Sau cơn mưa nó là như dzậy đúng hok?
dNgười ta đã cho rằng các khí thải của những nhà máy nhiệt điện và các nhà máy khác đã tạo nên hiện tượng mưa axit này. Những nhiễu loạn sinh thái do các khí thải gây nên lần đầu tiên phát hiện được ở Nauy, sau này đã lan rộng khắp trên hành tinh chúng ta.
Sản phẩm cháy của tất cả các nhiên liệu hoá thạch như than đá hay dầu khí ít nhiều đều chứa ôxit lưu huỳnh và ôxit nitơ. Người ta đã buộc các nhà máy không được dùng nhiên liệu có thành phần lưu huỳnh cao, nhưng thực sự là yêu cầu này rất khó thực hiện. Ví dụ, nếu năm 1950, các nhà máy nhiệt điện của Mỹ đã thải ra không khí khoảng 5,4 triệu tấn sunfurơ thì 20 năm sau con số này là 16,8 triệu tấn.
Nước mưa được tạo thành trong khí quyển do ngưng tụ hơi nước (vốn là trung tính). Hơi nước đã bị axit hoá nhẹ khi hoà tan khí cabonic có mặt khắp nơi trong không khí. Nhưng khi tiếp xúc với oxit lưu huỳnh và oxit nitơ, lượng nước mưa trở thành axit hoàn toàn.
Một thị trấn ở Êcôt là Pitlochry chiếm kỷ lục thế giới về mưa axit. Vào ngày 10-4-1974, thị trấn bị mưa axit mà nước mưa có thể so với dấm. Các trận mưa axit đã không chỉ tàn phá sinh thái các hồ nước mà nền đất, cây cỏ, thực vật cũng chịu thiệt hại. Ở Thuỵ Điển, trong những thập kỷ trước năng suất rừng sụt giảm liên tục (1% một năm). Mưa axit làm nghèo chất dinh dưỡng của đất, phá huỷ các vi sinh vật có ích.
Tại sao một số nước không có nền công nghiệp phát triển lại là nạn nhân đầu tiên? Thực ra không phải các nhà máy của họ gây nên mà các trận mưa axit này đến từ xa. Những cơn gió xoáy phát sinh từ Đại Tây Dương, sau đó tiến về phía nước Anh và các nước Bắc Âu. Đến đây, chúng đã kéo theo hàng trăm nghìn tấn oxit toả ra từ ống khói của Shefield, Birmingham, của vùng Ruhr. Đến vùng miền núi Scadavi thì các khối ẩm trên không khí hoá thành mưa. Mỗi năm trên 6000 tấn lưu huỳnh hoá xà xuống lãnh thổ Nauy. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì ¾ số lưu huỳnh này có xuất xứ từ nơi khác đến.
Mưa axit cũng vượt qua biên giới các quốc gia Bắc Mỹ. Chính phủ Canada từ lâu vẫn yêu cầu chính phủ Mỹ có biện pháp ngăn chặn khí thải độc hại từ các nhà máy công nghiệp, trước hết là những nhà máy điện chạy than mà trong đó chỉ có 10% là được đặt thiết bị làm sạch khí. Các hồ chứa nước nhân tạo trên núi Ađriondark ở đông bắc Hoa Kỳ cũng chung số phận với các hồ nước ở Nauy. Trong số 214 hồ đã được kiểm tra thì có 111 hồ bị nhiễm axit và dĩ nhiên các sinh vật trong những hồ đó cũngchết hàng loạt. Thế rồi chỉ 4 năm sau đó, số lượng hồ bị axit hoá lên đến 170. Các trận mưa axit vẫn thường xuất hiện trên lãnh thổ Hoa Kỳ, miền Missisipi và gần như khắp lãnh thổ phía đông Canada.
Có thể có hai cách để duy trì tỷ lệ giới hạn của oxit lưu huỳnh và nitơ trong môi trường không khí cạnh những nơi thải chúng. Thứ nhất là thâu tóm khí độc, điều đó thật phức tạp và tốn kém. Cách thứ hai đơn giản hơn nhiều đó là làm một ống khói có chiều cao chọc trời, việc này chẳng qua là chỉ làm sạch không gian cạnh nhà máy chứ không giải quyết được vấn đề ô nhiễm không khí. Vì một ống khói cao cũng vẫn thải ra bấy nhiêu chất thải như ống khói thấp, chỉ có điều chúng mang nó đi xa hơn và gây tác hại cho một miền xa xôi nào đó.
Những đám khói độc hại ấy sẽ gây hậu quả tai hại vào những hồ nước nào, vào những vùng dân cư nào? Và các cơn mưa axit vẫn tiếp tục hủy diệt Hành tinh xanh của chúng ta...
zẫy sau cơn mưa axit thì thế nào nhỉ?
)[/QUO