Sao chổi có nguy hiểm không

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
[FONT=&quot]SAO CHỔI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG[/FONT]


Ngày xưa mỗi khi nhìn thấy sao chổi xuất hiện, người ta rất sợ hãi, bởi vì sao chổi có hình một ngôi sao và có một vệt sáng kéo dài hình cái chổi làm cho người ta liên tưởng đến việc “ Chổi của trời sẽ quét người…quét của…” báo hiệu dịch bệnh sẽ gây nên chết người hàng loạt và mất mùa. Năm 1531, ở Trung Quốc và ở châu Âu người ta đã quan sao chổi này, nhà thiên văn và địa lý người Đức là P. A – pi – an ( 1495 – 1555) đã phát hiện ra rằng, đuôi sao chổi luôn luôn quay ngược phía với Mặt trời. Năm 1705, tác phẩm “ Toát yếu thiên văn sao chổi” của E. Ha – lây có vai trò quan trọng trong lịch sử khoa học về sao chổi. Sau khi tính các yếu tố quỹ đạo đối với 24 sao chổi đã quan sát, Ha – lây chú ý đến sự trùng khớp giữa các yếu tố quỹ đạo của các sao chổi xuất hiện các năm 1531, 1607, 1682, Ha – lây đã có một kết luận rất dũng cảm đối với thời bấy giờ là cho rằng, định luật vạn vật hấp dẫn do Niu – tơn phát hiện đã chi phối sự chuyển động của các sao chổi. Các sao chổi xuất hiện trong các năm nói trên chỉ là một sao duy nhất, quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo elip với chu kỳ gần bằng 76 năm. Sao chổi có chu kỳ này được gọi là sao chổi Ha – lây, Ha – lây đã dự báo sao chổi này sẽ xuất hiện vào cuối năm 1758. Do lực hút của hành tinh gây nên nhiễu loạn, làm thay đổi quỹ đạo, nên sao chổi Ha – lây đã đi qua cận điểm là điểm gần Mặt trời nhất và cũng gần Trái đất vào đầu tháng 3 năm 1759. Trong thế kỷ XX vừa qua, sao chổi Ha – lây đã xuất hiện trên bầu trời vào năm 1911 và 1986.

Sao chổi là những thiên thể đặc biệt trong hệ Mặt trời, phần lớn sao chổi có quỹ đạo elip rất dẹt, có tâm sai lớn, nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo trái đất những góc rất khác nhau. Nhiều sao chổi có cận điểm rất gần Mặt trời, có viễn điểm cách xa hàng tỉ kilomet. Sao chổi có đầu là một vật thể hình cầu có kích thước từ hàng trăm mét đến năm bảy kilomet, được cấu tạo bằng các loại khí đóng băng và các vật thể bằng đá và bụi có kích thước rất khác nhau.

Khi sao chổi đến gần Mặt trời, dưới tác dụng của tia Mặt trời, các chất khí bay hơi tạo nên đầu sao chổi có kích thước từ 10³ đến 10,15 km. Do áp xuất ánh sáng, các chất khí bị đẩy hình thành parabol mà đỉnh ở phía Mặt trời, nên sao chổi có đuôi, mỗi hạt trong đuôi sao chổi có sự cân bằng giữa áp suất ánh sáng và lực hấp dẫn, nên càng gần Mặt trời đuôi sao chổi càng dài. Đuôi sao chổi gồm các nguyên tử và phân tử ở trạng thái khí như OH,NH,CH,CN và C², trong đuôi sao chổi còn có các phân tử N², CO,CO²…Nhân sao chổi còn có các phân tử bền vững như nước ( H²O), amôniac ( NH³) mêtan (NH4) .v.v… các phân tử này ở trạng thái băng, khi rơi xuống mặt đất thành thiên thạch còn chứa các nguyên tố như sắt, kali, magiê, niken, nhôm, natri..

Sao chổi chuyển động trên quỹ đạo, khi đến gần Mặt trời, đầu sao chổi đi trước nhưng khi xa Mặt trời đuôi sao chổi lại đi trước, khi đi quá xa Mặt trời thì đuôi sao chổi biến mất. Hàng năm có khoảng gần một chục sao chổi xuất hiện, nhưng số sao chổi nhìn thấy bằng mắt thường rất hiếm, trong một thế kỷ có khoảng năm, bảy sao chổi xuất hiện rất sáng và đuôi dài mới được nhìn thấy bằng mắt thường. Theo thống kê, 566 sao chổi được quan sát trước năm 1960 có 54 sao chổi có chu kỳ quay quanh Mặt trời từ 3 năm đến 164 năm. Khoảng 40 sao chổi có chu kỳ dưới 200 năm chỉ quan sát được sau ba, bốn lần đi gần Mặt trời.

Nhờ các thành tựu du hành vũ trụ, việc nghiên cứu sao chổi có những bước tiến mới. Ngày 3 tháng Giêng năm 1959, vào lúc 3 giờ 56 phút giờ Mát –xcơ –va, từ tiên lửa vũ trụ Liên Xô “ Luna 1” khi ở cách Trái đất 113 000 km đã phóng ra một đám mây hơi natri huỳnh quang để tạo nên một sao chổi nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Việc quan sát, nghiên cứu đám mây này được sử dụng để kiểm tra sự chuyển động của tên lửa và thu được tọa độ tên lửa một cách chính xác. Nhà khoa học M.N. Gne –vư –se –vưi làm việc ở trạm quan trắc mặt trời trên núi của đài thiên văn Pun – cô – vô ở gần Ki –xlô – vôt –xcơ đã chụp ảnh được sao chổi nhân tạo này.

Vào năm 1992, một sao chổi mà ngày nay người ta gọi là sao chổi So –ma- cơ – Lê –li 9 ( mang tên những ngưởi phát hiện ra nó) đã tới gần Mộc tinh, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời, có đường kính gấp 11 lần đường kính Trái đất, có khối lượng gấp 318 lần khối lượng Trái đất. Lực hấp dẫn gây nên thủy triều của Mộc tinh đã tách sao chổi này thành nhiều mảnh. Kính Hop – bơn là kính thiên văn vũ trụ bay ngoài khí quyển Trái đất đã chụp được một bức ảnh có tới 21 mảnh.

Vào tháng 7 năm 1994, các nhà thiên văn và đông đảo dân chúng ở nhiều nước đã quan sát thấy các mảnh này va vào Mộc tinh trong suốt 2 tuần liền, cứ vài ba giờ lại có một vụ va chạm. Dự đoán khoa học về hậu quả của những va chạm này rất khác nhau, vì chẳng ai biết được khối lượng của từng mảnh riêng rẽ và cũng chẳng ai biết rõ sự liên kết vật chất trong từng mảnh lỏng lẻo hay vững chắc đến mức nào. Ngay các chuyên gia cũng rất ngạc nhiên về việc các vụ va chạm được quan sát một cách dễ dàng, người ta quan sát thấy những luồng khí đang phun lên ở phía một số hốc va chạm và những vết có kích cỡ Trái đất xuất hiện trên Mộc tinh, một số vết đã tồn tại tới 4 năm sau mới mất. Công chúng ở nhiều nước châu Á và châu Phi đã theo dõi sự kiện này bằng những kính thiên văn nhỏ. Báo chí đã tường thuật sự kiện này một cách chi tiết. Sao chổi Sô – ma – cơ – Lê – vi 9 đã cung cấp cho chúng ta một bằng chứng xác thực về những va chạm, là hiện tượng có tầm quan trọng trong hệ Mặt Trời. Các nhà thiên văn rất vui mừng, vì vài năm trước đó họ đã rút ra được một kết luận tương tự về Trái Đất sẽ bĩ tổn thương như thế nào đối với những va chạm như vậy.





Nguồn NXBGD.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top