- Trong những lần xuất du, đi trại, hoặc có dịp về vùng nông thôn... Ban đêm nhìn lên bầu trời, chúng ta sẽ thấy muôn ngàn vì sao lấp lánh, đẹp đẽ và hấp dẫn vô cùng.
- Có một triết gia đã nói: con người sở dĩ có văn minh là nhờ họ biết nhìn lên các vì sao.
- Từ ngàn xưa, ông cha chúng ta đã biết cách nhìn sao để phỏng đoán giờ giấc, xác định phương hướng, tính toán thời vụ, thu hoạch mùa màng, tiên đoán thời tiết...
- Để dễ nhớ, các nhà thiên văn đã tập hợp thành từng nhóm sao lại, gọi là Chòm, mỗi chòm có hình tượng và sự tích khác nhau (do sự tưởng tượng của con người). Phần lớn tên các ngôi sao và chòm sao dựa trên các truyền thuyết, truyện cổ, thần thoại Hy La và cả thần thoại Á Đông (Thần Nông, Ngưu lang, Chức nữ...)
- Chúng ta cần phải biết vị trí, tên gọi, đặc điểm nhận dạng của một số chòm sao và ngôi sao, để sau này có dịp đem áp dụng trong đời sống.
- Trong chương này, giới thiệu với các bạn sơ đồ, vị trí và đặc điểm nhận dạng của những chòm sao chính, dễ tìm thấy và có ít nhiều ích lợi thiết thực trong cuộc sống.
A. Những chòm sao ở Bắc bán cầu
- Nhìn vào sơ đồ trên, chúng ta dễ dàng nhận ra sao Bắc Đẩu ngay chính giữa tâm của vòng tròn. Nó cũng là ngôi sao cuối cùng nằm trên cái đuôi của chòm Tiểu Hùng Tinh tức Gấu nhỏ (Little Bear). Bao quanh chòm Tiểu Hùng Tinh là chòm Thiên Long (Dragon). Từ sao Bắc Đẩu, chúng ta nhìn về hướng 23h - 0h (của sơ đồ) sẽ thấy chòm Thiên Vương (Cepheus) và chòm Thiên Hậu (Cassiopeia). Nếu nhìn về hướng 12h, chúng ta sẽ thấy chòm Đại Hùng Tinh tức Gấu lớn (Big Bear). Đó là những chòm sao xoay quanh sao Bắc Đẩu.
1) Chòm Đại Hùng Tinh (Big Bear)
- Còn gọi là Gấu lớn. Gồm 7 ngôi sao sáng, có hình dáng giống như cái gáo múc nước nên còn gọi là chòm Gáo Lớn hay Muỗng Lớn (Big Dipper)
- Đây là một chòm sao quan trọng nhất trong bầu trời. Nó mang nhiều chức năng đặc biệt như: để tìm ra sao Bắc Đẩu, để định vị các chòm sao khác, để tính thời gian, để xác định tọa độ...
- Để tìm sao Bắc Đẩu, chúng ta lấy hai ngôi sao của cạnh đầu cái gáo, kéo dài một đoạn thẳng bằng 5 lần khoảng cách của hai ngôi sao đó, chúng ta sẽ gặp một ngôi sao sáng lấp lánh, dễ nhận thấy, đó là sao Bắc Đẩu.
2) Chòm Tiểu Hùng Tinh (Little Bear) hay Gấu nhỏ
- Cũng hình thành bởi 7 ngôi sao, nhưng nhỏ hơn và quay ngược chiều với chòm Đại Hùng Tinh. Cũng có hình dáng cái gáo nên còn gọi là Gáo nhỏ hay Muỗng nhỏ (Little Dipper). Ngôi sao cuối cùng của cán gáo trong chòm Tiểu Hùng Tinh chính là sao Bắc Đẩu (Polaris).
- Hai chòm Đại Hùng và Tiểu Hùng quay chung quanh sao Bắc Đẩu, ngược chiều kim đồng hồ. Chúng ta chỉ nhìn thấy dễ dàng từ chập tối trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 8 hàng năm, những tháng khác phải chờ tới khuya hay gần sáng mới thấy.
- Sao Bắc Đẩu (Polaris, Pole, North Star) từ ngàn xưa đã là kẻ hướng dẫn cho các nhà hàng hải, các toán thám hiểm, khai phá...
3) Chòm Thiên Long
- Còn có thể gọi là Con Rồng (Dragon). Là một chòm sao dài, bao quanh chòm Tiểu Hùng Tinh. Cái đầu là 4 ngôi sao như hình chữ V, hướng về sao Chức Nữ (Vega).
- Chòm Thiên Long được thấy rõ nhất vào khoảng tháng 8, khi nó nhô lên trên bầu trời phương Bắc.
4) Chòm Thiên Hậu
- Còn gọi là Hoàng hậu (Cassiopeia). Là một chòm sao đối xứng với chòm sao Đại Hùng ngang qua sao Bắc Đẩu. Chòm này gồm 5 sao sáng theo hình chữ M hay chữ W. Tùy theo thời điểm và vị trí lúc ta nhìn nó. Chòm Thiên Hậu thấy rõ vào chập tối trong khoảng từ tháng 8 năm này đến tháng 3 năm sau.
5) Chòm Thiên Vương
- Còn gọi là Hoàng đế (Cepheus). Chòm sao này hơi mờ gồm 5 ngôi sao như hình cái nhà lộn ngược, nằm ở khoảng giữa sao Bắc Đẩu và chòm Thiên Hậu, chếch về bên trái.
6) Chòm Liệp Hộ (Orion)
- Đây là một trong những chòm sao quan trọng và cơ bản để định hướng và định vị các chòm sao khác. Chòm sao này rất dễ nhận diện dưới bầu trời Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm này cho đến tháng 5 năm sau.
- Chòm Liệp Hộ (hay Lạp Hộ) có nghĩa là người thợ săn, cho nên có nơi còn gọi là Thần Săn hay Chiến Sĩ. Chúng ta không nên lầm với sao Hiệp Sĩ, tức là sao Võ Thần hay Vũ Tiên dùng để chỉ chòm Hercules, hoặc với chòm sao Dũng Sĩ hay Anh Tiên dùng để chỉ chòm sao Perseur.
- Chòm sao Liệp Hộ có hình dáng một người mang kiếm ngang thắt lưng (thắt lưng là 3 ngôi sao sáng xếp thành một hàng ngang, và 3 ngôi sao mờ mờ là thanh kiếm). Chung quanh có 4 ngôi sao sáng trông giống như hai vai và hai chân. Ngôi sao ở vai phải có tên là Betegeuse, vai trái là Bellatrix, chân phải là Sapin, chân trái là Rigel.
- Phía trên có một chòm 3 ngôi sao hơi mờ là cái đầu của Thần Săn. Phía cánh tay trái có một hàng sao mờ trông giống như cái khiên, như một người lính sắp sửa xung trận, vì thế còn có tên là Chiến Sĩ.
- Nó còn có tên là chòm Sao Ba vì có ba ngôi sao đứng thành một hàng làm cái thắt lưng của người thợ săn.
- Nó cũng được gọi là Sao Cày , vì khi kết hợp cái thắt lưng với thanh kiếm thì nó rất giống một lưỡi cày.
- Nếu chúng ta vạch một đường thẳng tưởng tượng từ thanh kiếm của người thợ săn, đi qua ngôi sao giữa của thắt lưng và cái đầu, và kéo dài tiếp, đường thẳng sẽ đi qua ngôi sao Thiên Dương (Capella) nằm ở trong chòm sao Ngự Phu (Charioteer) rồi tới Bắc cực.
- Người thợ săn lúc nào cũng đi với hai con chó. Nếu ta kéo một đường thẳng từ sợi thắt lưng qua phải, chúng ta sẽ gặp một ngôi sao sáng, đó là sao Thiên Lang (Sirius) thuộc chòm Đại Cẩu (Big Dog) tức Chó Lớn. Còn con chó nhỏ hay Tiểu Cẩu (Little Dog) thì nằm ngang vai phải của Thần Săn. Nhưng nếu ta kéo ngược thắt lưng về phía trái, chúng ta sẽ vượt qua chòm Kim Ngưu (Taurus còn gọi là Bull) để đến với 7 chị em của Thất Nữ (Pleiades hay Seven Sisters) còn gọi là sao Rua hay Tua Rua.
- Dưới chân Thần Săn là chú Thỏ Rừng hay Lâm Thố (Lepus hay Hare) và xa hơn một chút là chòm Bồ Câu hay Thiên Cưu (Columba hay Dove).
- Hơi chếch về phía vai phải của Thần Săn (giữa chòm Ngự Phu và Tiểu Cẩu) chúng ta sẽ gặp chòm Song Nam (Gemini hay Twins) với hai anh em sinh đôi Castor và Pollux.
Click this bar to view the original image of 800x600px.
B. Những chòm sao chính ở Nam bán cầu:
- Những chòm sao chính xoay quanh cực Nam là: Nam Thập, Thiên Thuyền, Con Công, Cá Vàng, Nhân Mã, Hồng Hoàng...
Chòm Nam Thập (Nam Tào): Còn gọi là Thập Tự Phương Nam (Southern Cross). Gồm 4 ngôi sao xếp thành hình chữ thập. Sao Nam Thập ở vào khoảng giữa chòm sao Nhân Mã (Centaurus) và Thiên Thuyền (Carina), là những ngôi sao sáng và rõ, cho nên chòm Nam Thập rất dễ nhận diện.
- Ở phía Nam, không có ngôi sao nào nằm ngay điểm Cực Nam như sao Bắc Đẩu ở Cực Bắc, cho nên người ta chỉ dựa vào những chòm sao xoay quanh Cực Nam để định hướng. Mà sao Nam Thập là chòm sao nổi tiếng nhất.
Muốn tìm hướng Nam, ta kéo dài đường chéo AB (tức là đường chéo dài) của sao Nam Thập ra thêm 4 đoạn rưỡi, định một điểm tưởng tượng. Điểm tưởng tượng này cho ta hướng Nam địa dư.
- Vì vị trí của nước ta nằm ở Bắc Bán Cầu. Do đó chúng ta chỉ có thể thấy sao Nam Thập vào chập tối trong khoảng tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.
1) Chòm Nhân Mã (Centaurus):
- Xin đừng nhầm với chòm Nhân Mã Cung Thủ (Sigittarius). Chòm Nhân Mã thì nằm bao quanh chòm Nam Thập, còn chòm Nhân Mã Cung Thủ thì nằm trên dải Ngân Hà và cũng là 1 trong 12 chòm sao nổi tiếng nằm trên đường Hoàng Đới. Chòm Nhân Mã luôn luôn xuất hiện chung với chòm Nam Thập, vào ngày 20-5 thì nó ở vị trí cao nhất trên bầu trời phương Nam. Chòm Nhân Mã có hai ngôi sao rất sáng, dễ thấy, đó là Alpha Centauri và Beta Centauri.
2) Chòm Thiên Thuyền (Carina)
- Còn gọi là Con Tàu Argo, người ta chia chòm này ra làm nhiều phần: buồm tàu, sống tàu, đuôi tàu...
Ở phần sống tàu Argo, có ngôi sao Canopus rất sáng. Nếu ta nối 1 đường thẳng từ sao Sirius (Thiên Lang) đi qua sao Canopus, thì đường thẳng này sẽ đi tới chính Cực Nam.
3) Chòm Con Công (Pavo):
- Tiếng Anh là Peacock, tiếng Pháp là Paon. Là một chòm sao nằm gần trung tâm cực Nam, nên rất khó thấy đối với vị trí của chúng ta. Nó xuất hiện ở chân trời vào tháng 8 hàng năm, nhưng tháng này mưa nhiều, nên việc nhận diện chòm sao này thật không đơn giản.
4) Chòm Cá Vàng (Dorado):
- Tiếng Anh là Goldfish, tiếng Pháp là Poison Rouge, cũng là một chòm sao nằm sát cực Nam, rất khó thấy.
5) Chòm Bò Cạp (Scorpius):
- Còn có tên là Hổ Cáp hay Thần Nông, là một trong 12 chòm sao nằm trên đường Hoàng Đới.
- Hình dáng của chòm sao Hổ Cáp giống như chữ S, cho nên một số nơi trong nước gọi đây là chòm Bản Đồ Việt Nam. Nhưng đối với Nông dân và Ngư dân Việt Nam thì người ta gọi đó là chòm Thần Nông. Vì nó xuất hiện vào thời điểm nông dân gieo mạ, và xuống giống một số hoa màu khác, (từ tháng 5 đến tháng 8 Âm lịch), và vì nó cũng giống hình dáng một lưỡi cày hay một người Nông dân đội nón.
- Giữa chòm Bò Cạp, có một ngôi sao sáng màu đỏ nhạt rất dễ nhận thấy, đó là sao Antares, có tên Việt Nam là sao Tâm.
6) Chòm Nhân Mã Cung Thủ (Sagittarius)
- Nằm ngay phía trái của chòm Bò Cạp. Phần giữa có hình dáng giống như cái gáo lật úp. Theo sự tưởng tượng của các nhà Thiên Văn, thì đây là hình ảnh của một nhân vật nửa người nửa ngựa đang giương cung.
- Chòm Nhân Mã Cung Thủ cũng là một trong 12 chòm sao nằm trên đường Hoàng Đới.
- Khi chòm Nhân Mã Cung Thủ xuất hiện, thì chòm Thần Săn (Orion) lặn xuống, và ngược lại.
Click this bar to view the original image of 800x600px.
C. Bầu trời mùa xuân ở Bắc bán cầu:
- Thời kỳ này, khi chòm Ngự Phu (Auriga) nằm ở Thiên Đỉnh (Overhead), thì lúc đó khoảng 10g đêm nếu là cuối tháng 12, nếu đầu tháng giêng thì 9g tối, cuối tháng giêng thì 8h tối, đầu tháng 2 thì 7h tối...
- Mùa này chúng ta dễ dàng nhận thấy 9 ngôi sao rất sáng trên bầu trời, đó là: Sirius (Thiên Lang), Capella (Thiên Dương), Rigel, Procyon, Betelgeuse, Aldebaran, Pollux, Veneb và Regulus (Nữ Chúa). Vào tháng 3 thì sao Arcturus (Đại Giác) xuất hiện.
D. Bầu trời mùa hạ ở Bắc bán cầu:
- Khi những chòm sao ở vào vị trí này thì nếu vào cuối tháng tư là 11h đêm, đầu tháng năm là 10h, cuối tháng năm là 9h, đầu tháng 6 là 8h, cuối tháng sáu là 7h...
- Những ngôi sao sáng trong tháng tư là: Sirius, Vega (Chức Nữ), Arcturus, Capella, Rigel, Procyon, Betelgeuse, Aldebaran (Sao Tất), Spica, Pollux và Regulus. Tháng năm thì thêm sao Deneb và mất các sao Sirius, Rigel, Aldebaran. Tháng sáu thì thêm Altair (Ngưu Lang), Antares (Sao Tâm) và mất các sao Rigel, Procyon, Betelgeuse, Aldebaran.
E. Bầu trời mùa thu ở Bắc bán cầu:
- Khi những chòm sao ở vào vị trí này thì nếu vào cuối tháng 7 là 11h; đầu tháng 8 là 10h đêm; cuối tháng 8 là 9h; đầu tháng 9 là 8h.
- Những ngôi sao sáng trong tháng 7 là: Arcturus, Vega, Capella, Altair, Antares, Spica, Pollux, Deneb.
Tháng 8 là: Arcturus, Vega, Altair, Antares, Spica, và Deneb.
Tháng 9 là: Arcturus, Vega, Capella, Altair, Antares, Fomalhaut, và Deneb.
F. Bầu trời mùa đông ở Bắc bán cầu:
- Khi những chòm sao ở vào vị trí này thì nếu vào cuối tháng 10 là 10h, đầu tháng 11 là 9h, cuối tháng 11 là 8h, đầu tháng 12 là 7h...
- Những ngôi sao sáng trong tháng 10 là: Vega, Capella, Altair, Aldebaran, Fomalhaut và Deneb.
Trong tháng 11 là: Vega, Capella, Rigel, Betelgeuse, Altair, Aldebaran, Pollux, Fomalhaut, và Deneb.
Trong tháng 12 là: Sirius, Vega, Capella, Rigel, Procyon, Betelgeuse, Altair, Aldebaran, Pollux, Fomalhaut và Deneb.
* Những điều cần biết
1. Tại bất cứ một điểm nào trên mặt đất, vị trí của sao Bắc Đẩu đều cố định. Từ độ cao của nó trên chân trời kéo một đường thẳng góc với mặt đất, đó là vị trí của hướng Bắc Địa Dư.
2. Tất cả các sao và chòm sao đều xoay chung quanh trục Nam-Bắc cực, mỗi vòng 24 tiếng đồng hồ. Do đó, vị trí tương đối giữa các sao với nhau không thay đổi, cho nên hình dáng giữa các chòm sao vẫn không thay đổi, dù phải di chuyển theo giờ giấc.
3. Như vậy, tùy theo mùa, chúng ta có thể đoán biết được giờ giấc bằng cách nhìn vị trí của một vài ngôi sao hoặc chòm sao quen thuộc.
4. Trong khi quỹ đạo của mọi ngôi sao đều song song với xích đạo, thì mặt trời lại quay theo một quỹ đạo hơi lệch nghiêng với xích đạo, quỹ đạo đó gọi là Hoàng Đạo. Vùng trời lân cận hai bên đường Hoàng Đạo (khoảng - 30o) gọi là Hoàng Đới, trong đó có 12 chòm sao có thể được nhìn thấy từ mọi nơi trên thế giới, đó là: 1. Bạch Dương (Aries) 2. Kim Ngưu (Taurus) 3. Song Nam (Gemini) 4. Cự Giải (Cancer) 5. Sư Tử (Leo) 6. Xử Nữ (Virgo) 7. Thiên Bình (Libra) 8. Thần Nông (Scorpius) 9. Nhân Mã (Sagittarius) 10. Mã Kết (Capricornus) 11. Bảo Bình (Aquarius) 12. Song Ngư (Pisces).
5. Người Tây phương sử dụng 12 chòm sao nằm trên đường Hoàng Đới để lập thành bản tử vi.
6. Chỉ cần nhận diện được chòm Gấu Lớn là có thể tìm được sao Bắc Đẩu, như thế là tìm được hướng Bắc (nếu ở Bắc bán cầu) và chòm sao Nam Tào là tìm được hướng Nam (nếu ở Nam bán cầu).
7. Hình dáng các chòm sao mỗi nước đều có một cách vẽ và nhìn khác nhau. Nhưng những ngôi sao chính của chòm đều giống nhau.
G. Đoán giờ bằng sao
- Trước tiên, chúng ta phải nhận rõ vị trí của sao Bắc Đẩu và chòm Gấu Lớn (Đại Hùng Tinh), làm điểm chuẩn để tính giờ.
- Chúng ta hãy tưởng tượng sao Bắc Đẩu là tâm của một cái đồng hồ thật lớn, bề mặt bao trùm lên cả chòm Gấu Lớn. - Đường trung tuyến từ số 12 đến số 6 đi qua tâm của đồng hồ thì thẳng góc với mặt đất, giao điểm của đường trung tuyến đó với mặt đất chính là hướng Bắc.
- “Kim đồng hồ” là một đường thẳng tưởng tượng đi qua hai ngôi sao ngoài của chòm Gấu Lớn (Đại Hùng) đến sao Bắc Đẩu (đây cũng là con đường để chúng ta tìm ra sao Bắc Đẩu từ chòm sao Đại Hùng).
- Muốn tính giờ, trước hết bạn phải xem kim đồng hồ đang ở vị trí mấy giờ. Trong hình vẽ thì nó chỉ hướng 1 giờ. Ta cộng với số tháng mà nó đã đi qua. Thí dụ: bây giờ là tháng 5 thì số tháng nó đã đi qua là 4. Và phần lẻ số ngày mà nó đã qua. Số ngày này chúng ta tính cứ 3 ngày là 1 (tức 1/10 của tháng). Thí dụ: Hôm nay là ngày 18 thì (18:3 = 6) phần lẻ là 6. Vậy:
Ngày 18 tháng 5 có chỉ số là 4,6
Như thế ta có 1 + 4,6 = 5,6 nhân với 2 ta có 11,2
Lấy một số cố định không thay đổi là: 55,3 để trừ đi trị số thu được 11,2 ta có (55,3 - 11,2 = 44,1)
Lấy số này chia cho 12 ta có bài toán như sau:
44,1 12
08,1 3
Ta có số dư là 08,1. Vậy số 08 tức là 8 giờ (tối) và 1 là số phút. Tuy nhiên số phút này ta phải nhân với 6 ta mới có số phút chính xác. Như thế thì 1x6= 6
Chúng ta có số giờ hiện tại là 8 giờ 6 phút.
- Nhiều nông dân và ngư dân có kinh nghiệm, họ không cần tính toán như chúng ta mà chỉ nhìn vào những chòm Tua Rua, Sao Cày, Gấu Lớn... là có thể đoán được giờ.
Tên những chòm sao dễ nhận thấy
Tên khoa học :Tiếng Anh- Tiếng Pháp- Tiếng Việt
Aquarius- Water bearer Verseau- Bảo Bình
Andromeda- Andromeda- Andromede -Tiên Nữ - Công Chúa
Aquila -The Eagle Aigle- Chim Ưng - Thần Ưng
Ara -The Altar -Autel- Bàn Thờ
Aries -The Rame Belier -Bạch Dương - Con Cừu
Auriga -Charioteer Cocher- Ngự Phu - Người đánh xe
Bootes -Bootes Bouvier- Mục Phu - Ng. chăn trâu
Cancer Cancer - Crab Cancer -Bắc Giải - Con Cua
Canis Major- Big Dog Grand- Chien Đại Cẩu - Chó Lớn
Canis Minor -Little Dog Petit- Chien Tiểu Cẩu - Chó Nhỏ
Capricornus -Capricorn Capricorne- Hải Dương - Ma Kết
Cassiopeia Cassiopeia Cassiopée- Thiên Hậu
Centaurus Centaurus Centaure -Nhân Mã
Cepheus Cepheus Cephee -Thiên Vương
Cetus Whale Baleine Kình Ngư - Cá Voi
Columba Dove Columbe Thiên Cưu - Bồ Câu
Coma Berenices Berenices Hair Chevelure Ber- Hậu Phát
Corona Norther -Crown Couronne Boreal- Vương miện phương Bắc
Corvus Crow Corbeau Con Quạ - Sao Chẩn
Crater Cup Coupe -Cái Ly
Crui Southern Cross Croix du Sud Nam Thập - Nam Tào
Cygnus Swan Cygne -Thiên Nga
Draco Dragon- Dragon- Thiên Long - Con Rồng
Eridanus- River Eridan- Con Sông
Gemini Twins- Gemeaux -Song Nam
Grus Crane Grue Thiên Hạc
Hercules Hercules Hercule Vũ Tiên - Võ Thần
Hydra Sea Serpent Hydre- Rắn Biển
Hydrus Water Serpent Eau Serpent -Rắn Nước
Leo Lion Lion Sư Tử - Hải Sư
Lepus Hare Lièvre Lâm Thố - Dã Thỏ
Libra Scales Balance Thiên Bình - Thiên Xứng
Lynx Lynx Lynx -Linh Miêu
Lyra Lyre Lyre Thiên Cầm - Cây Đàn
Ophiucus Serpent Bearer Ophiucus- Người Bắt Rắn
Orion Orion Orion Liệp Hộ - Sao Cày
Pavo Peacock Paon Con Công
Pegasus Pegasus Pegase Phi Mã - Thiên Mã
Perseus Perseus Persee Anh Tiên - Cái Quạt
Phoenix Phoenix Phenix -Phượng Hoàng
Pisces- Fisher Poissons -Song Ngư
Pleiader Seven Sisters Pleiader -Tua Rua - Sao Rua
Sagittarius Archer Sagittaire- Nhân Mã Cung Thủ
Scorpius Scorpion Scorpion Bọ Cạp, Hổ Cáp, Thần Nông
Taurus- Bull Taureau- Bò Tót - Kim Ngưu
Triangulum -Triangle Triangles -Tam Giác
Tria- Australe Southern
Triangle Tria. Austral -Tam Giác Phương Nam
Tucana Toucan Toucane- Hồng Hoàng
Ursa Major Big Bear, Grande Ourse,- Đại Hùng -Gấu Lớn
Big Dipper Grande Chariot Muỗng Lớn - Gáo Lớn
Ursa Minor Little Bear, Petite Ourse, Tiểu Hùng - Gấu Nhỏ
Little Dipper Petite Chariot Muỗng Nhỏ - Gáo Nhỏ
Virgo Virgin Vierge Xử Nữ - Trinh Nữ
Tên các ngôi sao dễ thấy
Aldebaran: Sao Tất - Altair: Sao Ngưu Lang - Antares: Sao Tâm - Arcturus: Sao Đại Giác - Capella: Sao Thiên vương - Regulus: Sao Nữ Chúa - Polar, Pole, Polaris, North Star, Polaire: Sao Bắc Đẩu, Sao Bắc Cực - Sirius: Sao Thiên Lang - Vega: Sao Chức Nữ - Venus: Sao Hôm, Sao Mai, Sao Kim, Sao Thái Bạch.
Tính chất của các ngôi sao sáng nhất
- Tên vì sao Thuộc chòm sao Khối lượng so sánh Khoảng cách với mặt trời
Mặt trời (8 phút)
Polaris (Bắc Đẩu) Tiểu hùng 50 năm ánh sáng
Sirius-A (Thiên Lang) Đại cẩu Lớn hơn 2,4 lần 8,6
Canopus Sống tàu Argo 100
Alpha Centauria Nhân mã 4,3
Beta Centauria Nhân mã 2,5 lần 200
Capella (Thiên Dương) Ngự phu 4,2 47
Arcturus (Sao Đại Giác) Ngưu lang 8 36
Rigel Liệp Hộ 20 900
Procyon-A Tiểu cẩu 1,1 11,3
Vega (Chức Nữ) Thiên Cầm 26,5
Altair (Ngưu Lang) Thần ưng 1,7 16,5
Betelgeuse Liệp hộ 15 700
Aldebaran (Sao Tất) Kim ngưu 4 68
Pollux Song nam 35
Antares (Sao Tâm) Thần nông 400
Deneb Thiên nga 20 1500
H. Nhật thực & Nguyệt thực
- Là một hiện tượng tự nhiên, có chu kỳ nên luôn luôn lặp lại, do đó có thể dự báo trước.
1. Nhật thực
Là hiện tượng xảy ra ban ngày, khi mặt trời bị mặt trăng che khuất.
Nhật thực toàn phần là khi mặt trời bị mặt trăng che khuất hẳn. Lúc này, trái đất, mặt trăng, mặt trời đứng thẳng hàng với nhau.
Nhật thực một phần là khi mặt trăng che không kín mặt trời.
Nhật thực luôn luôn xảy ra vào những ngày đầu tháng Âm lịch.
2. Nguyệt thực
Là hiện tượng xảy ra vào ban đêm, lúc trăng trung tuần (khoảng từ 15-17 Âm lịch). Khi đó, mặt trăng bị trái đất che khuất. Nguyệt thực cũng có hiện tượng toàn phần hay một phần.
I. Thái Dương hệ & hệ Thiên Hà
Thái Dương hệ bao gồm 9 hành tinh chuyển động quanh mặt trời. Tính theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có:
1. Thủy tinh (Mercury)
2. Kim tinh (Venus)
3. Trái đất (Earth)
4. Hỏa tinh (Mars)
5. Mộc tinh (Jupiter)
6. Thổ tinh (Saturn)
7. Thiên vương tinh (Uranus)
8. Hải vương tinh (Neptuner)
9. Diêm vương tinh (Pluto)
- Đa số các hành tinh này đều có một hay nhiều thiên thể nhỏ hơn chuyển động quanh mình, gọi là vệ tinh (mặt trăng là vệ tinh của trái đất).
- Khoảng giữa sao Thổ và sao Mộc, còn có một vòng nhiều Tiểu hành tinh (Asteroids). Lại có vô số các vật rắn nhỏ, đơn độc hay từng nhóm, cũng chuyển động chung quanh mặt trời, gọi là những thiên thạch. Những thiên thạch này có khi bay vào trái đất do lực hút của trái đất, chạm phải lớp khí quyển và bốc cháy, chúng ta gọi là Sao băng.
- Những hành tinh đặc biệt, có quỹ đạo khác thường, vận chuyển quanh mặt trời, có những cái đuôi tỏa sáng kéo dài, chúng ta gọi là Sao chổi.
- Chín hành tinh lớn nói trên và các vệ tinh, tiểu hành tinh, sao chổi... chuyển động chung quanh mặt trời, do mặt trời thu hút và chiếu sáng hợp thành một hệ thống có quy luật gọi là hệ Mặt trời hay Thái Dương hệ.
- Thái Dương hệ là một bộ phận rất nhỏ của một tập đoàn thiên thể khác lớn hơn nhiều gọi là hệ Ngân hà. Đường kính của hệ Ngân hà là 900.000 năm ánh sáng. Trong hệ Ngân hà có khoảng một triệu ngôi sao như mặt trời và khoảng 30 tỉ thiên thể khác.
- Nhiều hệ Ngân hà hợp thành một hệ Thiên Hà.
- Các kính thiên văn quang học hiện đại chỉ có thể nhìn thấy khoảng 10 tỉ Thiên Hà. Nhưng theo các phép toán, thì ít nhất cũng phải có đến 450.000 tỉ Thiên Hà.
Nguồn:WWW.blogs.go.vn
- Có một triết gia đã nói: con người sở dĩ có văn minh là nhờ họ biết nhìn lên các vì sao.
- Từ ngàn xưa, ông cha chúng ta đã biết cách nhìn sao để phỏng đoán giờ giấc, xác định phương hướng, tính toán thời vụ, thu hoạch mùa màng, tiên đoán thời tiết...
- Để dễ nhớ, các nhà thiên văn đã tập hợp thành từng nhóm sao lại, gọi là Chòm, mỗi chòm có hình tượng và sự tích khác nhau (do sự tưởng tượng của con người). Phần lớn tên các ngôi sao và chòm sao dựa trên các truyền thuyết, truyện cổ, thần thoại Hy La và cả thần thoại Á Đông (Thần Nông, Ngưu lang, Chức nữ...)
- Chúng ta cần phải biết vị trí, tên gọi, đặc điểm nhận dạng của một số chòm sao và ngôi sao, để sau này có dịp đem áp dụng trong đời sống.
- Trong chương này, giới thiệu với các bạn sơ đồ, vị trí và đặc điểm nhận dạng của những chòm sao chính, dễ tìm thấy và có ít nhiều ích lợi thiết thực trong cuộc sống.
A. Những chòm sao ở Bắc bán cầu
- Nhìn vào sơ đồ trên, chúng ta dễ dàng nhận ra sao Bắc Đẩu ngay chính giữa tâm của vòng tròn. Nó cũng là ngôi sao cuối cùng nằm trên cái đuôi của chòm Tiểu Hùng Tinh tức Gấu nhỏ (Little Bear). Bao quanh chòm Tiểu Hùng Tinh là chòm Thiên Long (Dragon). Từ sao Bắc Đẩu, chúng ta nhìn về hướng 23h - 0h (của sơ đồ) sẽ thấy chòm Thiên Vương (Cepheus) và chòm Thiên Hậu (Cassiopeia). Nếu nhìn về hướng 12h, chúng ta sẽ thấy chòm Đại Hùng Tinh tức Gấu lớn (Big Bear). Đó là những chòm sao xoay quanh sao Bắc Đẩu.
1) Chòm Đại Hùng Tinh (Big Bear)
- Còn gọi là Gấu lớn. Gồm 7 ngôi sao sáng, có hình dáng giống như cái gáo múc nước nên còn gọi là chòm Gáo Lớn hay Muỗng Lớn (Big Dipper)
- Đây là một chòm sao quan trọng nhất trong bầu trời. Nó mang nhiều chức năng đặc biệt như: để tìm ra sao Bắc Đẩu, để định vị các chòm sao khác, để tính thời gian, để xác định tọa độ...
- Để tìm sao Bắc Đẩu, chúng ta lấy hai ngôi sao của cạnh đầu cái gáo, kéo dài một đoạn thẳng bằng 5 lần khoảng cách của hai ngôi sao đó, chúng ta sẽ gặp một ngôi sao sáng lấp lánh, dễ nhận thấy, đó là sao Bắc Đẩu.
2) Chòm Tiểu Hùng Tinh (Little Bear) hay Gấu nhỏ
- Cũng hình thành bởi 7 ngôi sao, nhưng nhỏ hơn và quay ngược chiều với chòm Đại Hùng Tinh. Cũng có hình dáng cái gáo nên còn gọi là Gáo nhỏ hay Muỗng nhỏ (Little Dipper). Ngôi sao cuối cùng của cán gáo trong chòm Tiểu Hùng Tinh chính là sao Bắc Đẩu (Polaris).
- Hai chòm Đại Hùng và Tiểu Hùng quay chung quanh sao Bắc Đẩu, ngược chiều kim đồng hồ. Chúng ta chỉ nhìn thấy dễ dàng từ chập tối trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 8 hàng năm, những tháng khác phải chờ tới khuya hay gần sáng mới thấy.
- Sao Bắc Đẩu (Polaris, Pole, North Star) từ ngàn xưa đã là kẻ hướng dẫn cho các nhà hàng hải, các toán thám hiểm, khai phá...
3) Chòm Thiên Long
- Còn có thể gọi là Con Rồng (Dragon). Là một chòm sao dài, bao quanh chòm Tiểu Hùng Tinh. Cái đầu là 4 ngôi sao như hình chữ V, hướng về sao Chức Nữ (Vega).
- Chòm Thiên Long được thấy rõ nhất vào khoảng tháng 8, khi nó nhô lên trên bầu trời phương Bắc.
4) Chòm Thiên Hậu
- Còn gọi là Hoàng hậu (Cassiopeia). Là một chòm sao đối xứng với chòm sao Đại Hùng ngang qua sao Bắc Đẩu. Chòm này gồm 5 sao sáng theo hình chữ M hay chữ W. Tùy theo thời điểm và vị trí lúc ta nhìn nó. Chòm Thiên Hậu thấy rõ vào chập tối trong khoảng từ tháng 8 năm này đến tháng 3 năm sau.
5) Chòm Thiên Vương
- Còn gọi là Hoàng đế (Cepheus). Chòm sao này hơi mờ gồm 5 ngôi sao như hình cái nhà lộn ngược, nằm ở khoảng giữa sao Bắc Đẩu và chòm Thiên Hậu, chếch về bên trái.
6) Chòm Liệp Hộ (Orion)
- Đây là một trong những chòm sao quan trọng và cơ bản để định hướng và định vị các chòm sao khác. Chòm sao này rất dễ nhận diện dưới bầu trời Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm này cho đến tháng 5 năm sau.
- Chòm Liệp Hộ (hay Lạp Hộ) có nghĩa là người thợ săn, cho nên có nơi còn gọi là Thần Săn hay Chiến Sĩ. Chúng ta không nên lầm với sao Hiệp Sĩ, tức là sao Võ Thần hay Vũ Tiên dùng để chỉ chòm Hercules, hoặc với chòm sao Dũng Sĩ hay Anh Tiên dùng để chỉ chòm sao Perseur.
- Chòm sao Liệp Hộ có hình dáng một người mang kiếm ngang thắt lưng (thắt lưng là 3 ngôi sao sáng xếp thành một hàng ngang, và 3 ngôi sao mờ mờ là thanh kiếm). Chung quanh có 4 ngôi sao sáng trông giống như hai vai và hai chân. Ngôi sao ở vai phải có tên là Betegeuse, vai trái là Bellatrix, chân phải là Sapin, chân trái là Rigel.
- Phía trên có một chòm 3 ngôi sao hơi mờ là cái đầu của Thần Săn. Phía cánh tay trái có một hàng sao mờ trông giống như cái khiên, như một người lính sắp sửa xung trận, vì thế còn có tên là Chiến Sĩ.
- Nó còn có tên là chòm Sao Ba vì có ba ngôi sao đứng thành một hàng làm cái thắt lưng của người thợ săn.
- Nó cũng được gọi là Sao Cày , vì khi kết hợp cái thắt lưng với thanh kiếm thì nó rất giống một lưỡi cày.
- Nếu chúng ta vạch một đường thẳng tưởng tượng từ thanh kiếm của người thợ săn, đi qua ngôi sao giữa của thắt lưng và cái đầu, và kéo dài tiếp, đường thẳng sẽ đi qua ngôi sao Thiên Dương (Capella) nằm ở trong chòm sao Ngự Phu (Charioteer) rồi tới Bắc cực.
- Người thợ săn lúc nào cũng đi với hai con chó. Nếu ta kéo một đường thẳng từ sợi thắt lưng qua phải, chúng ta sẽ gặp một ngôi sao sáng, đó là sao Thiên Lang (Sirius) thuộc chòm Đại Cẩu (Big Dog) tức Chó Lớn. Còn con chó nhỏ hay Tiểu Cẩu (Little Dog) thì nằm ngang vai phải của Thần Săn. Nhưng nếu ta kéo ngược thắt lưng về phía trái, chúng ta sẽ vượt qua chòm Kim Ngưu (Taurus còn gọi là Bull) để đến với 7 chị em của Thất Nữ (Pleiades hay Seven Sisters) còn gọi là sao Rua hay Tua Rua.
- Dưới chân Thần Săn là chú Thỏ Rừng hay Lâm Thố (Lepus hay Hare) và xa hơn một chút là chòm Bồ Câu hay Thiên Cưu (Columba hay Dove).
- Hơi chếch về phía vai phải của Thần Săn (giữa chòm Ngự Phu và Tiểu Cẩu) chúng ta sẽ gặp chòm Song Nam (Gemini hay Twins) với hai anh em sinh đôi Castor và Pollux.
B. Những chòm sao chính ở Nam bán cầu:
- Những chòm sao chính xoay quanh cực Nam là: Nam Thập, Thiên Thuyền, Con Công, Cá Vàng, Nhân Mã, Hồng Hoàng...
Chòm Nam Thập (Nam Tào): Còn gọi là Thập Tự Phương Nam (Southern Cross). Gồm 4 ngôi sao xếp thành hình chữ thập. Sao Nam Thập ở vào khoảng giữa chòm sao Nhân Mã (Centaurus) và Thiên Thuyền (Carina), là những ngôi sao sáng và rõ, cho nên chòm Nam Thập rất dễ nhận diện.
- Ở phía Nam, không có ngôi sao nào nằm ngay điểm Cực Nam như sao Bắc Đẩu ở Cực Bắc, cho nên người ta chỉ dựa vào những chòm sao xoay quanh Cực Nam để định hướng. Mà sao Nam Thập là chòm sao nổi tiếng nhất.
Muốn tìm hướng Nam, ta kéo dài đường chéo AB (tức là đường chéo dài) của sao Nam Thập ra thêm 4 đoạn rưỡi, định một điểm tưởng tượng. Điểm tưởng tượng này cho ta hướng Nam địa dư.
- Vì vị trí của nước ta nằm ở Bắc Bán Cầu. Do đó chúng ta chỉ có thể thấy sao Nam Thập vào chập tối trong khoảng tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.
1) Chòm Nhân Mã (Centaurus):
- Xin đừng nhầm với chòm Nhân Mã Cung Thủ (Sigittarius). Chòm Nhân Mã thì nằm bao quanh chòm Nam Thập, còn chòm Nhân Mã Cung Thủ thì nằm trên dải Ngân Hà và cũng là 1 trong 12 chòm sao nổi tiếng nằm trên đường Hoàng Đới. Chòm Nhân Mã luôn luôn xuất hiện chung với chòm Nam Thập, vào ngày 20-5 thì nó ở vị trí cao nhất trên bầu trời phương Nam. Chòm Nhân Mã có hai ngôi sao rất sáng, dễ thấy, đó là Alpha Centauri và Beta Centauri.
2) Chòm Thiên Thuyền (Carina)
- Còn gọi là Con Tàu Argo, người ta chia chòm này ra làm nhiều phần: buồm tàu, sống tàu, đuôi tàu...
Ở phần sống tàu Argo, có ngôi sao Canopus rất sáng. Nếu ta nối 1 đường thẳng từ sao Sirius (Thiên Lang) đi qua sao Canopus, thì đường thẳng này sẽ đi tới chính Cực Nam.
3) Chòm Con Công (Pavo):
- Tiếng Anh là Peacock, tiếng Pháp là Paon. Là một chòm sao nằm gần trung tâm cực Nam, nên rất khó thấy đối với vị trí của chúng ta. Nó xuất hiện ở chân trời vào tháng 8 hàng năm, nhưng tháng này mưa nhiều, nên việc nhận diện chòm sao này thật không đơn giản.
4) Chòm Cá Vàng (Dorado):
- Tiếng Anh là Goldfish, tiếng Pháp là Poison Rouge, cũng là một chòm sao nằm sát cực Nam, rất khó thấy.
5) Chòm Bò Cạp (Scorpius):
- Còn có tên là Hổ Cáp hay Thần Nông, là một trong 12 chòm sao nằm trên đường Hoàng Đới.
- Hình dáng của chòm sao Hổ Cáp giống như chữ S, cho nên một số nơi trong nước gọi đây là chòm Bản Đồ Việt Nam. Nhưng đối với Nông dân và Ngư dân Việt Nam thì người ta gọi đó là chòm Thần Nông. Vì nó xuất hiện vào thời điểm nông dân gieo mạ, và xuống giống một số hoa màu khác, (từ tháng 5 đến tháng 8 Âm lịch), và vì nó cũng giống hình dáng một lưỡi cày hay một người Nông dân đội nón.
- Giữa chòm Bò Cạp, có một ngôi sao sáng màu đỏ nhạt rất dễ nhận thấy, đó là sao Antares, có tên Việt Nam là sao Tâm.
6) Chòm Nhân Mã Cung Thủ (Sagittarius)
- Nằm ngay phía trái của chòm Bò Cạp. Phần giữa có hình dáng giống như cái gáo lật úp. Theo sự tưởng tượng của các nhà Thiên Văn, thì đây là hình ảnh của một nhân vật nửa người nửa ngựa đang giương cung.
- Chòm Nhân Mã Cung Thủ cũng là một trong 12 chòm sao nằm trên đường Hoàng Đới.
- Khi chòm Nhân Mã Cung Thủ xuất hiện, thì chòm Thần Săn (Orion) lặn xuống, và ngược lại.
C. Bầu trời mùa xuân ở Bắc bán cầu:
- Thời kỳ này, khi chòm Ngự Phu (Auriga) nằm ở Thiên Đỉnh (Overhead), thì lúc đó khoảng 10g đêm nếu là cuối tháng 12, nếu đầu tháng giêng thì 9g tối, cuối tháng giêng thì 8h tối, đầu tháng 2 thì 7h tối...
- Mùa này chúng ta dễ dàng nhận thấy 9 ngôi sao rất sáng trên bầu trời, đó là: Sirius (Thiên Lang), Capella (Thiên Dương), Rigel, Procyon, Betelgeuse, Aldebaran, Pollux, Veneb và Regulus (Nữ Chúa). Vào tháng 3 thì sao Arcturus (Đại Giác) xuất hiện.
D. Bầu trời mùa hạ ở Bắc bán cầu:
- Khi những chòm sao ở vào vị trí này thì nếu vào cuối tháng tư là 11h đêm, đầu tháng năm là 10h, cuối tháng năm là 9h, đầu tháng 6 là 8h, cuối tháng sáu là 7h...
- Những ngôi sao sáng trong tháng tư là: Sirius, Vega (Chức Nữ), Arcturus, Capella, Rigel, Procyon, Betelgeuse, Aldebaran (Sao Tất), Spica, Pollux và Regulus. Tháng năm thì thêm sao Deneb và mất các sao Sirius, Rigel, Aldebaran. Tháng sáu thì thêm Altair (Ngưu Lang), Antares (Sao Tâm) và mất các sao Rigel, Procyon, Betelgeuse, Aldebaran.
E. Bầu trời mùa thu ở Bắc bán cầu:
- Khi những chòm sao ở vào vị trí này thì nếu vào cuối tháng 7 là 11h; đầu tháng 8 là 10h đêm; cuối tháng 8 là 9h; đầu tháng 9 là 8h.
- Những ngôi sao sáng trong tháng 7 là: Arcturus, Vega, Capella, Altair, Antares, Spica, Pollux, Deneb.
Tháng 8 là: Arcturus, Vega, Altair, Antares, Spica, và Deneb.
Tháng 9 là: Arcturus, Vega, Capella, Altair, Antares, Fomalhaut, và Deneb.
F. Bầu trời mùa đông ở Bắc bán cầu:
- Khi những chòm sao ở vào vị trí này thì nếu vào cuối tháng 10 là 10h, đầu tháng 11 là 9h, cuối tháng 11 là 8h, đầu tháng 12 là 7h...
- Những ngôi sao sáng trong tháng 10 là: Vega, Capella, Altair, Aldebaran, Fomalhaut và Deneb.
Trong tháng 11 là: Vega, Capella, Rigel, Betelgeuse, Altair, Aldebaran, Pollux, Fomalhaut, và Deneb.
Trong tháng 12 là: Sirius, Vega, Capella, Rigel, Procyon, Betelgeuse, Altair, Aldebaran, Pollux, Fomalhaut và Deneb.
* Những điều cần biết
1. Tại bất cứ một điểm nào trên mặt đất, vị trí của sao Bắc Đẩu đều cố định. Từ độ cao của nó trên chân trời kéo một đường thẳng góc với mặt đất, đó là vị trí của hướng Bắc Địa Dư.
2. Tất cả các sao và chòm sao đều xoay chung quanh trục Nam-Bắc cực, mỗi vòng 24 tiếng đồng hồ. Do đó, vị trí tương đối giữa các sao với nhau không thay đổi, cho nên hình dáng giữa các chòm sao vẫn không thay đổi, dù phải di chuyển theo giờ giấc.
3. Như vậy, tùy theo mùa, chúng ta có thể đoán biết được giờ giấc bằng cách nhìn vị trí của một vài ngôi sao hoặc chòm sao quen thuộc.
4. Trong khi quỹ đạo của mọi ngôi sao đều song song với xích đạo, thì mặt trời lại quay theo một quỹ đạo hơi lệch nghiêng với xích đạo, quỹ đạo đó gọi là Hoàng Đạo. Vùng trời lân cận hai bên đường Hoàng Đạo (khoảng - 30o) gọi là Hoàng Đới, trong đó có 12 chòm sao có thể được nhìn thấy từ mọi nơi trên thế giới, đó là: 1. Bạch Dương (Aries) 2. Kim Ngưu (Taurus) 3. Song Nam (Gemini) 4. Cự Giải (Cancer) 5. Sư Tử (Leo) 6. Xử Nữ (Virgo) 7. Thiên Bình (Libra) 8. Thần Nông (Scorpius) 9. Nhân Mã (Sagittarius) 10. Mã Kết (Capricornus) 11. Bảo Bình (Aquarius) 12. Song Ngư (Pisces).
5. Người Tây phương sử dụng 12 chòm sao nằm trên đường Hoàng Đới để lập thành bản tử vi.
6. Chỉ cần nhận diện được chòm Gấu Lớn là có thể tìm được sao Bắc Đẩu, như thế là tìm được hướng Bắc (nếu ở Bắc bán cầu) và chòm sao Nam Tào là tìm được hướng Nam (nếu ở Nam bán cầu).
7. Hình dáng các chòm sao mỗi nước đều có một cách vẽ và nhìn khác nhau. Nhưng những ngôi sao chính của chòm đều giống nhau.
G. Đoán giờ bằng sao
- Trước tiên, chúng ta phải nhận rõ vị trí của sao Bắc Đẩu và chòm Gấu Lớn (Đại Hùng Tinh), làm điểm chuẩn để tính giờ.
- Chúng ta hãy tưởng tượng sao Bắc Đẩu là tâm của một cái đồng hồ thật lớn, bề mặt bao trùm lên cả chòm Gấu Lớn. - Đường trung tuyến từ số 12 đến số 6 đi qua tâm của đồng hồ thì thẳng góc với mặt đất, giao điểm của đường trung tuyến đó với mặt đất chính là hướng Bắc.
- “Kim đồng hồ” là một đường thẳng tưởng tượng đi qua hai ngôi sao ngoài của chòm Gấu Lớn (Đại Hùng) đến sao Bắc Đẩu (đây cũng là con đường để chúng ta tìm ra sao Bắc Đẩu từ chòm sao Đại Hùng).
- Muốn tính giờ, trước hết bạn phải xem kim đồng hồ đang ở vị trí mấy giờ. Trong hình vẽ thì nó chỉ hướng 1 giờ. Ta cộng với số tháng mà nó đã đi qua. Thí dụ: bây giờ là tháng 5 thì số tháng nó đã đi qua là 4. Và phần lẻ số ngày mà nó đã qua. Số ngày này chúng ta tính cứ 3 ngày là 1 (tức 1/10 của tháng). Thí dụ: Hôm nay là ngày 18 thì (18:3 = 6) phần lẻ là 6. Vậy:
Ngày 18 tháng 5 có chỉ số là 4,6
Như thế ta có 1 + 4,6 = 5,6 nhân với 2 ta có 11,2
Lấy một số cố định không thay đổi là: 55,3 để trừ đi trị số thu được 11,2 ta có (55,3 - 11,2 = 44,1)
Lấy số này chia cho 12 ta có bài toán như sau:
44,1 12
08,1 3
Ta có số dư là 08,1. Vậy số 08 tức là 8 giờ (tối) và 1 là số phút. Tuy nhiên số phút này ta phải nhân với 6 ta mới có số phút chính xác. Như thế thì 1x6= 6
Chúng ta có số giờ hiện tại là 8 giờ 6 phút.
- Nhiều nông dân và ngư dân có kinh nghiệm, họ không cần tính toán như chúng ta mà chỉ nhìn vào những chòm Tua Rua, Sao Cày, Gấu Lớn... là có thể đoán được giờ.
Tên những chòm sao dễ nhận thấy
Tên khoa học :Tiếng Anh- Tiếng Pháp- Tiếng Việt
Aquarius- Water bearer Verseau- Bảo Bình
Andromeda- Andromeda- Andromede -Tiên Nữ - Công Chúa
Aquila -The Eagle Aigle- Chim Ưng - Thần Ưng
Ara -The Altar -Autel- Bàn Thờ
Aries -The Rame Belier -Bạch Dương - Con Cừu
Auriga -Charioteer Cocher- Ngự Phu - Người đánh xe
Bootes -Bootes Bouvier- Mục Phu - Ng. chăn trâu
Cancer Cancer - Crab Cancer -Bắc Giải - Con Cua
Canis Major- Big Dog Grand- Chien Đại Cẩu - Chó Lớn
Canis Minor -Little Dog Petit- Chien Tiểu Cẩu - Chó Nhỏ
Capricornus -Capricorn Capricorne- Hải Dương - Ma Kết
Cassiopeia Cassiopeia Cassiopée- Thiên Hậu
Centaurus Centaurus Centaure -Nhân Mã
Cepheus Cepheus Cephee -Thiên Vương
Cetus Whale Baleine Kình Ngư - Cá Voi
Columba Dove Columbe Thiên Cưu - Bồ Câu
Coma Berenices Berenices Hair Chevelure Ber- Hậu Phát
Corona Norther -Crown Couronne Boreal- Vương miện phương Bắc
Corvus Crow Corbeau Con Quạ - Sao Chẩn
Crater Cup Coupe -Cái Ly
Crui Southern Cross Croix du Sud Nam Thập - Nam Tào
Cygnus Swan Cygne -Thiên Nga
Draco Dragon- Dragon- Thiên Long - Con Rồng
Eridanus- River Eridan- Con Sông
Gemini Twins- Gemeaux -Song Nam
Grus Crane Grue Thiên Hạc
Hercules Hercules Hercule Vũ Tiên - Võ Thần
Hydra Sea Serpent Hydre- Rắn Biển
Hydrus Water Serpent Eau Serpent -Rắn Nước
Leo Lion Lion Sư Tử - Hải Sư
Lepus Hare Lièvre Lâm Thố - Dã Thỏ
Libra Scales Balance Thiên Bình - Thiên Xứng
Lynx Lynx Lynx -Linh Miêu
Lyra Lyre Lyre Thiên Cầm - Cây Đàn
Ophiucus Serpent Bearer Ophiucus- Người Bắt Rắn
Orion Orion Orion Liệp Hộ - Sao Cày
Pavo Peacock Paon Con Công
Pegasus Pegasus Pegase Phi Mã - Thiên Mã
Perseus Perseus Persee Anh Tiên - Cái Quạt
Phoenix Phoenix Phenix -Phượng Hoàng
Pisces- Fisher Poissons -Song Ngư
Pleiader Seven Sisters Pleiader -Tua Rua - Sao Rua
Sagittarius Archer Sagittaire- Nhân Mã Cung Thủ
Scorpius Scorpion Scorpion Bọ Cạp, Hổ Cáp, Thần Nông
Taurus- Bull Taureau- Bò Tót - Kim Ngưu
Triangulum -Triangle Triangles -Tam Giác
Tria- Australe Southern
Triangle Tria. Austral -Tam Giác Phương Nam
Tucana Toucan Toucane- Hồng Hoàng
Ursa Major Big Bear, Grande Ourse,- Đại Hùng -Gấu Lớn
Big Dipper Grande Chariot Muỗng Lớn - Gáo Lớn
Ursa Minor Little Bear, Petite Ourse, Tiểu Hùng - Gấu Nhỏ
Little Dipper Petite Chariot Muỗng Nhỏ - Gáo Nhỏ
Virgo Virgin Vierge Xử Nữ - Trinh Nữ
Tên các ngôi sao dễ thấy
Aldebaran: Sao Tất - Altair: Sao Ngưu Lang - Antares: Sao Tâm - Arcturus: Sao Đại Giác - Capella: Sao Thiên vương - Regulus: Sao Nữ Chúa - Polar, Pole, Polaris, North Star, Polaire: Sao Bắc Đẩu, Sao Bắc Cực - Sirius: Sao Thiên Lang - Vega: Sao Chức Nữ - Venus: Sao Hôm, Sao Mai, Sao Kim, Sao Thái Bạch.
Tính chất của các ngôi sao sáng nhất
- Tên vì sao Thuộc chòm sao Khối lượng so sánh Khoảng cách với mặt trời
Mặt trời (8 phút)
Polaris (Bắc Đẩu) Tiểu hùng 50 năm ánh sáng
Sirius-A (Thiên Lang) Đại cẩu Lớn hơn 2,4 lần 8,6
Canopus Sống tàu Argo 100
Alpha Centauria Nhân mã 4,3
Beta Centauria Nhân mã 2,5 lần 200
Capella (Thiên Dương) Ngự phu 4,2 47
Arcturus (Sao Đại Giác) Ngưu lang 8 36
Rigel Liệp Hộ 20 900
Procyon-A Tiểu cẩu 1,1 11,3
Vega (Chức Nữ) Thiên Cầm 26,5
Altair (Ngưu Lang) Thần ưng 1,7 16,5
Betelgeuse Liệp hộ 15 700
Aldebaran (Sao Tất) Kim ngưu 4 68
Pollux Song nam 35
Antares (Sao Tâm) Thần nông 400
Deneb Thiên nga 20 1500
H. Nhật thực & Nguyệt thực
- Là một hiện tượng tự nhiên, có chu kỳ nên luôn luôn lặp lại, do đó có thể dự báo trước.
1. Nhật thực
Là hiện tượng xảy ra ban ngày, khi mặt trời bị mặt trăng che khuất.
Nhật thực toàn phần là khi mặt trời bị mặt trăng che khuất hẳn. Lúc này, trái đất, mặt trăng, mặt trời đứng thẳng hàng với nhau.
Nhật thực một phần là khi mặt trăng che không kín mặt trời.
Nhật thực luôn luôn xảy ra vào những ngày đầu tháng Âm lịch.
2. Nguyệt thực
Là hiện tượng xảy ra vào ban đêm, lúc trăng trung tuần (khoảng từ 15-17 Âm lịch). Khi đó, mặt trăng bị trái đất che khuất. Nguyệt thực cũng có hiện tượng toàn phần hay một phần.
I. Thái Dương hệ & hệ Thiên Hà
Thái Dương hệ bao gồm 9 hành tinh chuyển động quanh mặt trời. Tính theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có:
1. Thủy tinh (Mercury)
2. Kim tinh (Venus)
3. Trái đất (Earth)
4. Hỏa tinh (Mars)
5. Mộc tinh (Jupiter)
6. Thổ tinh (Saturn)
7. Thiên vương tinh (Uranus)
8. Hải vương tinh (Neptuner)
9. Diêm vương tinh (Pluto)
- Đa số các hành tinh này đều có một hay nhiều thiên thể nhỏ hơn chuyển động quanh mình, gọi là vệ tinh (mặt trăng là vệ tinh của trái đất).
- Khoảng giữa sao Thổ và sao Mộc, còn có một vòng nhiều Tiểu hành tinh (Asteroids). Lại có vô số các vật rắn nhỏ, đơn độc hay từng nhóm, cũng chuyển động chung quanh mặt trời, gọi là những thiên thạch. Những thiên thạch này có khi bay vào trái đất do lực hút của trái đất, chạm phải lớp khí quyển và bốc cháy, chúng ta gọi là Sao băng.
- Những hành tinh đặc biệt, có quỹ đạo khác thường, vận chuyển quanh mặt trời, có những cái đuôi tỏa sáng kéo dài, chúng ta gọi là Sao chổi.
- Chín hành tinh lớn nói trên và các vệ tinh, tiểu hành tinh, sao chổi... chuyển động chung quanh mặt trời, do mặt trời thu hút và chiếu sáng hợp thành một hệ thống có quy luật gọi là hệ Mặt trời hay Thái Dương hệ.
- Thái Dương hệ là một bộ phận rất nhỏ của một tập đoàn thiên thể khác lớn hơn nhiều gọi là hệ Ngân hà. Đường kính của hệ Ngân hà là 900.000 năm ánh sáng. Trong hệ Ngân hà có khoảng một triệu ngôi sao như mặt trời và khoảng 30 tỉ thiên thể khác.
- Nhiều hệ Ngân hà hợp thành một hệ Thiên Hà.
- Các kính thiên văn quang học hiện đại chỉ có thể nhìn thấy khoảng 10 tỉ Thiên Hà. Nhưng theo các phép toán, thì ít nhất cũng phải có đến 450.000 tỉ Thiên Hà.
Nguồn:WWW.blogs.go.vn