Lương Thế Vinh người huyện Vũ Bản, tỉnh Nam Định, đỗ trạng nguyên dưới triều Hậu Lê. Ông còn là nhà bác học. Giỏi cả thơ phú, kinh sử và còn rất giỏi khoa toán học. Ông đã để lại cho đời cuốn sách “Đại thành thập toán”.Ông còn được nhân dân gọi là Trạng Lường vì ông là người giỏi đo đạc, đo lường ruộng đất cho người dân.
Một hôm Lương Thế Vinh cùng vua Lê Thánh Tông đi thăm một ngôi chùa ở trên núi. Khi ấy một nhà sư đang tụng kinh, thấy đoàn khách vào đột ngột nên đánh rơi dùi mõ song vẫn tụng kinh và đưa mắt ra hiệu cho chú tiểu nhặt dùi lên. Có một viên cận thần của vua Lê đang đứng gần đấy đã cúi nhặt trước và đưa dùi mõ vào cho nhà sư.
Từ cảnh tượng đó đã gợi ý để Lê Thánh Tông đưa ra một vế câu đối để các quan đối lại.
“ Đường thượng tụng kinh sư xử sứ”
Nghĩa là : Trên nhà tụng kinh, nhà sư sai sứ giả của nhà vua nhặt dùi mõ.
Mọi người chưa ai nghĩ ra được vế đối thì thấy Lương Thế Vinh đang say lảo đảo ra về. Vua sợ rằng quan Trạng say quá không về được, liền cho người đi gọi vợ của quan Trạng đến để đưa về.
Vợ quan Trạng dìu ông ra cửa, song nhà vua giữ Trạng lại và bắt đối xong mới về.
Lương Thế Vinh quay lại tâu:
Tâu thánh thượng ! Thần đã đối rồi đấy ạ.
Đối ra sao? Vua ngạc nhiên hỏi.
Quan Trạng ung dung trả lời.
Tâu thánh thượng, vế đối là : Tiền đình túy tửu phụ phù phu .
Nghĩa là : Trước sân say rượu, vợ đỡ chồng.
Mọi người đều kinh ngạc và tán phục tài đối đáp của quan Trạng. Còn vua thì hết lời khen ngợi Lương Thế Vinh.
Một hôm Lương Thế Vinh cùng vua Lê Thánh Tông đi thăm một ngôi chùa ở trên núi. Khi ấy một nhà sư đang tụng kinh, thấy đoàn khách vào đột ngột nên đánh rơi dùi mõ song vẫn tụng kinh và đưa mắt ra hiệu cho chú tiểu nhặt dùi lên. Có một viên cận thần của vua Lê đang đứng gần đấy đã cúi nhặt trước và đưa dùi mõ vào cho nhà sư.
Từ cảnh tượng đó đã gợi ý để Lê Thánh Tông đưa ra một vế câu đối để các quan đối lại.
“ Đường thượng tụng kinh sư xử sứ”
Nghĩa là : Trên nhà tụng kinh, nhà sư sai sứ giả của nhà vua nhặt dùi mõ.
Mọi người chưa ai nghĩ ra được vế đối thì thấy Lương Thế Vinh đang say lảo đảo ra về. Vua sợ rằng quan Trạng say quá không về được, liền cho người đi gọi vợ của quan Trạng đến để đưa về.
Vợ quan Trạng dìu ông ra cửa, song nhà vua giữ Trạng lại và bắt đối xong mới về.
Lương Thế Vinh quay lại tâu:
Tâu thánh thượng ! Thần đã đối rồi đấy ạ.
Đối ra sao? Vua ngạc nhiên hỏi.
Quan Trạng ung dung trả lời.
Tâu thánh thượng, vế đối là : Tiền đình túy tửu phụ phù phu .
Nghĩa là : Trước sân say rượu, vợ đỡ chồng.
Mọi người đều kinh ngạc và tán phục tài đối đáp của quan Trạng. Còn vua thì hết lời khen ngợi Lương Thế Vinh.