Có thể quan sát sao Chổi bằng mắt thường vào ngày 15/6.
Sao Chổi C/2009 R1 đang bay gần Trái đất và có thể nhìn thấy bằng mắt thường trên bầu trời bán cầu Bắc vào giữa tháng 6 này, theo thông tin trên trang web chính thức của NASA.
Sao Chổi C/2009 R1 được phát hiện bởi nhà thiên văn học nổi tiếng người Australia gốc Anh, Robert H. McNaught, vào năm 2009. Các nhà khoa học hiện đã có thể quan sát được sao Chổi này bằng ống nhòm vào buổi sáng.
Theo dự đoán của NASA, sao Chổi C/2009 R1 sẽ ở trên quỹ đạo gần Trái Đất nhất vào ngày 15/6 và sẽ tỏa sáng ngay phía trên chòm sao Perseus. Sao Chổi này sẽ sáng hơn sao Kim và có thể quan sát được bằng mắt thường trong cả ngày hôm đó.
Phần đầu sao Chổi có plasma màu xanh và có kích thước lớn hơn sao Mộc. Trong khi bay gần Trái đất, sao Chổi này sẽ tạo ra một cái đuôi ion dài hơn 1 triệu km trong không gian. Leonid Yelenin, một nhà du hành vũ trụ của Nga, cho biết sao Chổi C/2009 R1 cũng có thể quan sát được ở nước này khi nó tiến gần tới Trái đất.
Ông cũng cho biết thêm, sao Chổi C/2009 R1 sẽ cách Trái Đất khoảng 170 triệu km vào ngày 15/6. Đến ngày 2/7, nó này sẽ bay ngang Mặt trời và khoảng cách đến Mặt trời chỉ là 60,5 triệu km. Khi tiến đến gần Mặt trời, sao Chổi sẽ thay đổi độ sáng, hoặc là bị mờ đi hoặc đột ngột phát sáng.
Tuy nhiên theo tính toán của các nhà khoa học, thời gian tốt nhất để quan sát sao Chổi C/2009 R1 là từ ngày 11/6 đến 13/6 tới, vì thời gian này bầu trời đêm sẽ không bị ánh trăng chiếu sáng.
Sao Chổi C/2009 R1 đang bay gần Trái đất và có thể nhìn thấy bằng mắt thường trên bầu trời bán cầu Bắc vào giữa tháng 6 này, theo thông tin trên trang web chính thức của NASA.
Sao Chổi C/2009 R1 được phát hiện bởi nhà thiên văn học nổi tiếng người Australia gốc Anh, Robert H. McNaught, vào năm 2009. Các nhà khoa học hiện đã có thể quan sát được sao Chổi này bằng ống nhòm vào buổi sáng.
Theo dự đoán của NASA, sao Chổi C/2009 R1 sẽ ở trên quỹ đạo gần Trái Đất nhất vào ngày 15/6 và sẽ tỏa sáng ngay phía trên chòm sao Perseus. Sao Chổi này sẽ sáng hơn sao Kim và có thể quan sát được bằng mắt thường trong cả ngày hôm đó.
Phần đầu sao Chổi có plasma màu xanh và có kích thước lớn hơn sao Mộc. Trong khi bay gần Trái đất, sao Chổi này sẽ tạo ra một cái đuôi ion dài hơn 1 triệu km trong không gian. Leonid Yelenin, một nhà du hành vũ trụ của Nga, cho biết sao Chổi C/2009 R1 cũng có thể quan sát được ở nước này khi nó tiến gần tới Trái đất.
Ông cũng cho biết thêm, sao Chổi C/2009 R1 sẽ cách Trái Đất khoảng 170 triệu km vào ngày 15/6. Đến ngày 2/7, nó này sẽ bay ngang Mặt trời và khoảng cách đến Mặt trời chỉ là 60,5 triệu km. Khi tiến đến gần Mặt trời, sao Chổi sẽ thay đổi độ sáng, hoặc là bị mờ đi hoặc đột ngột phát sáng.
Tuy nhiên theo tính toán của các nhà khoa học, thời gian tốt nhất để quan sát sao Chổi C/2009 R1 là từ ngày 11/6 đến 13/6 tới, vì thời gian này bầu trời đêm sẽ không bị ánh trăng chiếu sáng.
- Hà Hương (Theo Rian)