé với cơ thể mẹ, vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang thai nhi để thai nhi phát triển. Do đó, nếu nhau thai có vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé, thậm chí là gây sẩy thai.

3. Mất cân bằng hormone

Hormone có một vai trò cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. Ví dụ như hormone progesterone có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhau thai bám vào thành tử cung. Nếu cơ thể của mẹ không có đủ progesterone, nhau thai sẽ dễ bong và dẫn đến sẩy thai.

4. Rối loạn miễn dịch

Rối loạn miễn dịch là khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức hoặc dưới mức, có thể là nguy cơ dẫn đến tái diễn. Nói một cách đơn giản, cơ thể người mẹ không chấp nhận tình trạng mang thai.

5. Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu

Việc mẹ bầu bị bệnh khi mang thai, chẳng hạn như tiểu đường, cao huyết áp, lupus, bệnh thận và các vấn đề với tuyến giáp,… có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.
Việc mắc bệnh khiến dòng máu đưa đến tử cung người mẹ bị hạn chế khiến thai nhi không thể phát triển bình thường. Ngoài ra, mẹ bầu bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng có nguy cơ sẩy thai cao hơn. Song các nhà khoa học vẫn chưa rõ điều này xảy ra như thế nào.

6. Mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm

Nếu mẹ bầu mắc một trong các bệnh như rubella, lậu, giang mai và sốt rét, viêm âm đạo do vi khuẩn, HIV, nhiễm nấm chlamydia, nhiễm virus cytomegalo… có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Tình trạng nhiễm khuẩn có thể làm cho túi ối bị vỡ sớm hoặc cũng có thể khiến cổ tử cung mở quá nhanh.

7. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm cũng có thể dẫn đến sẩy thai. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn gây bệnh đường ruột hoặc thức ăn bị nhiễm độc. Bạn nên chú ý đến:
  • Vi khuẩn như listeria có thể có trong các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng;
  • Ký sinh trùng toxoplasma có thể có trong thịt heo, thịt cừu sống hoặc chưa được nấu chín kỹ;
  • Vi khuẩn salmonella có thể được tìm thấy trong trứng sống hoặc nấu chưa chín.
8. Cấu trúc tử cung

Các bất thường tử cung như tử cung có vách ngăn, tử cung một sừng, tử cung hai sừng,… có thể gây sẩy thai. Ngoài ra, sự phát triển của u xơ tử cung (không ung thư) trong tử cung cũng có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.

9. Hở eo cổ tử cung

Tình trạng hở eo cổ tử cung có thể dẫn đến sẩy thai. Ngoài ra, nếu cổ tử cung của người mẹ quá yếu sẽ khó giữ được thai nhi.

3.Cách phòng tránh sẩy thai tự nhiên
  • Tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích, chất thải, chất độc hại trong môi trường.
  • Duy trì cân nặng vừa phải trước và trong khi mang thai.
  • Bổ sung các vitamin cần thiết khi mang thai để đảm bảo rằng bạn và thai nhi đang phát triển có đủ chất dinh dưỡng.
  • Xây dựng chế độ ăn cân bằng, lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoăc các huấn luyện viên thể dục khi có ý định tập luyện khi trong thai kỳ để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Tập thể dục hợp lý khi mang thai có thể giảm stress, đau nhức, nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ và tăng sức chịu đựng khi mẹ bầu chuyển dạ.
  • Tránh dùng một số loại như misoprostol, retinoids, methotrexate và thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Tài liệu tham khảo: Bài giảng sản khoa
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top